Danh mục

Người đại biểu dân cử ở địa phương với vai trò giám sát

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 174.65 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) quy định: "HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương" (Điều 1). "Giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của Thường trực HĐND;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người đại biểu dân cử ở địa phương với vai trò giám sát Người đại biểu dân cử ở địa phương với vai trò giám sát Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban nhân dân (UBND) quy định: 'HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Th ường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của c ơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương' (Điều 1). 'Giám sát của HĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của Thường trực HĐND; giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND' (Điều 57). Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng bàn về “vai trò giám sát” dưới góc độ HĐND và đại biểu HĐND đang làm đúng việc, trúng với yêu cầu và thực hiện đúng cách các nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Theo đó, chúng ta xem xét vai trò và hiệu quả giám sát của người đại biểu dân cử về hoạch định và thực hiện chính sách; tìm hiểu các nguyên nhân cản trở việc đảm nhiệm vai trò này. Khái niệm Chúng tôi đưa ra một khái niệm có thể khá đơn giản: Giám sát là việc đánh giá hiệu quả và năng lực hoạt động của chính quyền địa phương. Giám sát là hoạt động phức tạp, vì nó dường như “cắt ngang” mọi công việc mà chính quyền địa phương đang làm. Đồng thời, giám sát không phải việc mà đại biểu dân cử nào cũng ưa thích. Hoạch định chính sách, lập chương trình, kế hoạch thì thú vị hơn việc theo dõi kiểm tra cách thức và quá trình thực hiện chúng. Có một vài vấn đề cần lưu ý (có thể cản trở) khi đại biểu HĐND thực hiện giám sát hiệu quả, đó l à: Thứ nhất, trách nhiệm giám sát rất quan trọng, không thể giao cho một vài “chuyên gia” trong một lĩnh vực cụ thể, hoặc những người chỉ muốn giám sát các hoạt động bề nổi, mà cần phải được tất cả các thành viên trong HĐND ủng hộ; Thứ hai, không ít đại biểu HĐND có xu thế coi việc giám sát là sự tham gia vào các hoạt động hàng ngày của chính quyền địa phương. Điều cần lưu ý ở đây, là đại biểu dân cử không nên tham gia quá sâu vào công việc hành chính thường nhật. Điều này có thể làm hạn chế thẩm quyền giá m sát và làm nản lòng những người có trách nhiệm thực thi chính sách, pháp luật; Thứ ba, để là một “người giám sát” khách quan, cần có các tiêu chuẩn đánh giá công việc. Tính khách quan sẽ bị giảm, khi các đại biểu tham gia vào quá trình triển khai thực hiện công việc. Giám sát quá trình ra chính sách Người đại biểu dân cử càng tiếp cận được gần công việc cụ thể thì vai trò giám sát càng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thực hiện vai trò này, đại biểu dân cử không được phép xem xét kỹ lưỡng các công việc cụ thể mà nên tập trung giám sát ở các mức độ cao (ví dụ, cần tránh những việc như chỉ dẫn cho các công nhân làm đường biết cách lấp một ổ gà, bởi điều đó không cần thiết với bạn, và dĩ nhiên sẽ làm bực mình người “bị giám sát”). Bằng khả năng của mình, bạn phải làm đúng việc và không nên chỉ bó hẹp ở thang độ pháp quy về vai trò, trách nhiệm của đại biểu dân cử. Hầu hết các trường hợp đều phải giám sát hiệu quả các chính sách và các chương trình. Hiệu quả của chính sách khó đánh giá hơn nhiều so với đánh giá hiệu quả của một công việc, vì nó liên quan tới việc lựa chọn chính xác các nhu cầu khác nhau và tầm ảnh hưởng của chính sách cũng lớn hơn. Có 3 yếu tố chi phối công việc giám sát việc hoạch định chính sách và lập chương trình: - Có đáp ứng được nhu cầu đề ra không? - Có khả thi để thực hiện trong phạm vi địa ph ương không? - Đơn vị nào có thể thực hiện công việc hiệu quả nhất? Các câu hỏi có hệ thống sẽ giúp HĐND tập trung giám sát, đánh giá to àn diện về các chính sách, chương trình được chọn lựa. Giám sát việc hoạch định chính sách có mục đích đưa ra các định hướng lâu dài cho cộng đồng và phải biết chọn lọc, bảo tồn nguồn lực của địa phương. Giám sát việc thực hiện chính sách Sau khi đã trả lời được các câu hỏi trên và chính sách đã được ban hành, thì vai trò giám sát sẽ chuyển thành đánh giá việc thực hiện chính sách: - Chương trình hay dịch vụ có đáp ứng được nhu cầu của người dân, và đúng như HĐND mong đợi không? - Nhu cầu này được đáp ứng như thế nào? - HĐND có đánh giá nhầm tầm quan trọng của công việc và khả năng tạo thay đổi hay không? Giám sát việc thực hiện chương trình và dịch vụ là một quá trình nghiêm ngặt. Có thể có một khoảng cách vừa phải giữa nghị quyết của HĐND và việc triển khai thực hiện nó, khoảng cách này tồn tại ngay từ quan niệm của các chuyên viên trong chính quyền địa phương. Khoảng cách trong quá trình thực hiện là sự cách biệt giữa mục tiêu trong các chính sách, kế hoạch tài chính và kết quả thực hiện chính sách, quyết toán theo thực tế (so sánh với dự toán ban đầu). Một vài nguyên nhân gây ra khoảng cách này và gây khó khăn cho các kế hoạch hoàn hảo của HĐND, đó là: - Hoạch định chính sách dễ, thực hiện khó: Điều này có thể là nguyên lớn nhất tạo ra khoảng cách. - Cần một chiến lược triển khai thực hiện thành công một chính sách hoặc một chương trình: Một chiến lược được hiểu như một loạt hành động được đặt ra để đạt được mục đích chính sách. Nếu chỉ là một sáng kiến đơn giản, chiến lược có thể được hình thành từ một vài cuộc họp của lãnh đạo chính quyền địa phương và lãnh đạo các ban ngành; - Chính sách thường bị thiếu nguồn lực: Thiếu nguồn lực cần thiết là nguyên nhân lớn nhất biến chính sách thành “cái không thể đạt được” trong giai đoạn thực hiện chính sách. Thiếu ngân sách sẽ tạo ra sự không nhất quán giữa chính sách và thực hiện chính sách, hơn nữa, nhu cầu cần có thêm nhân sự và đào tạo nhân sự cũng là một rào cản lớn. Nhiều chính quyền địa phương cho rằng, có thể mở rộng các chương trình mà không cần tăng cường khả năng của nhân viên. Trong khi đó, các chính sách mới thường đòi hỏi nhân viên phải có kiến thức, kỹ năng và quan điểm mới để thực hiện thành công; - Các chi phí hoạt động và bảo trì thường bị cấp thiếu; - Những người chịu trách nhiệm thực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: