Danh mục

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh mua sắm online ngày càng phát triển nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.56 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh mua sắm online ngày càng phát triển nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng" được thực hiện nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh công nghệ mua sắm ngày càng phát triển với nhiều hình thức mua sắm online tại Thành phố Đằ Nẵng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh mua sắm online ngày càng phát triển nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG TRONG BỐI CẢNH MUA SẮM ONLINE NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN: NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ThS. Nguyễn Hà Thanh Thảo Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại chợ truyền thống trong bối cảnh công nghệ mua sắm ngày càng phát triển với nhiều hình thức mua sắm online tại Thành phố Đằ Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có một số nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống của người tiêu dùng tại Thành Phố Đà Nẵng dưới góc nhìn của người mua như: Chất lượng sản phẩm, giá cả của sản phẩm, sự tiện lợi và thái độ người bán hàng. Trên cơ sở phân tích đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động mua bán thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng Từ khóa: Ý định mua, thực phẩm tươi sống, các nhân tố ảnh hưởng, Thành phố Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh công nghệ mua sắm ngày càng phát triển, sự thay đổi từng ngày theo hướng tích cực của việc mua sắm thông qua các kênh online, các kênh mua sắm ứng dụng công nghệ hiện đại, người tiêu dùng chỉ cần ở nhà, sử dụng ứng dụng thông minh để có thể mua bán hàng hóa trực tiếp, bên cạnh đó là sự lớn mạnh của hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại với nhiều ưu thế, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam chuộng hàng ngoại và tính nghiêm trọng của việc phải kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm theo tuyên thệ của Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021. Bối cảnh đó tưởng chừng hệ thống chợ truyền thống của Việt Nam sẽ bị “phủ quyết” trong một sớm, một chiều. Nhưng không nó vẫn có sức sống mãnh liệt, theo thống kê của Bộ Công Thương, năm 2015 thị phần bán lẻ hiện đại tại Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ (dự báo con số này sẽ là 45% đến năm 2020), thị phần bán lẻ truyền thống chiếm 75% tổng mức bán lẻ (kênh bán lẻ hiện đại ở đây là hệ thống các siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng tiện lợi; còn hệ thống chợ phân bố trên tất cả các địa bàn từ thành thị đến nông thôn và các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ của hộ kinh doanh cá thể được xếp vào kênh bán lẻ truyền thống). Các chợ truyền thống ngoài đóng góp về mặt kinh tế thì kênh bán lẻ này còn mang nhiều giá trị về mặt văn hóa và xã hội: mang đậm dấu ấn văn hóa, hồn quốc Việt, thể hiện trong giao dịch và trong văn hóa chợ (Linh Anh, 2012). Người tiêu dùng khi đến một khu chợ của một địa phương nào thường muốn mua một mặt hàng truyền thống của địa phương đó, cho nên đây cũng chính là một kênh quảng bá, tiêu thụ hàng Việt rất hiệu quả (Hà Anh, 2013). Chính vì những lý do như vậy, nghiên cứu này thực hiện sẽ tập trung khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chợ truyền thống là nơi mua thực phẩm tươi sống: Nghiên cứu tại Thành Phố Đà Nẵng để có câu trả lời: Tại sao người tiêu dùng lại lựa chọn chợ truyền thống? Để chợ truyền thống tiếp tục nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng để mua thực phẩm tươi sống cần làm gì ? , 183 2. Tổng quan nghiên cứu Ý định hành vi liên quan đến lựa chọn nơi mua sắm nhận được sự quan tâm không chỉ của các học giả quốc tế mà còn của các học giả trong nước, các hướng nghiên cứu khác nhau được các nhà nghiên cứu triển khai: Lựa chọn khai thác ý định của người tiêu dùng khi đi mua sắm tại các siêu thị, tác giả Teynamphet (2013) đã chỉ ra, ý định mua sắm của người tiêu dùng khi lựa chọn các siêu thị chịu ảnh hưởng của sáu nhóm yếu tố bao gồm: (1) Động cơ mua hàng; (2) Cảm nhận về giá trị lợi ích; (3) Kiến thức, kinh nghiệm; (4) Thái độ; (5) Phong cách sống và (6) Các yếu tố cá nhân. Cũng lựa chọn nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm tại các siêu thị, tác giả Tinne (2011) lựa chọn điểm nghiên cứu tại Bangladesh và sử dụng phương pháp nghiên cứu khác so với Taynamphet (2013), tác giả Tinne đã chỉ ra bảy nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn siêu thị là điểm mua sắm của người tiêu dùng tại đất nước này, các nhân tố bao gồm: (1) Chương trình khuyến mại; (2) Thiết kế, trang trí của siêu thị; (3) Giá cả và chương trình giảm giá; (4) Nhân viên bán hàng; (5) Sự đa dạng của hàng hóa; (6) Mùa, đợt mua sắm; và (7) Thu nhập của người tiêu dùng. Mặc dù chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng khác nhau, nhưng Taynamphet (2013) và Tinnie (2011) đều chung hướng nghiên cứu khi tập trung khai thác về khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng khi l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: