Danh mục

Phác thảo Miền đất võ - Viết Hiền

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.20 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phác thảo Miền đất võ - Viết HiềnBình Định xưa vốn thuộc đất Việt Thường Thị. Năm Hồng Đức thứ nhất đời nhà Lê (Canh Thìn -1470), sau khi vua Lê Thánh Tông mở đất vào Chiêm Thành, đến núi Thạch Bi, chia đất này làm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn, đặt phủ Hoài Nhơn, lệ vào Quảng Nam thừa tuyên. Năm Nhâm Dần thứ 45 (Lê Hoàng Định thứ 5 -1602) phủ Hoài Nhơn đổi tên thành phủ Qui Nhơn. Năm Tân Mão (1771), 3 anh em Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phác thảo Miền đất võ - Viết Hiền Phác thảo Miền đất võ - Viết Hiền Bình Định xưa vốn thuộc đất Việt Thường Thị. Năm Hồng Đức thứ nhấtđời nhà Lê (Canh Thìn -1470), sau khi vua Lê Thánh Tông mở đất vào ChiêmThành, đến núi Thạch Bi, chia đất này làm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và TuyViễn, đặt phủ Hoài Nhơn, lệ vào Quảng Nam thừa tuyên. Năm Nhâm Dần thứ45 (Lê Hoàng Định thứ 5 -1602) phủ Hoài Nhơn đổi tên thành phủ Qui Nhơn.Năm Tân Mão (1771), 3 anh em Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, NguyễnLữ dấy binh khởi nghĩạ Năm Quý Tỵ (1773), Nguyễn Nhạc đánh chiếm đượcQui Nhơn. Ông xưng vương và đổi tên thành Chà Bàn cũ của Chiêm Thành làHoàng Đế thành. Năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh chiếm thành Qui Nhơn,đổi tên thành Bình Định. Năm 1802, sau khi chiếm lại cơ nghiệp từ tay Nhà TâySơn, Gia Long cho đổi Bình Định thành dinh, rồi thành trấn (1808). Đếnnăm Minh Mạng thứ 13 (1832) lại đổi trấn Bình Định thành tỉnh. Danh xưngBình Định tỉnh bắt đầu từ đó. Cũng như nhiều vùng đất khác của Việt Nam, Bình Định từng trải quabao cuộc binh đao khói lửa, những cuộc nội chiến, ngoại xâm. Năm 1527, MạcĐăng Dung cướp ngôi của Lê Chiêu Tông. Đất nước lâm vào cảnh “nhị triềuMạc -Trịnh”. Nghe theo lời sấm truyền “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dungthân” của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng chạy vào phía Nam,thực hiện cuộc mở đất, thu phục nhân tâm, chiêu mộ hiền tài, nuôi chí báo thù.Trong suốt 45 năm (từ 1627 đến 1672), cuộc “tương tàn” giữa 2 họ Mạc - Trịnhđã đẩy người dân vô tội vào chốn điêu linh. Hết cuộc chiến Mạc - Trịnh, lại đếnTrịnh -Nguyễn phân tranh. Dân tình vì thế càng khốn khổ, đau thương. Nhiềucuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp mọi nơi chống lại triều đình. Song, những cuộckhởi nghĩa đó cuối cùng cũng đều thất bạị Không ít lãnh tụ, tướng lĩnh bị truylùng, trả thù. Nhiều anh hùng, nghĩa sĩ phải lui về ở ẩn, hoặc lang bạt kỳ hồ vàovùng đất phía Nam. Đất Qui Nhơn trở thành nơi qui tụ anh hùng tứ chiếng và cảhạng “lục lâm thảo khấu”. Thời buổi loạn lạc nhiễu nhương, võ thuật như mưagặp hạn. Phong trào học võ hình thành và phát triển khắp nơi. Học võ để tự vệ,phòng thân, học võ để chờ thời đầu quân khởi nghĩa và kể cả học võ để… đi ăncướp. Bấy giờ, võ như một thứ “giấy thông hành” để vào đời, để lập thân, lậpnghiệp. Trong khi đó, sau khi lật đổ nhà Minh, triều đình Mãn Thanh tiến hànhcuộc thanh trừng các tổ chức, hội đoàn thuộc phong trào “Phản Thanh, phụcMinh”. Cùng với các thương nhân Hoa kiều, nhiều nghĩa sĩ của hội đoàn trên đãchạy sang Việt Nam và không ít người trong số họ đã chọn Qui Nhơn làm quêhương thứ hai của mình. Tất nhiên, trong quá trình mưu sinh, họ cũng “gieomầm” những tinh tuý của võ thuật Trung Hoa trên vùng đất mới Qui Nhơn.Như vậy, bên cạnh các nền võ thuật “thiên di” từ đàng ngoài vào, Qui Nhơn -đàng trong còn tiếp thu, giao hoà với những tinh hoa của nền võ thuật Champa,võ của các bộ tộc người Thượng và nền võ thuật Trung Hoa. Ngay từ nhữngnăm đầu của thế kỷ thứ XVII, trên vùng đất Qui Nhơn phủ đã xuất hiện nhữngtay anh hùng hào kiệt, võ nghệ cao cường như: Quảng Phú, Linh Vương, ChàngLía, cha Hồ, chú Nhẫn, Trần Đức Hoà, Nguyễn Hữu Tiến và một số thủ lĩnhcủa bộ tộc người Hơrê, Bana… Không ít người trong số họ chính là “quân sư”hoặc là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa của nông dân. Giai đoạn giữa thế kỷ XVIII đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của võBình Định. Đó là sự xuất hiện của “Tây Sơn tam kiệt”, gồm Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Nhưng, trước hết cần phải nhắc đến tên tuổi của cácdanh sư: Trương Văn Hiến (còn gọi là Giáo Hiến) và Đinh Văn Nhưng (còn gọilà Ông Chảng). Đây chính là những người thầy đã truyền thụ tinh thần, ý chícùng những tinh hoa võ thuật cho 3 anh em nhà Tây Sơn. Trong quá trình lãnhđạo nhân dân, ba anh em Tây Sơn mỗi người mỗi vẻ đã đóng góp, xây dựng nênmột nền võ học Tây Sơn độc đáo, lợi hại. Trong đó, nổi bật hơn cả là vai trò củangười anh hùng “áo vải cờ đào” Nguyễn Huệ - Quang Trung. Ông là người đãđề ra phương pháp luyện quân, luyện binh, luyện võ với những bí quyết tuyệtdiệu. Nhiều lúc chỉ trong một thời gian ngắn sau khi được tuyển, quân lính TâySơn đã nhanh chóng nắm bắt được những yêu cầu cơ bản về võ thuật, về cáchsử dụng binh khí… Vì vậy, quân đội Tây Sơn của Nguyễn Huệ - Quang Trunglà một đội quân dũng mãnh, bách chiến, bách thắng. Bên cạnh Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, triều đại Tây Sơn còn sản sinh nhiều võ tướng, võnhân kiệt xuất như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Đặng VănLong, Nguyễn Văn Tuyết, Võ Đình Tú, Bùi Thị Nhạn, Ngô Văn Sở, Phạm CầnChính, Nguyễn Văn Lộc, Trần Kim Hùng, Đặng Xuân Phong…v.v… Năm 1802, sau khi thôn tính toàn bộ đất đai, cơ nghiệp của nhà Tây Sơn,Gia Long và triều đình nhà Nguyễn thực hiện cuộc trả thù tàn khốc đối vớidòng họ, con cháu nhà Tây Sơn và những võ tướng, văn thần, kể cả nhữngngười từng phục vụ cho triều đại Tây Sơn. Riêng đối với nền võ học Tây Sơn,nhà Nguyễn một mặt cấm dạy, cấm họ ...

Tài liệu được xem nhiều: