Quách Tấn, chặng cuối đời - Lộc XuyênQuách Tấn, tự Ðăng Ðạo, hiệu Trường Xuyên, tiểu hiệu Cổ Bàn Nhân, Thi Nại Thị, Cù Huân Khách v.v... Sinh ngày 04 tháng 01 năm 1910 tại làng Trường định tổng Trường định, huyện Bình khê, tỉnh Bình Định; nay là thôn Trường định, xã Bình hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Thuở bé học chữ Hán, đến 12 tuổi mới học Quốc ngữ và chữ Pháp. Năm 1929 đậu bằng Cao đẳng Tiểu học, lần lượt làm việc tại tòa sứ Huế, tòa sứ Ðồng nai, tòa sứ Nha Trang....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quách Tấn, chặng cuối đời - Lộc XuyênQuách Tấn, chặng cuối đời - Lộc Xuyên Quách Tấn, tự Ðăng Ðạo, hiệu Trường Xuyên, tiểu hiệu Cổ Bàn Nhân,Thi Nại Thị, Cù Huân Khách v.v... Sinh ngày 04 tháng 01 năm 1910 t ại làngTrường định tổng Trường định, huyện Bình khê, tỉnh Bình Định; nay là thônTrường định, xã Bình hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Thuở bé học chữ Hán, đến 12 tuổi mới học Quốc ngữ và chữ Pháp. Năm1929 đậu bằng Cao đẳng Tiểu học, lần lượt làm việc tại tòa sứ Huế, tòa sứÐồng nai, tòa sứ Nha Trang. Ðến Cách mạng tháng tám 1945 bùng nổ thì cùnggia đình tản cư về Bình Định. Từ 1945 đến 1954 dạy Quốc văn tại các trườngtrung học phổ thông ở An nhơn, Bồng sơn, Bình khê. Từ 1954 đến 1965 là PhóTỉnh trưởng Hành chánh tỉnh Bình Định một thời gian rồi bị đổi ra Huế, sau xinvề làm tại Nha Trang rồi về hưu. Từ ấy, ông ở tại Nha Trang tiếp tục sự nghiệpsáng tác, biên khảo và dịch thuật đã bắt đầu từ năm 1932. Những năm cuối đờidù bị mục tật ông vẫn làm việc không hề biết mệt mỏi cho đến khi nhắm mắt lìađời. Quách Tấn từ trần lúc 7 giờ 30 sáng ngày 21 tháng 12 năm 1992 (nhằmngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân) tại ngôi nhà do ông tậu từ thời Pháp thuộc,nay mang biển số 12 đường Bến Chợ - Nha Trang, sau một cơn đau tim độtngột, hưởng thọ 82 tuổi.Các tác phẩm đã xuất bản trong và ngoài nước: Một Tấm lòng (Thơ, Hà Nội - 1939) Mùa cổ điển (Thơ, Hà Nội - 1941, tái bản tại Sài Gòn -1960) Trăng ma lầu Việt (Truyện truyền kỳ, Sài Gòn -1960) Nghìn lẻ một đêm (Lược thuật truyện cổ Ba Tư, Sài Gòn -1961) Ðọng bóng chiều (Thơ, Paris - 1965)Mộng Ngân Sơn (Thơ,Paris - 1966) Nước non Bình Định (Ðịa phương chí tỉnh Bình Định, SàiGòn - 1968) Xứ trầm hương ( Ðịa phương chí tỉnh Khánh Hòa, Sài Gòn- 1969) Giọt trăng (Thơ, Paris - 1973) Tố Như thi (Tuyển dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Du,Paris - 1973) Họ Nguyễn Vân Sơn (Tiểu truyện danh nhân, Qui Nhơn -1988) Nhà Tây Sơn (Biên khảo lịch sử, Qui Nhơn - 1988)Các tác phẩm chưa xuất bản Hơn mười tập thơ, trong đó có: Mây cổ tháp (xong 1973) Giàn hoa lý (xong 1979) Bước lãng du: từ Huế đến Phan Rang (Biên kh ảo - ký sự,xong1963) Cảnh cũ còn đây (Biên khảo - ký sự, xong 1963) Ðời Bích Khê (Truyện ký danh nhân, xong 1971) Thi pháp (Phép làm thơ xưa, xong trước 1975) Ðôi nét về Hàn Mặc Tử (Truyện ký danh nhân, xong trước1975) Ðôi nét về Ðào Tấn (Truyện ký danh nhân, xong trước1975) Thơ chữ Hán của Thái Thuận (Tuyển dịch, xong trước1975) Dạo quanh hí trường (Giai thoại về hát bội, xong 1989) Bóng ngày qua (Hồi ký, viết từ thiếu thời đến trước khimất không lâu) v.v...Quách Tấn làm thơ viết bằng... tay trái Cũng như hầu hết các nhà thơ nhà văn sống cùng thời với ông, dù đãchọn văn chương làm nghiệp dĩ nhưng bởi Văn chương hạ giới rẻ như bèonhư Tản Ðà từng bảo nên ai cũng phải làm một nghề bằng tay mặt (công chức,nhà giáo v.v...) để có đồng lương chính đáng đủ nuôi sống chính mình, gópphần ổn định đời sống gia đình mình, rồi mới yên tâm mà theo đuổi mục đíchđã chọn. Dù muốn dù không, yếu tố kinh tế vẫn chi phối cuộc đời họ nên khigặp phải những biến động của lịch sử tạo nên những bước ngoặc quan trọngtrên đường đời thì sự nghiệp văn chương của họ không thể không bị ảnh hưởng.Cho nên cuộc đời của nhà thơ họ Quách có thể chia thành mấy giai đoạn sauđây:1910-1929: Từ sơ sinh đến đỗ đạt, sống lệ thuộc vào kinh tế gia đình.1929-1945: Làm công chức cho Chính phủ Bảo hộ, bắt đầu tự lập1945-1954: Làm giáo viên trong vùng kháng chiến, vừa mưu sinh vừa được yênthân.1954-1965: Làm công chức cho chính quyền miền Nam, ổn định kinh tế giađình.1965-1975: Nghỉ hưu, sống nhờ vào hưu bổng.1975-1992: Quãng cuối đời, không còn hưu bổng nữa, sống nhờ vào sự cungdưỡng của con cháu. Vậy quãng cuối đời của quách Tấn kể từ ngày 30 tháng4 năm 1975, và những điều nghe biết về ông xin cũng bắt đầu từ thời điểm này.Từ hai bài thơ tuyệt bút... Phải mấy tháng sau ngày 30-4-1975 tôi mới về tới căn nhà ọp ẹp của tôi ởđường Bạch Ðằng, trước hãng Bia, cạnh đầm Thị Nại - Qui Nhơn, căn nhà màdưới một bài báo tôi đã gọi đùa là Phong mãn lâu. Bấy giờ vợ con tôi đã về quê,tôi còn ở lại coi nhà. Một buổi sáng nọ, tôi vừa ngạc nhiện vừa mừng rỡ khi thấy Quách Tấnđến nhà tôi. Cùng đi với ông còn có họa sĩ Phạm Ðình Khương. Vừa cầm taytôi, ông có vẻ buồn, trầm giọng nói:- Tôi vì chút việc nhà mà phải về Qui Nhơn từ hôm qua, sáng nay nhờ anhKhương đưa tới thăm ông.Tôi mời ông vào nhà. Nhà sẵn còn mấy phong bánh bột đậu và lương khô vợ tôiđể lại cho tôi dùng khi nào không muốn ...