Danh mục

Mai Xuân Thưởng - Bùi Thúc Khán

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.89 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mai Xuân Thưởng - Bùi Thúc KhánAnh hùng Mai Xuân Thưởng ứng hùng năm Canh Thân (1860), tuẫn quốc năm Ðinh Hợi (1887). Người thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh Bình Ðịnh. Tư cách khác phàm, văn võ gồm đủ. Theo tài liệu gần đây thì thân phụ của anh hùng Mai Xuân Thưởng là cụ Mai Xuân Tín, Bố chánh sứ tỉnh Cao Bằng, khi mất được vua Tự Ðức ban sắc truy tặng làm Trung Thuận Ðại phu, Án sát sứ (chánh tứ phẩm) tỉnh Cao Bằng, đặt tên Thụy là Ðoan Cẩn. Cụ Mai Xuân Tín...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mai Xuân Thưởng - Bùi Thúc Khán Mai Xuân Thưởng - Bùi Thúc Khán Anh hùng Mai Xuân Thưởng ứng hùng năm Canh Thân (1860), tuẫnquốc năm Ðinh Hợi (1887). Người thôn Phú Lạc, huyện Bình Khê, tỉnh BìnhÐịnh. Tư cách khác phàm, văn võ gồm đủ. Theo tài liệu gần đây thì thân phụ của anh hùng Mai Xuân Thưởng là cụMai Xuân Tín, Bố chánh sứ tỉnh Cao Bằng, khi mất được vua Tự Ðức ban sắctruy tặng làm Trung Thuận Ðại phu, Án sát sứ (chánh tứ phẩm) tỉnh Cao Bằng,đặt tên Thụy là Ðoan Cẩn. Cụ Mai Xuân Tín là nho khoa trạc tú, nghệ phố tiêuanh (tức xuất thân từ khoa cử, tài đức tốt vời). Cụ mất năm 1866 lúc đang làmBố chánh Cao Bằng, quan cữu được hộ tống về Bình Ðịnh giao cho vợ con cụnhận an táng tại nguyên quán (Phú Lạc). Lúc ấy Mai Xuân Thưởng mới 6 tuổi. Năm Ất Dậu (1885), quân Pháp đánh lấy Huế, vua Hàm Nghi chạy raQuảng Trị, xuống chiếu Cần vương. Lúc bấy giờ ở tỉnh Bình Ðịnh đang mởkhoa thi Hương cho các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. Vừa thi xongtrường Ba thì được tin kinh thành thất thủ, nhà vua xuất bôn. Sĩ tử phần đôngbỏ thi, vào trường Tư chỉ còn 8 người và đều trúng tuyển Cử nhân, trong số đócó Mai Xuân Thưởng. Khi ban áo mão cho các vị tân khoa, quan Chánh chủ khảo có tặng mộtbài thơ:“Sơn hà phong cảnh dị tiền niênHoàn giám du khan thử địa huyềnHận mãn xương môn trần ám ngoạiLê linh văn viện bút đình biênLịch triều giáo dục ân như hảiBát giải thanh danh phẩm thị tiênNhất dự y quan nan tự hủyCương thường khán thử cổ anh hiền”Bài thơ có nghĩa:“Non sông xưa đã khác ràyGương hoành công khí nơi này còn treoCửa rồng hận ngất trần hiêuBút hoa tuôn lệ tiêu điều viện vănLịch triều lai láng biển ânDự hàng bát tuấn thêm phần thanh caoÁo xiêm trót đã buộc vàoCương thường noi dấu anh hào nghìn xưa”. Sau khi xướng danh, quan Chánh chủ khảo mời riêng Mai Xuân Thưởngvào phòng nói chuyện. Nguyên trước khi khảo lại các quyển thi, quan Chánhchủ khảo nằm mộng thấy một bà lão tặng một nhánh mai chỉ trổ một bông nhụyvàng cánh trắng, mùi hương nhẹ nhàng. Quan vừa đưa tay nâng thì hoa mai liềnrụng vào nghiên son và bà lão biến