Bình Định, lễ hội ngày xuân - Đào Đức ChươngỞ Bình Ðịnh ngoài lễ hội Tế Ông nhằm mồng 10 tháng năm âm lịch và lễ hội Ðổ Giàn vào rằm tháng 7 hàng năm, các lễ hội khác đều được tổ chức trong mùa xuân, nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Những ngày cuối năm, 23 và 28 tháng chạp người ta rủ nhau mua sắm ở phiên chợ Tết Gò Chàm, sang ngày mồng 1 và 2 đầu năm dân chúng có lệ xuất hành gặp nhau ở hội tết Chợ Gò, rồi mồng 5 tết hẹn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bình Định, lễ hội ngày xuân - Đào Đức Chương Bình Định, lễ hội ngày xuân - Đào Đức Chương Ở Bình Ðịnh ngoài lễ hội Tế Ông nhằm mồng 10 tháng năm âm lịch và lễhội Ðổ Giàn vào rằm tháng 7 hàng năm, các lễ hội khác đều được tổ chức trongmùa xuân, nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Những ngày cuối năm, 23 và 28 tháng chạp người ta rủ nhau mua sắm ởphiên chợ Tết Gò Chàm, sang ngày mồng 1 và 2 đầu năm dân chúng có lệ xuấthành gặp nhau ở hội tết Chợ Gò, rồi mồng 5 tết hẹn nhau về Phú Phong dự lễhội Ðống Ða. Sau ngày khai hạ, tại thành Bình Ðịnh có hội Hát Xuân kéo dàihai ngày hai đêm, đến mồng 10 tháng giêng, và mồng 6 tháng 3 có lễ hội CầuNgư. Và ngay cả đồng bào Thượng cũng đóng góp mừng xuân với lễ hội ÐâmTrâu được tổ chức hàng năm tại các buôn làng vùng Vĩnh Thạnh (1). Những lễ hội thường được tổ chức ở miền quê, không một lời quảng cáohay nhắc nhở thúc dục, nhưng hội nào cũng đông nghẹt người. Dân chúng từcác nơi đổ về, quần áo tươm tất, tấp nập các ngả đường dẫn vào lễ hội bằng đủloại phương tiện cũng ngựa xe như nước, áo quần như nêm (Truyện Kiều,Nguyễn Du). Và với dáng điệu thảnh thơi, mặt mày hớn hở, chứng tỏ Thánggiêng là tháng ăn chơi (ca dao). Những gì chật vật trong năm cũ họ tạm quênđể nới rộng việc chi tiêu, sắm sửa, đãi đằng vì dù sao quan niệm có đói cũngngày Tết, có hết cũng ngày mùa (tục ngữ) đã ăn sâu vào lối sống của ngườidân Bình Ðịnh. CHỢ TẾT GÒ CHÀM Cách thị trấn Bình Ðịnh chừng hai cây số về phía bắc, chợ Gò Chàm tọalạc trên một khoảnh đất cao, rộng chừng hai mẫu tây, phía bắc giáp sông cầuChàm, phía tây sát quốc lộ 1. Ngày nay, nơi ấy nhà cửa mọc lên san sát lại cómột bệnh xá, không còn dấu vết gì một ngôi chợ lớn nhất tỉnh, nhưng địa giới làcây cầu bắc qua quốc lộ 1 vẫn còn đó và vẫn giữ nguyên cái tên Cầu Chàmnhư thuở nào. Theo các vị bô lão, ngày xưa chợ này tên chữ là Lam Kiều thị, códựng trụ ngay trước chợ khắc ba chữ ấy và vùng này gọi là xứ Lam Kiều, thờiMinh Mạng thuộc làng An Ngãi tổng Thời Ðôn huyện Tuy Viễn phủ An Nhơn.Mang tên xứ Lam Kiều vì xưa kia trồng nhiều cây chàm để nhuộm vải, thế thìđúng ra phải gọi là chợ Cầu Chàm nhưng dân chúng lại quen gọi là chợ GòChàm. Bởi đó, có người còn cho rằng chợ được lập trên vùng đất gò có nhiềumồ mả người Chàm nên mới gọi là chợ Gò Chàm. Năm 1940, chợ Gò Chàm dời vào khu đất phía đông bắc bên ngoài thànhBình Ðịnh, sát với khu phố của thị trấn và đổi danh hiệu là chợ Bình Ðịnh,nhưng dân chúng vẫn quen gọi tên cũ. Chợ mới vẫn giữ vai trò lớn nhất tỉnh,nhóm chợ mỗi ngày và mỗi tháng có sáu phiên vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18,23, 28. Ngoài ra, xưa nay vẫn giữ lệ phiên chợ 23, 28 tháng chạp âm lịch nhómsuốt ngày đêm và đông hơn các phiên chợ khác trong năm. Phiên chợ tết khác với phiên thường vì có nhiều người đến chợ để dạochơi, ăn uống, thết đãi bạn bè và càng về đêm người dạo càng đông. Người đichợ để mua bán cũng tăng lên gấp nhiều lần vì phiên chợ này không thiếu mónsơn hào hải vị nào cần mua sắm làm cỗ dọn tết. Họ réo gọi nhau tốp năm tốp bacùng đến chợ cho vui, trong bài vè chợ Gò Chàm đã diễn tả quang cảnh rộn rịpấy:Bớ chị em ơi! Ði chợChợ nào bằng chợ Gò ChàmTôm tươi cá trụng thịt bò thịt heoCòn thêm bánh đúc bánh xèoBánh khô bánh nổ bánh bèo liên uNhững con cá chép cá thuCá ngừ cá nục cá chù thiệt ngonNgười cần mua sắm quần áo, nữ trang để chưng diện trong dịp tết, đến chợ GòChàm tha hồ lựa chọn cho vừa ý:Những còn hàng giép hàng giàyNón ngựa nón chóp bán rày liên thiênLại còn những món nhiều tiềnCà rá, hột đá, dây chuyền, dầu thơm... Chợ Gò Chàm còn có riêng một khu chuyên bán súc vật, quen gọi là chợBò. Tuy đặt tên như vậy nhưng người ta đem bán đủ loại gia súc: từ trâu, bò,heo, dê, cừu đến gà vịt, ngỗng, chim chóc... và có cả thú rừng mới vừa săn bắthay đã thuần hóa; cứ đến chợ Gò Chàm, nhất là phiên chợ tết là có ngay. Mộtđặc điểm nữa, phiên chợ tết có bán gà thiến, cho thịt thơm ngon mềm và béo,dùng vào việc làm lễ vật rất thông dụng. Dân trong vùng có tục lệ mồng mộttết cha, mồng ba tết thầy Nào là chàng rể lễ tết cha mẹ vợ, tân gia đi tết thầyđịa và thợ cả dựng nhà, tang gia lễ tết thầy liệm, thầy cúng, võ sinh lễ tết sư phụ,học trò lễ tết thầy cô giáo... rầm rộ thành phong trào lễ tết hàng năm. Trong hai phiên chợ tết Gò Chàm, phiên 23 lớn hơn và vui hơn vì ngàytết tương đối còn xa, đủ thời gian kịp mua kịp bán. Nhiều thương nhân từ cáctỉnh khác chở hàng hóa đến bán:Xem ra chẳng thiếu hàng nàoQuảng Nam, Quảng Ngãi cũng vào cũng vô ...Có cả những lái buôn từ miền núi chở lâm sản xuống và mua sỉ hàng hóa, thựcphẩm ở đồng bằng đem về xứ bán lại kiếm lời:Buôn mọi bán rợMấy chú An KhêỞ trển đem vềXấp trần nài rể Phiên chợ 23 còn một điểm thuận tiện nữa, vừa lúc các trường thi xongkỳ đệ nhất lục cá nguyệt, chuẩn bị liên hoan, chia tay về nghỉ tết. Những nămcuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, ở thị trấn Bình Ðịnh có ba trường tr ...