Danh mục

Lịch sử Qui Nhơn Bình Định - Bùi Phong Khê

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.09 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lịch sử Qui Nhơn Bình Định - Bùi Phong KhêBình Định vốn đất cũ của Chiêm Thành. Theo sách Ðồ Bàn ký của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển, triều Minh Mạng thì sau khi bị vua Lê Ðại Hành đánh lấy thành Ðịa Rí (982), vua Chiêm thành là Xá Lợi Ðà Ngô Nhật Hoán chạy vào đây đóng đô mới đặt tên là Ðồ Bàn (địa danh trước đó là gì không rõ). Nhật Hoán hiệu là Ðồ Bàn (Chô Pan) nên lấy hiệu mà đặt tên cho thủ đô. Từ dời đô vào Ðồ Bàn, nhờ sông núi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lịch sử Qui Nhơn Bình Định - Bùi Phong KhêLịch sử Qui Nhơn Bình Định - Bùi Phong Khê Bình Định vốn đất cũ của Chiêm Thành. Theo sách Ðồ Bàn ký củaHoàng giáp Nguyễn Văn Hiển, triều Minh Mạng thì sau khi bị vua Lê Ðại Hànhđánh lấy thành Ðịa Rí (982), vua Chiêm thành là Xá Lợi Ðà Ngô Nhật Hoánchạy vào đây đóng đô mới đặt tên là Ðồ Bàn (địa danh trước đó là gì không rõ).Nhật Hoán hiệu là Ðồ Bàn (Chô Pan) nên lấy hiệu mà đặt tên cho thủ đô. Từ dời đô vào Ðồ Bàn, nhờ sông núi hiểm trở, thành trì vững chắc, ngườiChiêm Thành đã ngăn được bước tiến của quân xâm lăng và giữ nước được gần5 thế kỷ. Năm Giáp Thân (1284), quân Chiêm Thành đã đánh lui 10 vạn hùngbinh của nhà Nguyên do Toa Ðô thống lĩnh và kéo từ Trung quốc theo đườngthủy vào cửa Thị nại. Năm bính Thìn (1376), vua Trần Huệ Tông cử 12 vạn quân, vừa thủy vừabộ, vào đánh Ðồ Bàn. Chế Bồng Nga làm cừ sắt ngoài thành, bày kế dụ địchgiết được vua nhà Trần và đánh tan rã cả quân thủy bộ. Năm Quý Mùi (1403), Hồ Hán Thương sai tướng đem 20 vạn quân vớichiến cụ đầy đủ, vào nỗ lực vây đánh thành Ðồ Bàn ngót hai tháng trời, nhưngrốt cuộc bị người Chiêm phản công kịch liệt, phải rút quân về nước. Ðó là những thời oanh liệt của người Chiêm Thành nói chung và của đấtÐồ Bàn nói riêng. Nhưng đến năm Canh Thìn (1470), vua Chiêm Thành là TràToàn đem quân ra đánh phá Hóa châu, vua Lê Thánh Tông ph ải cầm quân điđánh dẹp, Trà Toàn đại bại rút quân về giữ Ðồ Bàn. Vua Lê Thánh Tông thừathắng đuổi đánh, quân Chiêm chống không nổi. Trà Toàn bị bắt và đất Ðồ Bànbị quân ta chiếm cứ. Vua Lê Thánh Tông cho sát nhập vào Ðạo Quảng namphần đất của Chiêm Thành mới đánh lấy được, và đặt tên phần đất mới này làPhủ Hoài Nhơn với ba huyện trực thuộc là Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Phủlỵ đóng tại thành Ðồ Bàn. Ðến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, năm Ất Tỵ (1605), chúa Tiên NguyễnHoàng đổi tên Hoài Nhơn ra Qui Nhơn, đặt quan Tuần vũ cai trị (vẫn thuộc ÐạoQuảng Nam như dưới thời nhà Lê). Thời chúa Nguyễn Phúc Tần, năm Tân Mão (1651), Phủ Qui nhơn đổi raPhủ Qui ninh. Sang đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, năm Tân Dậu (1741) lấy lạitên Qui nhơn. Năm Giáp Tý (1744), Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, hiệu Võ vương,sửa đổi việc nội trị. Các Ðạo đổi ra Dinh, các Phủ vẫn giữ tình trạng cũ. PhủQui Nhơn vẫn thuộc dinh Quảng Nam, và phủ lỵ dời ra phía bắc thành Ðồ Bàn,tại thôn Châu Thành (nay là xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn). Võ vương mất (1765), Nguyễn Phúc Thuần kế vị lấy hiệu Ðịnh Vương.Ðịnh Vương còn nhỏ, gian thần Trương Phúc Loan nắm quyền bính và lộnghành, nước sanh loạn lạc, nhân dân đồ thán. Ðể dẹp loạn cứu dân, năm TânMão (1771), ba vị anh hùng đất Tây Sơn (huyện Tuy Viễn) dấy nghĩa binh đánhnhà Nguyễn, nhân dân nức lòng hưởng ứng, khí thế rất mạnh. Tuần vũ QuiNhơn là Nguyễn Khắc Tuyên không chống nổi, bỏ thành chạy ra Phú Xuân.Nghĩa binh lấy Qui Nhơn làm căn cứ, rồi đánh vào Nam, đánh ra Bắc, dựng nêncơ nghiệp nhà Tây Sơn. Năm Bính Thân (1776), Nguyễn Nhạc xưng vương, hiệu Thái Ðức, lấyQui Nhơn làm kinh đô, sửa sang lại thành Ðồ Bàn làm Hoàng đế thành (tục gọiÐế Kinh). Thành Ðồ Bàn dân gian gọi là Thành Cũ, nằm trên dãy gò sỏi baotrùm hai thôn Nam Tân và Bắc Thuận, nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện AnNhơn. Thành do vua Chiêm Thành Ngô Nhật Hoán xây vào thế kỷ thứ X.Tường bằng gạch và đá ong, mặt hướng về Nam, có 4 cửa, chu vi hơn mườidặm, kiến trúc kiên cố. Bên trong có dựng tháp làm Bảo chướng, bên ngoài códãy đồi Kim Sơn làm cánh che cửa Tây, núi Long cốt làm tiền án và gò ThậpTháp yểm hậu. Khắp bốn mặt, ngoài xa xa, núi trùng điệp, sông quanh co, biểnbát ngát. Vua Thái đức cho mở thêm thành Ðồ Bàn về mặt Ðông, chu vi mới là15 dặm, mở thêm một cửa mới gọi là Tân môn, cửa phía Nam cũ gọi là Nammôn. Phía tây đắp Ðàn Nam giao để tế trời đất. Phía trong thành còn xây thêmmột lớp thành nữa gọi là Tử Thành.Trong Tử Thành, chính giữa dựng Ðiện Bátgiác là nơi vua ngự. Phía sau dựng Ðiện Chánh tẩm, phía trước dựng lầu Bátgiác. Bên tả, bên hữu dựng hai Tự đường, một thờ cha mẹ ruột, một thờ cha mẹvợ của nhà vua. Trước lầu Bát giác có cung Quyển Bồng, hai bên chái làm nơithị sự. Ngay trước mặt cung Quyển Bồng và liền với mặt Nam Tử thành, có cửaTam quan gọi là Quyển Bồng môn, xây cổ lầu, nên cũng gọi là Nam Môn lầu.Trong thành và ngoài thành bày trí la liệt những tượng đá, nào voi, nào nghê,nào nhạc công, nào vũ nữ, là những di tích di vật của người Chiêm Thành.Thành lúc bấy giờ thật là nguy nga tráng lệ! Ðất Qui Nhơn trở thành nơi phồnthịnh, nông nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhân dân an cư lạc nghiệp. Sau khi Nguyễn Phúc Ánh nhờ ngoại nhân giúp sức lấy lại được đất GiaĐịnh rồi thì Qui Nhơn cũng như các nơi khác ở Bắc, Nam trở thành bãi chiếntrường. Năm Nhâm Tý (1792), Nguyễn Phúc Ánh sai Nguyễn văn Thành,Nguyễn văn Trương cùng hai tướng Pháp là Dayot ...

Tài liệu được xem nhiều: