Danh mục

Nhà giáo Nguyễn Thúc Hào

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,008.39 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

GS.NGND Nguyễn Thúc Hào (1912-2009) Nguyễn Thúc Hào (6 tháng 8 năm 1912 – 9 tháng 6 năm 2009) là người được Chính phủ Việt Nam công nhận chức danh Giáo sư đại học ngành Toán đầu tiên Tiểu sử Ông sinh tại Nam Đàn, Nghệ An, trong một dòng họ nhà nho, họ Nguyễn Thúc nổi tiếng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà giáo Nguyễn Thúc Hào Nguyễn Thúc HàoGS.NGND Nguyễn Thúc Hào (1912-2009)Nguyễn Thúc Hào (6 tháng 8 năm 1912 – 9 tháng 6 năm 2009) là người được Chính phủViệt Nam công nhận chức danh Giáo sư đại học ngành Toán đầu tiênTiểu sửÔng sinh tại Nam Đàn, Nghệ An, trong một dòng họ nhà nho, họ Nguyễn Thúc nổi tiếng.Năm 1924, Nguyễn Thúc Hào thi đỗ thủ khoa vào trường Quốc học Huế (á khoa là Đạitướng Võ Nguyên Giáp - đây cũng là người bạn thân học cùng và làm việc trong nhiềunăm về sau này). Năm sau, ông chuyển ra Hà Nội, vào học Trường Albert Sarraut.Năm 1929, thì sang Pháp, thi đỗ tú tài toán tại Aix-en-Provence. Ông theo học trường Đạihọc Khoa học Marseille.Sau 4 năm học tập, ông thi lấy 6 chứng chỉ: toán học đại cương, giải tích toán học, vật lýđại cương, cơ học lý thuyết, cơ học chất lỏng và thiên văn học. Ngoài ra, ông còn viếtxong luận văn cao học, nay gọi là thạc sĩ, về một đề tài liên quan đến hình học và cơ học.Năm 1935, ông trở về dạy toán tại trường Quốc học Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, ôngđược cử làm giám đốc Vụ Trung học Trung Bộ.Chẳng bao lâu sau, ông chuyển ra thủ đô Hà Nội, nhận chức tổng thư ký kiêm giám đốctrường Đại học Khoa học Hà Nội - nay là trường Đại học Quốc Gia. Ông đã mời một sốnhà khoa học nổi tiếng đến dạy ở trường: Tạ Quang Bửu, Ngụy Như Kon Tum dạy vậtlý, Hoàng Xuân Hãn dạy toán...Sau khi Hà Nội giải phóng, ông giữ chức phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm HàNội, bên cạnh giáo sư hiệu trưởng Phạm Huy Thông.Tiếp đó là 15 năm liền, 1959-1974, ông trở về quê hương, xây dựng trường ĐH Vinh từnhững ngày đầu sơ khai. Ông là hiệu trường đầu tiên của trường trường Đại học Sư phạmVinh. Đây là trường đại học tiền tuyến của miền Bắc XHCN và là trường ĐH lớn thứ haicủa Việt Nam (sau hệ thống Đại Học Quốc Gia) - cái nôi đào tạo nhiều lãnh đạo củaĐảng và nhà nước Việt Nam.Ông còn là một nhà hoạt động xã hội nhiều mặt, như đại biểu Quốc hội ba khóa liên tiếp(2,3,4), Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An, Ủy viên ban chấp hành HộiHữu nghị Việt-Pháp.Giáo sư Nguyễn Thúc Hào đã nhận được nhiều huân huy chương của nhà nước ViệtNam: Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng 2,3 / Huân chương kháng chiến chốngMỹ hạng nhất / Huân chương Lao Động hạng nhất.Sau đó, ông nghỉ hưu và sống tại Hà Nội.Ông mất ngày 9 tháng 6 năm 2009 tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội sau một thời gian dàinằm viện.Gia đìnhÔng nội là cụ Nguyễn Thúc Kiều, cử nhân nho học, thầy dạy của nhà chí sĩ Phan BộiChâu. Ông Kiều đỗ Cử nhân năm Mậu Dần (1878) dưới triều Tự Đức., được bổ dụng làmHành tẩu Bộ Công, hàm Biên tu (1880). Nưm 1881, ông từ quan về quê mở trường dạyhoc. Giữa năm 1885, được tin Kinh thành Huế thất thủ, ông bèn đóng cửa trường. Buồnphiền, uất hận, ông nhịn ăn và hơn tháng sau ông qua đời vào ngày mùng 3 tháng 7 nămẤt Dậu (1885) hưởng dương 36 tuổi. Ông còn có tên hiệu là Anh Lâm. Cụ Phan BộiChâu đã viết (xem Phan Bội Châu niên biểu – NXB Văn Sử Địa – Hà Nội): “…Năm 13tuổi, tôi vẫn ở nhà học cha tôi và xin tập văn ở trường Nguyễn tiên sinh ở làng XuânLiễu. Tiên sinh tên là Kiều rất thâm thuý về Hán học. Tiên sinh rất yêu tôi, nhiều lúcNgười đã đi mượn sách quý của các đại gia về cho tôi đọc, nhờ thế tôi được hiểu biếtthêm nhiều (trang 26)”. Sau khi ông Kiều mất, các triều vua Tự Đức, Hàm Nghi, KhảiĐịnh, Bảo Đại đã truy tặng phẩm tước, cao nhất là “Gia nghị Đại phu hàm thái thường tựkhanh”. Năm 1925, cụ Phan đã làm bài văn bia tưởng nhớ thầy học của mình, trong đó cóđoạn: “…Trong khoảng Hùng sơn Lam thuỷ có khí thịnh bàng bạc chung đúc nên người,thỉnh thoảng lại có bậc anh hùng tuấn tú xuất hiện. Tiên sinh sinh ra là người đĩnh ngộ,tính ham đọc sách, ít nói cười. Được lệnh tiên công truyền dạy lối từ chương cử nghiệp,tiên sinh hạ bút là thành văn…Cuối đời Tự Đức, quân Tây dương thuận dòng sông nướcxâm phạm kinh thành, tiên sinh bèn bỏ quan, rời khỏi đế đô, lui về lo việc tu dưỡng cuốiđời. Tiên sinh đóng cửa, chỉ lo dậy học trò và để tâm vào sự nghiệp trước tác, ngâm ngaca vịnh, thả lòng theo cảnh núi non, sông nước; nếu có ai đem việc thế tục đến hỏi thì tiênsinh chỉ trậm mặc không đáp… Châu tôi lúc còn trẻ được hầu tiên sinh, học tập được rấtnhiều ở phẩm hạnh của tiên sinh.” Cha là cụ Nguyễn Thúc Dinh, đỗ phó bảng, Thị lang Bộ Lại triều đình nhà Nguyễn (tương đương Thứ trưởng Bộ Nội vụ), đã từng nhận được Bắc đẩu bội tinh và Long bội tinh. Năm 1930-1931, phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lên cao, thực dân Pháp hoang mang lo sợ. Chúng bắt Triều đình Huế phải đưa quan lại người địa phương về cai trị dân địa phương. Một hôm, viên Công sứ Pháp nói với ông Dinh là sẽ đưa ông về làm Tổng đốc Nghệ An. Ông không đồng ý. Thế là bọn Pháp ra lệnh cho Nam Triều cho ông về hưu sớm trước tuổi quy định. Ông đưa vợ con về Huế ở, mãi đến năm 1933 khi phong trào Xô Viết đã dịu lắng do bị Tây đán áp, ông mới đem gia đình về quê Hồ – Liễu thăm viếng mồ mả và bà con nội ngoại. Cách mạn ...

Tài liệu được xem nhiều: