Danh mục

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu cây kinh giới (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 255.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thân và lá cây kinh giới trên ba chủng vi khuẩn là Staphylcoccus aureus, Escherichia coli và Enterococcus sp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu cây kinh giới (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU CÂY KINH GIỚI (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LÊ THỊ HẢI NGỌC ĐỖ THỊ NGỌC CẨM – BÙI THỊ DIỄM HƯƠNG LÊ THỊ SƯƠNG – NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH Khoa Hóa học1. MỞ ĐẦUElsholtzia là một chi thực vật thân thảo trong họ Lamiaceae với khoảng 40 loài đã đượccông nhận. Tại Việt Nam có khoảng 7 loài, với tên gọi có chứa cụm từ kinh giới.Kinh giới rừng là cây thảo, sống hằng năm, cao 0,5 – 1,5m. Thân vuông, có lông mềm,phân nhánh nhiều. Lá mọc đối, phiến lá hình mác, hai đầu thuôn nhọn, dài 3 – 15cm.Cụm hoa hình bông dày, dài 4 – 8cm, có thể đến 20cm, mọc ở nách lá và ngọn, hoa màutrắng, xếp dày đặc thành vòng sít nhau. Quả hình bầu dục, dẹp, dài 0,5 – 1mm, màu nâusáng. Cây thường mọc ở nơi sáng và ẩm, các bãi hoang, sườn đồi, ven đường, trongrừng thông ở độ cao trên 700m. Có nơi chúng tập trung thành bãi lớn. Mùa hoa từ tháng6 – 10. Mùa quả từ tháng 10 – 12.Trong bài báo này, chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học vàhoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thân và lá cây kinh giới trên ba chủng vi khuẩn làStaphylcoccus aureus, Escherichia coli và Enterococcus sp..2. THỰC NGHIỆM2.1. Thiết bị, hóa chấtBộ dụng cụ chưng cất lôi cuốn hơi nước, bộ dụng cụ chuẩn độ, ống nghiệm, lọ đựng hóachất dung tích 5 mL, sắc ký khí phối phổ liên hợp (GC/MS), H2C2O4, KOH, CHCl3,C2H5OH, Na2SO4 rắn, I2, KI, hồ tinh bột, Hg2Cl2.2.2. Mẫu thực vậtCây kinh giới rừng (Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.) được thu hái sau khi trưởngthành, được trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng7 năm 2013.2.3. Chưng cất, xác định các chỉ số vật lý, hóa học tinh dầu thân và láCây kinh giới sau khi thu hái được rửa sạch, chia thành các bộ phận là lá, thân và rễ.Sau đó, được thái nhỏ và chưng cất lôi cuốn hơi nước nhiều lần trong khoảng thời giantừ 4-6 giờ. Thu được tinh dầu lá và thân, không thu được tinh dầu rễ do hàm lượng quábé. Phần tinh dầu thu được được làm khan bằng Na2SO4 rắn, lọc sạch bằng phễu lọcmâu và bảo quản trong tủ lạnh.Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 83-88NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN... 853. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Kết quả định danh cây kinh giới trồng tại tỉnh Thừa Thiên HuếTheo kết quả giám định tên dựa vào đặc điểm hình thái thực vật do Đỗ Xuân Cẩm,nguyên giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thực hiện, đã xác địnhđược tên cây kinh giới trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế là Elsholtzia blanda (Benth.)Benth..3.2. Kết quả xác định thành phần hóa học tinh dầu lá và thân cây kinh giớiDựa vào kết quả ở bảng 1 và 2 cho thấy trong tinh dầu thân và lá cây kinh giới(Elsholtzia blanda(Benth.) Benth.) có nhiều cấu tử giống nhau. Một số cấu tử có hàmlượng tương đối lớn xuất hiện trong cả hai tinh dầu như citral a (18,837%, 15,360%),octan-3-ol (11,976%, 13,361%), 6-methyl-hept-5-ene-2-one (4,190%, 8,145%), (Z)-β-farnesene (7,466%, 7,644%)... Tuy nhiên, thành phần các cấu tử được định danh trongtinh dầu lá nhiều hơn tinh dầu thân, một số cấu tử chỉ xuất hiện trong tinh dầu lá màkhông có trong tinh dầu thân như 2-isopropenyl-5-methyl-hex-4-en-1-al (12,750%), α-pinene (1,196%), α-caryophyllene (0,378%), β-myrcene (0,375%)… Bảng 1. Thành phần hóa học tinh dầu thân cây kinh giới TT Tên cấu tử Thành phần phần trăm (%) 1 Citral a 18,837 2 Oct-1-en-3-ol 11,976 3 Citral b 11,065 4 Caryophyllene oxide 9,171 5 (Z)-β-Farnesene 7,466 6 Acetophenone 5,490 7 D-Limonen 4,723 8 Nerol 4,266 9 6-Methyl-5-heptynene-2-one 4,190 10 cis-Geraniol 3,981 11 Perillal 3,519 12 β-cis-Ocimene 3,199 13 β-Caryophyllen 1,890 14 β-Linalool 1,664 15 (E)-Hex-3-en-1-ol 0,952 16 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: