Danh mục

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI Phần 1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.21 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA THẾ GIỚIThuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại, khi con người còn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khu vực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á, châu Phi) gọi là phương Đông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI Phần 1NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA THẾ GIỚII. Tổng quan về phương Tây cổ - trung đại.1. Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây cổ đạiThuật ngữ phương Tây đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Vào thời cổ đại,khi con người còn chưa tìm ra những lục địa mới người Hy Lạp đã gọi khuvực mặt trời lặn so với họ là phương Tây, các vùng đất còn lại (Châu Á,châu Phi) gọi là phương Đông. Sự phân loại này mang tính chất tương đối vàchỉ là sự quy ước của con người mà thôi. Văn minh phương Tây cổ đại ngàynay được hiểu chính là hai nền văn minh lớn : Hi Lạp và La Mã cổ đại.1.1 Hi Lạp.*Điều kiện tự nhiên:Hi Lạp cổ đại nằm ở phái Nam bán đảo Balkans, giống như cái đinh ba củathần biển từ đất liền vươn ra địa Trung Hải. Thế kỉ IX TCN, người Hi Lạpgọi tên nước mình là Hellad hay Ellad dựa theo tên tộc người của họ. Quaphiên âm từ Trung Quốc, ta gọi là Hi Lạp.Đất đai Hi Lạp cổ đại bao gồm Hi Lạp ngày nay, các đảo trong biển Aegeantới phía Tây Tiểu Á, và phía Bắc của Bắc Hải, nhưng vùng quan trọng nhấtlà vùng lục địa Hi Lạp ở phía Nam Balkans. Lục địa Hi Lạp gồm 3 phần:miền Bắc là vùng đồng bằng rộng lớn và quan trọng nhất Hi Lạp; miềnTrung ngăn cách với phía bắc bởi đèo Thermopil hiểm trở, nơi đây có 2đồng bằng lớn là Attique và Beotie trù phú với thành thị Athens nổi tiếng;miền Nam là bán đảo Peloponesus như hình bàn tay bốn ngón xòe ra ĐịaTrung Hải – đây là nơi xuất hiện nhà nước thành bang đầu tiên của Hi Lạp –nhà nước Sparta.Mặc dù có nhiều đồng bằng rộng lớn nhưng nhìn chung đất đai Hi Lạpkhông phì nhiêu lắm, chủ yếu trồng nho, ô liu và phát triển các nghề thủcông, còn lương thực chính là lúa mì phần lớn được nhập từ Ai Cập.Địa hình Hi Lạp tương đối trở ngại về giao thông đường bộ nhưng có sựthuận lợi tuyệt vời với con đường giao thông trên biển, bờ biển có nhiềucảng, vịnh, thuận lợi cho tàu bè hoạt động. Từ đây, người Hi Lạp dễ dàng tớivùng Tiểu Á, Bắc Hải để giao thương.Nằm giữa vùng tiếp giáp giữa 3 châu, Hi Lạp sớm tiếp thu những thành tựucủa nền văn minh phương Đông cổ đại và tạo ra một nền văn minh Hi Lạpcổ đại độc đáo và rực rỡ, với những thành tựu tuyệt vời đóng góp cho sựphát triển của văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nóichung.*Các thời kì phát triển:Văn minh Crete – Mycenae (thiên niên kỉ III – thế kỉ XII TCN)Thời kì Homer (thế kỉ XI – IX TCN)Thời kì xã hội có giai cấp, nhà nước : các quốc gia thành bang Sparta vàAthens (thế kỉ VII – IV TCN)Thời kì Macedonia và thời kì Hi Lạp hóa (337 – 30TCN)1.2 La Mã*Điều kiện tự nhiên:Nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại là bán đảo Ý – một dải đất dài và hẹpnhư chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp 5 lầnbán đảo Hi Lạp. Phía Bắc có dãy núi Apels như một bức tường thành tựnhiên ngăn cách bán đảo với lục địa châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đềucó biển bao bọc. Dãy núi Apennines như một chiếc xương sống chạy dọcbán đảo từ Tây Bắc xuống Đông Nam.Khác với Hi Lạp, điều kiện tự nhiên của La Mã tương đối thuận lợi hơn. Nơiđây có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ và phì nhiêu: đồng bằng sông Pô(miền Bắc), đồng bằng sông Tibrơ (miền Trung), các đồng bằng trên đảoXixin. Ở miền Nam còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn thuận tiện cho việc pháttriển nghề nông và chăn nuôi gia súc. Ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiềucảng, tàu bè ra vào dễ dàng, thuận lợi cho giao thông và buôn bán.*Các thời kì phát triển:Thời kì Vương chính (753 – 510 TCN)Thời kì Cộng hòa (thế kỉ VI – I TCN)Thời kì Đế chế (thế kỉ I – V)Văn minh phương Tây cổ đại mà nền tảng là 2 nền văn minh của Hi Lạp vàLa Mã đã hình thành và phát triển trên cơ sở điều kiện tự nhiên của nhữngcư dân gốc du mục. Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, nền vănminh chủ yếu được hình thành trên những khu vực gần các con sông lớn,thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, văn minh phương Tây cổ đại hìnhthành và phát triển trên những khu vực điều kiện tự nhiên tương đối khắcnghiệt và phức tạp hơn. Điều kiện tự nhiên đó tuy khó khăn cho sự phát triểncủa nông nghiệp, nhưng bù lại nền văn minh phương Tây có được sự trợgiúp tuyệt vời của biển đảo. Những con đường giao thương trên biển, hảicảng, tàu bè… không chỉ tạo điều kiện phát triển trong mối quốc gia mà cònthúc đẩy sự giao lưu, buôn bán giữa các nước, mang những thành tựu vănhóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển vềkinh tế, đặc biệt là kinh tế thương nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tếgiàu mạnh cho các quốc gia phương Tây cổ đại, đặc biệt là sự phát triển cựcthịnh của chế độ chiếm nô. Phương thức sản xuất chiếm nô thời bấy giờ đạtđến mức hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại.Chính sự phát triển của chế độ chiếm nô đã tạo điều kiện cho sự sáng tạo ranhững giá trị vật ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: