Danh mục

Nghiên cứu tình hình biến động đất đai ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2012

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.88 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia nói chung và đối với mỗi địa phương nói riêng. Hiện nay, gia tăng dân số đang gây ra sức ép đối với việc khai thác và sử dụng đất đai. “Nghiên cứu tình hình biến động đất đai ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2012” là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tình hình biến động đất đai ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI Ở THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 LÊ VĂN THIỆN - HỒ THÀNH TÍN Khoa Địa lý1. ĐẶT VẤN ĐỀĐất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia nói chung và đối vớimỗi địa phương nói riêng. Hiện nay, gia tăng dân số đang gây ra sức ép đối với việckhai thác và sử dụng đất đai. Năm 2010, chính phủ ban hành nghị quyết 08/NQ-CPthành lập thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở toàn bộ huyệnHương Thủy, đồng thời thành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy. Do đó, trên địabàn thị xã Hương Thủy đã có sự biến động lớn về cơ cấu sử dụng đất. Vì vậy, “Nghiêncứu tình hình biến động đất đai ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn2005 - 2012” là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.2. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI THỊ XÃ HƯƠNGTHỦY ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI2.1. Đặc điểm tự nhiêna. Vị trí địa lýLãnh thổ Hương Thủy được xác định ở hệ thống tọa độ địa lý từ 16°08’ đến 16°30’ vĩđộ Bắc và 107°30’ đến 107°45’ kinh độ Đông, với tổng diện tích tự nhiên là 45.602 havà dân số 100.054 người (2012). Thị xã Hương Thủy có địa giới hành chính như sau:phía Đông giáp huyện Phú Lộc, phía Tây giáp thị xã Hương Trà và huyện A Lưới, phíaNam giáp huyện Nam Đông, phía Bắc giáp thành phố Huế và huyện Phú Vang.Trung tâm thị xã cách thành phố khoảng 12 km theo tuyến Quốc lộ 1A, là cửa ngõ phíaĐông Nam và là cầu nối hai trung tâm kinh tế lớn của miền Trung, có những điều kiệnthuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).b. Địa chấtLãnh thổ Hương Thủy có các thành tạo trầm tích và các trầm tích nguồn núi lửa kháphong phú, có tuổi từ Neoproterozoi đến Kainozoi. Thành tạo xâm nhập gồm 2 phức hệ làphức hệ Đại Lộc và phức hệ Hải Vân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thị xã Hương Thủycó các loại đá sau: Đá cát kết phân bố tập trung ở các phường, xã: Thủy Lương, ThủyTân; Đá sét kết phân bố chủ yếu là vùng gò đồi phía Tây trên phạm vi rộng ở: DươngHòa, Phú Sơn, Thủy Bằng; Đá granit phân bố chủ yếu ở xã Dương Hòa; Sản phẩm bồi tụ:Gồm phù sa cũ, phù sa mới có nguồn gốc do sông suối, dòng chảy mặt bồi đắp và phân bốrộng rãi trên các phường, xã: Thủy Vân, Thủy Thanh, Thủy Tân, Thủy Châu.c. Địa hìnhQua khảo sát nhận thấy địa hình Hương Thủy có bề rộng dọc theo quốc lộ 1A từ thànhphố Huế đến huyện Phú Lộc và trải dọc theo hướng Bắc - Nam từ huyện A Lưới, NamKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 243-251244 LÊ VĂN THIỆN – HỒ THÀNH TÍNĐông xuống huyện Phú Vang. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, phần phía Tây củathị xã là núi, tiếp đến là các đồi tiếp giáp với vùng đồng bằng. Căn cứ vào đặc điểm địahình, có thể chia lãnh thổ nghiên cứu thành 2 nhóm dạng hình thái sau:- Nhóm các dạng địa hình đồi núi thấp: Chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của thị xã(khoảng 76,33%), nằm về phía Tây Nam quốc lộ 1A, bao gồm các xã: Dương Hòa, PhúSơn và phần lớn diện tích của xã Thủy Bằng, phường Thủy Phương và Thủy Dương.Vùng này có độ cao trung bình từ 400 - 500m, địa hình ở đây có dạng lượn sóng, bị chiacắt mạnh bởi núi thấp và đồi. Đối với dạng địa hình gò đồi độ cao trung bình từ 100 -300m, độ dốc thay đổi từ 8 - 150 và dạng địa hình núi thấp từ 300 - 700m, độ dốc trungbình 15 - 250.- Nhóm các dạng địa hình đồng bằng: Là một dải đất hẹp nằm về phía Bắc của quốc lộ1A, bao gồm các xã Thủy Thanh, Thủy Vân, Thủy Phù, Thủy Tân, phường Thủy Lươngvà Thủy Châu… Với diện tích khoảng 10.825,19 ha, chiếm 23,67% diện tích tự nhiêncủa thị xã. Địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía Bắc theo hướng chảycủa các dòng sông, độ cao trung bình 2 - 5 m, độ dốc phổ biến từ 0 - 30. Do đó thườngbị ngập lụt vào mùa mưa lũ, nhiều nơi nước đọng thành hồ như Thủy Lương, Thủy Tân.Như vậy, các dạng địa hình ở thị xã Hương Thủy tạo điều kiện chi sự hình thành vàphân bố nhiều loại đất khác nhau.d. Khí hậu [3]- Nhiệt độ: Nhiệt độ quanh năm ở mức cao, trung bình là 25,3°C. Nhiệt độ cao nhất vàotháng VII khoảng 29,6°C, có khi lên tới 40°C. Nhiệt độ thấp nhất (tháng I) trung bình19,9°C, có ngày xuống 8,8°C. Dao động nhiệt độ trong năm không lớn khoảng 10°C.Chế độ nhiệt ở đây phân hóa rõ nét theo mùa: Mùa khô từ tháng III đến tháng VIII, chịuảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô nóng, nhiệt độ cao; Mùa mưa từ tháng IX đếntháng II năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh.- Độ ẩm: Vùng nghiên cứu nhìn chung có độ ẩm cao, độ ẩm trung bình năm đạt từ 84 -87%. Biến trình năm của độ ẩm tương đối của không khí ngược với biến trình năm củanhiệt độ khô ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: