Danh mục

Nghiên cứu hành vi mua sắm tại các cửa hàng thực hành bao bì thân thiện với môi trường: Trường hợp Việt Nam

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 935.54 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khám phá hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại các cửa hàng thực phẩm thực hành bao bì thân thiện với môi trường dựa trên yếu tố cá nhân và yếu tố ngữ cảnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hành vi mua sắm tại các cửa hàng thực hành bao bì thân thiện với môi trường: Trường hợp Việt Nam 583 ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA SẮM TẠI CÁC CỬA HÀNG THỰC HÀNH BAO BÌ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG: TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Đinh Trần Thanh Mỹ - Dương Hạnh Tiên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm khám phá hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại các cửa hàng thực phẩm thực hành bao bì thân thiện với môi trường dựa trên yếu tố cá nhân và yếu tố ngữ cảnh. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông quan bản câu hỏi khảo sát 478 khách hàng, kết quả cho thấy lối sống thân thiện với môi trường và danh tiếng môi trường của cửa hàng có tác động trực tiếp đến thái độ và hành vi mua sắm của người tiêu dùng các cửa hàng thực hành bao bì bền vững. Trong khi đó, yếu tố kiến thức về môi trường có tác động gián tiếp đến hành vi thông qua thái độ đối với việc mua sắm này. Nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của cả yếu tố cá nhân và yếu tố ngữ cảnh trong mối liên hệ giữa thái độ và hành vi đồng thời đề xuất một số hàm ý quản trị cho các nhà bán lẻ nhằm tăng cường hành vi tiêu dùng xanh tại cửa hàng của mình. Từ khoá: Hành vi tiêu dùng xanh; Bao bì thân thiện môi trường; Cửa hàng bán lẻ; Yếu tố cá nhân; Yếu tố ngữ cảnh. BEHAVIOR TOWARDS SHOPPING AT GROCERY RETAILERS PRACTICING SUSTAINABLE PACKAGING: AN EMPIRICAL STUDY IN VIETNAM Abstract The study explores consumer behavior towards shopping at grocery retailers practicing sustainable packaging based on the effects of intra-personal and retailer-based contextual factors. By quantitative research method with a survey of 478 respondents, the results show that the environmental lifestyle and retailers’ environmental reputation have a direct impact on shopping attitudes and behavior concerning sustainable packaging. Meanwhile, the environmental knowledge factor has an indirect influence on behavior via attitude towards shopping at retailers practicing sustainable packaging. The study provides some managerial implications for the marketing and management of grocery stores to enhance the green behavior of consumers. Keywords: Green consumer behaviour; Sustainable grocey packaging; Retailers; Personal factors; Contextual factors. ICYREB 2021 | Chủ đề 2: Quản trị kinh doanh và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 584 1. Lời mở đầu Chất thải bao bì đang trở thành một hiểm họa môi trường toàn cầu và đáng báo động với 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ mỗi năm (Heidbreder và cộng sự, 2019). Tại Việt Nam, theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon một tháng, trung bình mỗi hộ gia đình sẽ sử dụng 5-7 bao nilon/ ngày (Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2019). Năm 2019, ước tính có hơn 80 tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường mỗi ngày ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó lượng rác thải túi nilon chiếm 7-8% (tức khoảng 5,6-6,4 tấn). Như vậy, thực trạng rác thải bao bì là một vấn đề cấp bách, đe dọa đến hệ sinh thái và sức khỏe con người, không chỉ ở các nước đang phát triển, nơi có hệ thống thu gom rác kém hiệu quả, mà còn ở cả các nước phát triển trên thế giới (Parker, 2019). Nhận thức được những tác động tiêu cực đến môi trường cũng như sức khỏe bản thân của việc sử dụng bao bì nhựa hay túi nilon, người tiêu dùng hiện đại ngày nay có xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của mình bằng cách sử dụng các loại bao bì “xanh – sạch” hơn. Hướng tới xu hướng này, một số nước phát triển trên thế giới đã bắt đầu triển khai chương trình thực hành bao bì thân thiện với môi trường tại các siêu thị và cửa hàng bán lẻ. Mặc dầu đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu xu hướng này tại các nước phát triển như Châu Âu và Bắc Mỹ (Beitzen-Heineke và cộng sự, 2017), song vẫn còn thiếu các nghiên cứu thực tiễn ở những nước đang phát triển như Châu Á và Châu Phi (Meherishi và cộng sự, 2019). Trong khi đó, số liệu thực tế cho thấy rằng hơn 275 triệu chất thải nhựa được thải ra từ các nước ven biển có thu nhập thấp (Jambeck và cộng sự, 2015), chiếm đa số là các nước từ châu Á. Hành vi mua sắm quan tâm đến bao bì thân thiện với môi trường được xem như là một khía cạnh của hành vi tiêu dùng xanh, được định nghĩa là “hành vi tiêu dùng, mua sắm sản phẩm có xu hướng lành tính với môi trường” (Mainieri và cộng sự, 1997). Trong lĩnh vực hành vi tiêu dùng xanh, các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào hành vi của người tiêu dùng trong việc chọn lựa sản phẩn xanh, sản phẩm được đóng gói bao bì thân thiện với môi trường (Magnier và cộng sự, 2016); (Steenis và cộng sự, 2017), và hành vi tái chế bao bì (Tencati và cộng sự, 2016). Cơ sở lý thuyết đã chỉ ra rằng vẫn còn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: