Danh mục

Nhận thức của sinh viên về những vấn đề trong việc đi làm thêm: Trường hợp của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, trường Đại học Thủ Dầu Một

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 420.13 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu nhận thức về việc làm thêm của sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một. Kích thước mẫu nghiên cứu là 230 sinh viên ngành Quản lý nhà nước đã từng và chưa từng đi làm thêm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi làm thêm mang lại nhiều ưu điểm cho sinh viên trong việc học tập và sinh hoạt hằng ngày, nổi bật là giúp sinh viên có thêm thu nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của sinh viên về những vấn đề trong việc đi làm thêm: Trường hợp của sinh viên ngành Quản lý Nhà nước, trường Đại học Thủ Dầu MộtNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC ĐI LÀM THÊM: TRƯỜNG HỢP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Lâm Nhật Tảo1, Lê Cảnh Nam1, Phạm Thu Phương1, Trần Thị Quỳnh Phương1 1. Lớp D23QLNN02, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu nhận thức về việc làm thêm của sinh viên ngành Quản lý nhà nướcTrường Đại học Thủ Dầu Một. Kích thước mẫu nghiên cứu là 230 sinh viên ngành Quản lý nhà nướcđã từng và chưa từng đi làm thêm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi làm thêm mang lại nhiềuưu điểm cho sinh viên trong việc học tập và sinh hoạt hằng ngày, nổi bật là giúp sinh viên có thêmthu nhập. Ngược lại, những nhược điểm do việc làm thêm gây ra không có hoặc ít ảnh hưởng tới sinhviên. Lý do đi làm thêm của sinh viên xuất phát từ nhiều động cơ, nhưng tác nhân lớn nhất được ghinhận là nhu cầu tài chính. Khi lựa chọn công việc làm thêm, sinh viên cũng cân nhắc tới nhiều tiêuchí khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp đối với những vấnđề được nêu ra trong bài viết. Từ khóa: Nhận thức; ngành quản lý nhà nước; sinh viên; việc làm thêmGIỚI THIỆU Bên cạnh thời gian học tập trên giảng đường, rất nhiều sinh viên tìm kiếm các công việc làmthêm, tham gia vào lực lượng lao động bán thời gian trong xã hội. Điều này mang lại cho sinh viênnhững trải nghiệm, bài học quý báu, có ích cho việc phát triển sự nghiệp trong tương lai bất kể đó làtrải nghiệm xấu hay tốt. Làm thêm còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm, tích lũy kinhnghiệm trong môi trường thực tế. Nếu tìm được việc liên quan tới chuyên ngành đang theo học, sinhviên càng có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về công việc trong tương lai. Ngoài những lợi ích vừa nêu, việclàm thêm còn hỗ trợ sinh viên ở khía cạnh tài chính, giúp sinh viên có thêm thu nhập cho sinh hoạtphí hằng ngày (Lê Thúy Hường và nnk, 2021). Tuy nhiên, làm thêm gây ra nhiều tác hại, tiêu biểu là làm tiêu hao thời gian và sức lực, ảnhhưởng không tốt tới quá trình học tập và sức khỏe của sinh viên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việclàm thêm còn ảnh hưởng đến vấn đề quan trọng nhất của sinh viên, đó là chất lượng học tập (NguyễnVăn Nên, 2019). Nguyễn Mạnh Hùng và các tác giả khác (2020) trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnhhưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ chính quy tại trường đại học Kinh tế, đại học Huế” cũngcho rằng đi làm thêm là một trong những các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Qua tổng quan một số nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả nhận thấy vấn đề làm thêm của sinhviên vẫn còn nhiều khía cạnh cần phải tìm hiểu và làm rõ một cách sâu sắc, toàn diện hơn. Nhữngưu, nhược điểm của việc đi làm thêm; Những lý do đi làm thêm; Những tiêu chí để lựa chọn côngviệc làm thêm đối với sinh viên ngành Quản lý nhà nước Trường Đại học Thủ Dầu Một là các mụctiêu chính trong bài báo này.1. KHUNG LÝ THUYẾT 1.1. Khái niệm việc làm thêm Theo tác giả Phạm Thị Ngọc Anh và các đồng nghiệp (2020), làm thêm (part-time job) là côngviệc bán thời gian, công việc này không đòi hỏi, yêu cầu kinh nghiệm bài bản hay chuyên môn cụ 421thể, số lượng công việc vô cùng đa dạng và phong phú. Một nghiên cứu khác cho rằng công việclàm thêm hay công việc bán thời gian (part-time work) được định nghĩa là việc làm mà trong đó sốgiờ làm việc ít hơn bình thường, cụ thể là khoảng ít hơn 35 giờ một tuần. Công việc bán thời gianđược phân loại thành công việc vĩnh viễn và công việc tạm thời. Người lao động bán thời gian cốđịnh được tuyển dụng để làm việc ít hơn 35 giờ mỗi tuần, làm việc liên tục tại các cơ sở lao độnggọi là công việc bán thời gian vĩnh viễn. Trong khi những người lao động tạm thời được thuê trongthời gian giới hạn để giải quyết khối lượng công việc lao động hoặc thiếu hụt nhân sự ngắn hạn đượcgọi là lao động bán thời gian tạm thời (Hà, 2023). Tương tự, tác giả Vũ Hòa Linh (2020) cũng đưara ý kiến cho rằng công việc bán thời gian được định nghĩa là việc làm mà trong đó số giờ làm việcít hơn bình thường. Tổng thời gian làm việc trung bình mỗi tuần được quy định làm căn cứ phân loạicông việc bán thời gian và toàn thời gian ở các quốc gia khác nhau. 1.2. Ưu điểm và nhược điểm của việc làm thêm 1.2.1. Ưu điểm của việc làm thêm Giúp sinh viên có thêm thu nhập Một trong những ưu điểm đầu tiên mà việc làm thêm mang lại cho sinh viên là về khía cạnhtài chính (Nguyễn Thị Anh Thu và nnk, 2022). Tương tự, nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Anh vàcác đồng nghiệp (2020) cũng cho rằng đi làm thêm đem lại cho sinh viên một khoản thu nhập làmtăng quỹ chi tiêu, từ đó có thể phụ giúp bố mẹ và tích góp cho kế hoạch tương lai, giúp chi trả chosinh hoạt phí hằng ngày cũng như cho việc ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: