Danh mục

Phân loại và mối quan hệ gần gũi của các quần xã thực vật có hoa tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 865.32 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm phân loại các quần xã thực vật có hoa tự nhiên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị dựa trên phân loại thảm thực vật của UNESCO, sinh cảnh nơi có quần xã thực vật phân bố và loài ưu thế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại và mối quan hệ gần gũi của các quần xã thực vật có hoa tự nhiên vùng đất cát tỉnh Quảng Trị BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00050 PHÂN LOẠI VÀ MỐI QUAN HỆ GẦN GŨI CỦA CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT CÓ HOA TỰ NHIÊN VÙNG ĐẤT CÁT TỈNH QUẢNG TRỊ Hoàng Xuân Thảo*, Trương Thị Hiếu Thảo Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm phân loại các quần xã thực vật có hoa tự nhiên ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị dựa trên phân loại thảm thực vật của UNESCO, sinh cảnh nơi có quần xã thực vật phân bố và loài ưu thế. Nghiên cứu còn đánh giá mối quan hệ gần gũi của quần xã thực vật có hoa vùng đất cát tỉnh Quảng Trị. Vùng đất cát tỉnh Quảng Trị gồm có 85 quần xã thuộc 3 lớp: lớp Rừng kín gồm 8 quần xã, Rú và Thảm cỏ lần lượt có 53 và 24 quần xã. Dựa trên mối quan hệ gần gũi về thành phần loài, các quần xã thuộc lớp Rừng kín được chia thành 2 nhóm: các quần xã ưu thế bởi Trâm bù (Syzygium corticosum) và các quần xã ưu thế bởi Dẻ cát (Lithocarpus concentricus). Ở lớp Rú, các quần xã được chia làm 2 nhóm gồm các quần xã có Tràm (Melaleuca cajuputi) là loài ưu thế và các quần xã có Trâm vỏ đỏ (Syzygium zeylanicum) ưu thế. Thảm cỏ gồm 3 nhóm trong đó, 1 nhóm gồm các quần xã phân bố trên đất cát di động ưu thế bởi Cỏ chông (Spinifex littoreus) và Cói quăn lông tơ (Fimbristylis sericea); 1 nhóm gồm các quần xã phân bố trên đất cát ngập nước thường xuyên có Hồng vĩ hình sao (Pogostemon stellatus) là loài ưu thế và 1 nhóm phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau với Mao tái (Eriachne pallescens) và Trung lân á (Centrolepis banksii) là những loài ưu thế. Từ khóa: Đất cát, quần xã, thực vật có hoa, Quảng Trị. 1. MỞ ĐẦU Đất cát tỉnh Quảng Trị phân bố ở vùng đồng bằng duyên hải. Vùng đất cát nói chung là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt, thành phần cơ giới chủ yếu là cát với khả năng trữ nước kém, thoát nước nhanh gây ra sự khô hạn trong đất (Nguyễn Hữu Tứ và nnk., 2004). Bên cạnh đó, vùng ven biển tỉnh Quảng Trị thường có những đợt nóng kéo dài làm cho tính chất khô hạn của đất cát thêm khắc nghiệt. Các quần xã thực vật ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có vai trò quan trọng trong việc cố định đất, ngăn chặn sa mạc hóa do sự di động của cát, làm giảm tính khắc nghiệt của khí hậu đồng thời là nguồn lợi kinh tế của người dân địa phương. Tuy vậy, hiện tượng khai thác thực vật trên cát lấy gỗ và làm đất canh tác đã làm giảm diện tích thảm thực vật tự nhiên nơi đây. Thảm thực vật vùng đất cát tỉnh Quảng Trị, theo Thái Văn Trừng (2000) thì chúng thuộc kiểu thảm Rú kín lá cứng hơi ẩm nhiệt đới. Cũng theo quan điểm phân loại của Thái Văn Trừng, nghiên cứu về phân loại thảm thực vật đất cát miền Trung nói chung và ở Quảng Trị nói riêng cũng được thực hiện bởi Nguyễn Hữu Tứ và nnk. (2004), Nguyễn Hữu Tứ (2007), Nguyễn Hữu Tứ và Vũ Anh Tài (2009), Trần Thị Hân (2017). Hệ thống mang tính giới thiệu những đơn vị thảm thực vật có mặt tại đây, có thể bổ sung khi có những điều tra chi tiết (Nguyễn Hữu Tứ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế *Email: hoangxuanthao@dhsphue.edu.vn 398 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2007). Nhằm cung cấp thêm thông tin để hiểu rõ hơn về hệ sinh thái vùng đất cát tỉnh Quảng Trị, chúng tôi tiến hành phân loại các quần xã thực vật có hoa tự nhiên theo quan điểm phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973). Nghiên cứu này góp phần làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phục hồi và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thực vật ở hệ sinh thái nhạy cảm này. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các quần xã thực vật có hoa ở thảm thực vật tự nhiên vùng cát tỉnh Quảng Trị. Địa điểm nghiên cứu: Vùng đất cát tỉnh Quảng Trị chủ yếu phân bố trên 4 huyện ven biển gồm Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Ngoài dải đất tiếp giáp với biển phân bố trên 4 huyện được gọi là vùng đất cát ven biển còn có các vùng nằm sâu trong nội địa và cách biệt với vùng ven biển bởi loại đất khác được gọi là đất cát nội đồng. Đất cát nội đồng phân bố trên 3 huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh và Hải Lăng. Vùng đất cát tỉnh Quảng Trị có 6 phân vùng khác nhau (Hình 1), 3 phân vùng đất cát ven biển (phân vùng đất cát ven biển phân bố liên tục ở hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng, huyện Gio Linh và huyện Vĩnh Linh) và 3 phân vùng đất cát nội đồng (phân vùng đất cát nội đồng ở huyện Hải Lăng, huyện Gio Linh và huyện Vĩnh Linh). Hình 1. Vị trí các ô tiêu chuẩn thu mẫu và các phân vùng đất cát 2.2. Phương pháp nghiên cứu Xác định các kiểu sinh cảnh: Chúng tôi tiến hành phân loại các kiểu sinh cảnh ở vùng đất cát tỉnh Quảng Trị dựa trên tính chất di động và tính chất ngập nước của cát bằng quan sát trong quá trình nghiên cứu theo Moren ...

Tài liệu được xem nhiều: