Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên Hutech trên các sàn thương mại điện tử
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 432.24 KB
Lượt xem: 76
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đề tài "Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên Hutech trên các sàn thương mại điện tử" được thực hiện với mục tiêu tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến trên các nền tảng này của sinh viên TP.HCM nói chung và sinh viên HUTECH nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên Hutech trên các sàn thương mại điện tử XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN HUTECH TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thảo Nguyên*, Phan Nữ Phương Thùy Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền TÓM TẮT Hiện nay, việc mua sắm trên các nền tảng trực tuyến đã không còn quá xa lạ đối với đại bộ phận người dân Việt Nam. Trong vô vàn các nền tảng đó, không thể không nhắc tới các sàn thương mại điện tử - vốn là những nền tảng mua sắm trực tuyến đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đối với thế hệ trẻ ngày nay, có rất nhiều nguyên do dẫn đến việc họ lựa chọn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử thay vì mua sắm theo kiểu trực tiếp truyền thống. Với mục tiêu tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến trên các nền tảng này của sinh viên TP.HCM nói chung và sinh viên HUTECH nói riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên HUTECH trên các sàn thương mại điện tử”. Từ khóa: mua sắm trực tuyến, sàn thương mại điện tử 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hình 1. Doanh thu mua sắm trực tuyến B2C Việt Nam năm 2017 Năm 2021, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Trong bối cảnh đó, TMĐT Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn 774 định. Theo thống kê của Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, ngành thương mại điện tử đạt mức tăng trưởng 20% vào năm này. Trong suốt giai đoạn từ năm 2015-2022, thương mại điện tử Việt Nam vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt từ 16-30%. Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista, trong năm 2022, số lượng người Việt Nam mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Cùng thời điểm này, Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025. Theo một báo cáo khác từ Statista, Việt Nam dự kiến sẽ sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025. Việt Nam hiện đang có mức quy mô mua hàng trung bình (ABS) là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân khác trong khu vực là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD). Theo Báo cáo “Digital 2022 global overview report” của We are social & Hootsuite, tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng tuần của Việt Nam đứng thứ 11 trong số các quốc gia được thống kê (58,2%), ngang bằng với mức trung bình toàn cầu, cao hơn Mỹ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Đức. Hình 2. Dự báo doanh thu ngành thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 Những con số trên chứng tỏ thị trường mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam là rất hấp dẫn và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Để có thể nắm bắt được những yếu tố quan trọng nào gây ra ảnh hưởng đến hành vi và xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, nhất là đối với giới trẻ - thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quy mô người tiêu dùng tham gia vào các nền tảng mua sắm trực tuyến, việc nghiên cứu và đưa ra một mô hình phù hợp là hoàn toàn cấp thiết vào thời điểm này. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo định nghĩa trong nghiên cứu của Monsuwe et al. (2004) thì mua sắm trực tuyến là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua hàng thông qua các cửa hàng trên mạng Internet hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến. 775 Thương mại điện tử (TMĐT) là quá trình tiến hành kinh doanh điện tử giữa các đối tượng khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức hoặc cá nhân. Một thành phần quan trọng của TMĐT, đôi khi được gọi là giao dịch điện tử, là quảng cáo và mua sắm hàng hóa và dịch vụ qua Internet (Wakid và cộng sự, 1999). Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Mộng Cầm & Dương Thị Ngọc Tuyền (2022) đã ghi nhận được 4 nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên bao gồm: Sự tin cậy, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức sự hữu ích và Chất lượng dịch vụ tác động đến hành vi mua sắm online trường hợp đối với trang thương mại điện tử Shopee. Ở nghiên cứu của Hà Ngọc Thắng & Nguyễn Thành Độ (2016) tiến hành nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định. Tác giả đã bổ sung biến cảm nhận rủi ro để dự đoán ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng Niềm tin, Cảm nhận rủi ro, Thái độ và Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tham khảo và kế thừa Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam của tác giả Lê Kim Dung (2020) trong Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Ngành Quản trị kinh doanh, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Độ tin cậy Nhận thức tính hữu ích Xu hướng mua sắm trực Độ đa dạng sản tuyến của sinh viên phẩm HUTECH trên các sàn thương mại điện tử Độ đa dạng phương thức thanh toán Giá cả Hình 3. Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên HUTECH trên các sàn thương mại điện tử 776 Dựa vào các cơ sở lý thuyết nêu trên, nghiên cứu này sẽ xem xét các yếu tố của ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng là sinh viên TP. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên Hutech trên các sàn thương mại điện tử XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN HUTECH TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thảo Nguyên*, Phan Nữ Phương Thùy Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lệ Huyền TÓM TẮT Hiện nay, việc mua sắm trên các nền tảng trực tuyến đã không còn quá xa lạ đối với đại bộ phận người dân Việt Nam. Trong vô vàn các nền tảng đó, không thể không nhắc tới các sàn thương mại điện tử - vốn là những nền tảng mua sắm trực tuyến đã và đang phát triển rất mạnh mẽ. Đối với thế hệ trẻ ngày nay, có rất nhiều nguyên do dẫn đến việc họ lựa chọn mua sắm trên các sàn thương mại điện tử thay vì mua sắm theo kiểu trực tiếp truyền thống. Với mục tiêu tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến trên các nền tảng này của sinh viên TP.HCM nói chung và sinh viên HUTECH nói riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên HUTECH trên các sàn thương mại điện tử”. Từ khóa: mua sắm trực tuyến, sàn thương mại điện tử 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hình 1. Doanh thu mua sắm trực tuyến B2C Việt Nam năm 2017 Năm 2021, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung. Trong bối cảnh đó, TMĐT Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn 774 định. Theo thống kê của Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022, ngành thương mại điện tử đạt mức tăng trưởng 20% vào năm này. Trong suốt giai đoạn từ năm 2015-2022, thương mại điện tử Việt Nam vẫn luôn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt từ 16-30%. Theo số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Statista, trong năm 2022, số lượng người Việt Nam mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu người, tăng 13,5% so với năm trước, tổng chi tiêu cho việc mua sắm trực tuyến đạt 12,42 tỷ USD. Cùng thời điểm này, Google và Bain & Company dự báo quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025. Theo một báo cáo khác từ Statista, Việt Nam dự kiến sẽ sở hữu thị trường thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia trước năm 2025. Việt Nam hiện đang có mức quy mô mua hàng trung bình (ABS) là 26 USD, cao hơn hai nước đông dân khác trong khu vực là Thái Lan (25 USD) và Indonesia (18 USD). Theo Báo cáo “Digital 2022 global overview report” của We are social & Hootsuite, tỷ lệ người dùng internet mua sắm hàng tuần của Việt Nam đứng thứ 11 trong số các quốc gia được thống kê (58,2%), ngang bằng với mức trung bình toàn cầu, cao hơn Mỹ, Australia, Pháp, Nhật Bản, Đức. Hình 2. Dự báo doanh thu ngành thương mại điện tử Việt Nam đến năm 2025 Những con số trên chứng tỏ thị trường mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam là rất hấp dẫn và có nhiều tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai. Để có thể nắm bắt được những yếu tố quan trọng nào gây ra ảnh hưởng đến hành vi và xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam, nhất là đối với giới trẻ - thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong quy mô người tiêu dùng tham gia vào các nền tảng mua sắm trực tuyến, việc nghiên cứu và đưa ra một mô hình phù hợp là hoàn toàn cấp thiết vào thời điểm này. 2. NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo định nghĩa trong nghiên cứu của Monsuwe et al. (2004) thì mua sắm trực tuyến là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua hàng thông qua các cửa hàng trên mạng Internet hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến. 775 Thương mại điện tử (TMĐT) là quá trình tiến hành kinh doanh điện tử giữa các đối tượng khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức hoặc cá nhân. Một thành phần quan trọng của TMĐT, đôi khi được gọi là giao dịch điện tử, là quảng cáo và mua sắm hàng hóa và dịch vụ qua Internet (Wakid và cộng sự, 1999). Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thị Mộng Cầm & Dương Thị Ngọc Tuyền (2022) đã ghi nhận được 4 nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên bao gồm: Sự tin cậy, Nhận thức tính dễ sử dụng, Nhận thức sự hữu ích và Chất lượng dịch vụ tác động đến hành vi mua sắm online trường hợp đối với trang thương mại điện tử Shopee. Ở nghiên cứu của Hà Ngọc Thắng & Nguyễn Thành Độ (2016) tiến hành nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam: Nghiên cứu mở rộng thuyết hành vi có hoạch định. Tác giả đã bổ sung biến cảm nhận rủi ro để dự đoán ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng Niềm tin, Cảm nhận rủi ro, Thái độ và Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng tham khảo và kế thừa Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Việt Nam của tác giả Lê Kim Dung (2020) trong Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, Ngành Quản trị kinh doanh, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Độ tin cậy Nhận thức tính hữu ích Xu hướng mua sắm trực Độ đa dạng sản tuyến của sinh viên phẩm HUTECH trên các sàn thương mại điện tử Độ đa dạng phương thức thanh toán Giá cả Hình 3. Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên HUTECH trên các sàn thương mại điện tử 776 Dựa vào các cơ sở lý thuyết nêu trên, nghiên cứu này sẽ xem xét các yếu tố của ảnh hưởng đến xu hướng mua sắm của người tiêu dùng là sinh viên TP. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Mua sắm trực tuyến Xu hướng mua sắm trực tuyến Thương mại điện tử Sàn thương mại điện tử Doanh thu mua sắm trực tuyếnGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
6 trang 644 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trên Shopee tại TP. Hồ Chí Minh
10 trang 560 11 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 527 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 499 9 0 -
6 trang 472 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 465 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 415 10 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 409 7 0