Nhận thức lại thế tục hóa: So sánh trên phương diện toàn cầu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức lại thế tục hóa: So sánh trên phương diện toàn cầuNghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2018 21JOSÉ CASANOVA* NHẬN THỨC LẠI THẾ TỤC HÓA: SO SÁNH TRÊN PHƯƠNG DIỆN TOÀN CẦU1 Hơn một thập niên qua, tôi đã có gợi ý rằng, để phát biểu có ýnghĩa về “thế tục hóa”, chúng ta cần phân biệt ba ngữ nghĩa khác nhaucủa thuật ngữ này: a) Ở khía cạnh là sự suy giảm của niềm tin và thực hành tôn giáo(decline of religious beliefs and practices) trong các xã hội hiện đại,thế tục hóa thường được mặc nhận là một quá trình mang tính phổquát, nhân văn, và diễn tiến. Đây là cách hiểu gần đây nhất và được sửdụng rộng rãi trong những cuộc thảo luận hàn lâm về thế tục hóa mặcdù chưa được đưa vào trong hầu hết các từ điển của các ngôn ngữChâu Âu. b) Ở khía cạnh cá nhân hóa tôn giáo (privatization of religion), thếtục hóa thường được hiểu vừa là một xu hướng lịch sử hiện đại chungchung vừa là một điều kiện chuẩn mực, thậm chí còn là điều kiện tiênquyết cho các nền chính trị dân chủ tự do hiện đại1. c) Ở khía cạnh là sự phân biệt các không gian thế tục (nhà nước,kinh tế, khoa học), thế tục hóa thường được hiểu là sự thoát ra khỏicác quy phạm và thiết chế tôn giáo. Đây là thành phần cốt lõi của cáclý thuyết cổ điển về thế tục hóa có liên quan đến ngữ nghĩa lịch sử từnguyên của thuật ngữ này ở các quốc gia Kitô giáo thời Trung cổ. Như* José Casanova hiện là Giáo sư xã hội học tại New School for Social Research, nơiông làm việc từ năm 1987. José Casanova xuất bản rộng rãi trong các lĩnh vực lýthuyết xã hội học, tôn giáo, chính trị, di dân xuyên quốc gia, và toàn cầu hóa. Tácphẩm quan trọng nhất của ông là Public Religions in the Modern World (tạm dịch:Tôn giáo công chúng trong thế giới hiện đại) (1994) đã được dịch sang nhiều ngônngữ khác nhau.1 Bài viết này được đăng trên The Hedgehog Review, Vol. 8, Nos. 1-2(Spring/Summer 2006), tạp chí của Institute for Advanced Studies in Culture, vớinhan đề: Rethinking Secularization: A Global Comparative Perspective, pp. 7-22.Có thể truy cập bản tiếng Anh tại http://iasc-culture.org/THR/hedgehog_review_2006-Spring-Summer.php22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 - 2018được chỉ ra trong mọi từ điển của mọi ngôn ngữ Tây Âu, thuật ngữnày đề cập đến sự biến dịch của con người, sự vật, ý nghĩa, v.v… từgiáo hội hay nhà tu hành đến dân sự, hoặc đưa ra cách dùng, sở hữu,hoặc kiểm soát2. Tôi cho rằng việc duy trì cách phân biệt mang tính phân tích này sẽcho phép xem xét giá trị của ba mệnh đề trên một cách độc lập và nhờđó tái định vị thảo luận vế thế tục hóa vốn thường không có kết quảvào cách phân tích lịch sử so sánh để có thể cắt nghĩa cho những môhình thế tục hóa khác nhau theo cả ba nghĩa của thuật ngữ này qua cácxã hội và các nền văn minh. Tuy nhiên, cuộc tranh luận giữa các nhàxã hội học tôn giáo Mỹ và Châu Âu vẫn không suy giảm. Đối vớinhững học giả Châu Âu bảo vệ cách nhìn truyền thống thì thế tục hóacác xã hội Tây Âu dường như là một sự kiện không thể bác bỏ đượcvề mặt thực nghiệm3. Nhưng những người Châu Âu có khuynh hướngdao động giữa ý nghĩa truyền thống về thế tục hóa và ý nghĩa gần đâyhướng sự chú ý tới sự suy giảm liên tục, mạnh mẽ và có vẻ không thểđảo ngược của niềm tin và thực hành tôn giáo nơi người dân Châu Âutừ những năm 1960. Các nhà xã hội học Châu Âu có khuynh hướngxem xét hai ý nghĩa của thuật ngữ này có liên quan đến nhau về mặtbản chất vì họ nhìn vào hai thực tế: (1) Sự suy giảm quyền lực xã hộivà tầm quan trọng của các thiết chế tôn giáo, và (2) Sự suy giảm niềmtin và thực hành tôn giáo trong các cá nhân là hai thành phần có liênquan về mặt cấu trúc của quá trình hiện đại hóa nói chung. Các nhà xã hội học tôn giáo Mỹ có khuynh hướng thu hẹp cáchdùng thuật ngữ thế tục hóa theo nghĩa hẹp, gần với nghĩa suy giảmniềm tin và thực hành tôn giáo ở các cá nhân hơn. Họ cũng không bànđến thế tục hóa xã hội, mà đơn giản mặc định đó là một hiện thựckhông đáng chú ý. Họ mặc nhiên thừa nhận rằng nước Mỹ sinh ra đãlà một xã hội thế tục hiện đại. Họ không thấy bằng chứng nào về sựsuy giảm liên tục trong niềm tin và thực hành tôn giáo của người dânMỹ. Nếu có bất cứ điều gì thì bằng chứng lịch sử cho thấy chiềuhướng ngược lại về sự gia tăng liên tục việc đi lễ nhà thờ của ngườidân Mỹ từ khi độc lập4. Hệ quả là, nhiều nhà xã hội học tôn giáongười Mỹ có khuynh hướng loại bỏ lý thuyết thế tục hóa, hoặc ít nhấtJosé Casanova. Nhận thức lại thế tục hóa… 23là định đề suy giảm niềm tin và thực hành tôn giáo của lý thuyết này,như một sự tưởng tượng ở Châu Âu, khi họ có thể chỉ ra rằng nướcMỹ không có những chỉ báo thông thường về thế tục hóa, như: dự lễtại nhà thờ, cầu nguyện thường xuyên, niềm tin vào Thiên Chúa, v.v...tỏ ra có bất cứ xu hướng suy giảm lâu dài nào5. Mô hình mới (paradigm) của Mỹ đã khiến mô hình thế tục hóa củaChâu Âu bị đảo ngược6. T ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhận thức lại thế tục hóa Cá nhân hóa tôn giáo Sự biến đổi của tôn giáo Chính sách tôn giáo Không gian thế tụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Chính trị: Bài 8 - Lương Hồng Sơn
30 trang 53 0 0 -
17 trang 38 0 0
-
Các cơ chế chính sách đối ngoại tôn giáo của Mỹ tác động đến Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm
17 trang 36 0 0 -
3 trang 31 0 0
-
Chính sách và pháp luật của Mỹ về tự do tôn giáo
16 trang 27 0 0 -
Thực hiện chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay
13 trang 23 0 0 -
6 trang 23 0 0
-
4 trang 22 0 0
-
Chính sách tôn giáo của Việt Nam trong bối cảnh khu vực
15 trang 20 0 0 -
LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của đạo Cao Đài Ban Chỉnh đối với đời sống tinh thần ở Bến Tre
84 trang 20 0 0 -
8 trang 19 0 0
-
20 trang 19 0 0
-
LUẬN VĂN: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Lạng Sơn hiện nay
104 trang 18 0 0 -
Sự chuyển biến của Phật giáo Nam tông Khmer ở Tây Nam Bộ hiện nay
18 trang 18 0 0 -
Chính sách đối với tăng sĩ thời Minh Mạng
12 trang 17 0 0 -
Chính sách tôn giáo của các quốc gia Trung Á thời kỳ hậu Xô Viết: Một số vấn đề đặt ra
17 trang 17 0 0 -
Những vấn đề cơ bản trong chính sách tôn giáo của Đức hiện nay
18 trang 17 0 0 -
Quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam về tôn giáo
4 trang 16 0 0 -
Vai trò của phật giáo trong việc góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
9 trang 16 0 0 -
Chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền
3 trang 15 0 0