mất. Giật mình tỉnh dậy, băn khoăn khônghiểu là điềm chi. Khi thấy trong tám vị cử nhân có họ Mai và xem lại quyển thithấy văn chương có khí phách, đoán rằng điềm ứng vào Mai công, nên mời vàoủy thác đại sự. Lúc này nước nhà còn mất, phần lớn là do nơi đám sĩ phu, làmviệc phải hết sức thận trọng. Mai Xuân Thưởng lãnh ý, trở về nhà noi dấu anh hào nghìn xưa, dấynghĩa binh chống Pháp. Kính phục tài năng và đức độ của Mai công, các danhnhân trong tỉnh như Tăng Bạt Hổ ở Hoài Ân, Nguyễn Trọng Trì ở An Nhơn,Nguyễn Hoá ở Bình Khê, Nguyễn Can ở Tuy Phước... đều ra phò tá. Sĩ phu cáctỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận đều hợp tác và chịu quyền chỉ huy. Ðạiđa số dân chúng địa phương đều góp sức, góp công tham gia kháng chiến. Nghĩa binh trú đóng những nơi hiểm yếu, đào hào đắp lũy chống giặcxâm lăng. Súng đạn có ít, binh khí phần nhiều là giáo sào, gươm mác, cung tên.Nhờ lòng dũng cảm của tướng sĩ, sự ủng hộ triệt để của đồng bào, nhiều trậnđánh xáp lá cà đã làm cho địch quân phải khiếp đảm. Gần ba năm trời nghĩabinh chiến đâu anh dũng. Pháp không thể chiến thắng bằng quân sự bèn dùngtiền của, chức tước, lợi lộc mua chuộc nhưng không kết quả. Vào khoảng hạ bán niên Bính Tuất (1886), Pháp sai trú sứ Aymonier vàTrần Bá Lộc cử đại binh từ Sài Gòn ra Bình Ðịnh quyết tiêu diệt nghĩa binh.Mặc dù nghĩa binh tinh thần chiến đấu ngày thêm cao, nhưng trước một địchthủ đông quân số, thiện chiến và vũ khí tân chế, đạn dược hậu cần đầy đủ, nênnghĩa binh không chống giữ nổi các yếu điểm. Tháng 3 năm Ðinh Hợi (1887),sau trận thư hùng cục kỳ quyết liệt ở Bàu Sấu (An Nhơn), tướng sĩ và ba quânbị thương vong nặng nề, lực lượng tan rã, thất lạc. Mai công bị thương nặng,đơn thương độc mã chạy vào Linh Ðỗng (núi Phú Phong) ẩn náu và tìm phươngkế gây lại lực lượng diệt thù. Quân giặc truy tầm nhưng không dò ra tin tức. Tên ngoại nô Trần Bá Lộc liền hạ độc thủ: sanh cầm Mai thái mẫu, thảmsát lương dân, ngày ngày bắt lý hương hai thôn Phú Lạc và Phú Phong tra khảo.Trước tình thế khó cứu vãn, không muốn kéo dài cuộc chiến vì sợ đồng bàothương vong, khốn khó, Mai công rời Linh Ðỗng đến nạp mình cho giặc tạiđình làng Phú Phong, nơi bọn Trần Bá Lộc đóng quân. Triều đình Huế theo lệnh quân Pháp, khép Mai công vào tội tử hình, đưađến thành Bình Ðịnh để chém đầu. Mai anh hùng tuẫn quốc ngày Rằm tháng Tưnăm Ðinh Hợi (1887), thi thể được thân nhân nhận đưa về chôn cất ở làng cũ làPhú Lạc (Bình Khê) phía bắc ngạn sông Côn. Khi ra pháp trường, Mai cônghướng về phía bắc lạy 5 lạy từ giã Vua, hướng về tây lạy 4 lạy từ giã Mẹ rồiung dung bước lên đoạn đầu đài. Bản án tử hình của Triều đình Huế dành cho Mai công có hai câu luận tộiquan trọng:“Dương vị Hàm Nghi khởi nghĩaÂm vị Huệ Nhạc báo thù” Có ng ...

Tài liệu được xem nhiều: