Danh mục

Pháp luật về dịch vụ logistics tại Việt Nam: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 359.33 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết sẽ tập trung phân tích một số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics, cụ thể là trong Luật Thương mại năm 2005 và đưa ra những kiến nghị để xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động logistics nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ logistics ở Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật về dịch vụ logistics tại Việt Nam: Bất cập và kiến nghị hoàn thiện Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM: BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VIETNAM’S LEGAL FRAMEWORK ON LOGISTICS SERVICE: SOME INADEQUACIES AND SUGGESTIONS Châu Thị Ngọc Tuyết Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: ctntuyet@kontum.udn.vn Tóm tắt Ngành dịch vụ logistics đã xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP sẽ đạt 8%-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15%-20%... Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành dịch vụ logistics vẫn còn những rào cản nhất định. Một trong số đó chính là khung pháp lý điều chỉnh dịch vụ logistics tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ logistics, đòi hỏi pháp luật Việt Nam phải có những quy định phù hợp đối với ngành dịch vụ này. Vì thế bài viết sẽ tập trung phân tích một số bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ logistics, cụ thể là trong Luật Thương mại năm 2005 và đưa ra những kiến nghị để xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động logistics nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của dịch vụ logistics ở Việt Nam. Từ khóa: Dịch vụ logistics, Pháp luật về dịch vụ logistics, Luật Thương mại. Abstract Logistics service industry has been introduced to Vietnam over the past 30 years, with an impressive growth rate. It is estimated that, by 2025, this industry will contribute 8%-10% to Vietnam’s GDP and its growth rate will reach 15%-20%. However, Vietnam’s effort to develop its logistics service industry encounters the number of barriers and challenges, one of which relates to its legal framework to regulate this industry. Besides, this newly- arrived industry requires Vietnam to amend its laws and regulations to facilitate this service industry’s development. This paper aims to analyse some inadequacies of Vietnam’s governmental regulations on the logistics service, particularly those documented the 2005 Commercial Law, and provide recommendations for establish a comprehensive legal framework for logistics activities, in which a facilitating legal environment is generated for developing the logistics service industry in Vietnam. Keywords: Logistics services, Law on logistics services, Commercial Law. 1. Đặt vấn đề Trong nền kinh tế thị trường hiện nay “Dịch vụ Logistics” không còn là một khái niệm quá xa lạ đối với nền kinh tế nước ta. Mặc dù dịch vụ logistics ở nước ta được hình thành chưa lâu nhưng nó đã đem lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, mở ra những cơ hội mới cho các doanh nghiệp có thể đầu tư và khai thác. Tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng của ngành logistics tại Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Hiện tại, Việt Nam có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics và con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt trong thời gian sắp tới [1]. Theo báo cáo của Bộ Công thương, nếu như năm 2016, Việt Nam với chỉ số LPI (Logistics Performance Index) là 2,98, khiêm tốn xếp hạng 64/160 quốc gia được đánh giá, xếp thứ 5 trong khối ASEAN, thì năm 2018, Việt Nam đã giành vị trí thứ 39 với điểm số LPI được cải thiện đáng kể: 3,27, xếp thứu 3 trong khối ASEAN (sau Singapore vị trí thứ 7 và Thái Lan vị trí thứ 32 ở khu vực ASEAN. Cùng với sự phát triển đó, chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 [2] của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định: “Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.” và “Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị giá tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin.”. Đặc 611 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020   biệt, trong đó “Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ logistics” là nhóm nhiệm vụ được nhấn mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics ở nước ta. Hiện nay, luật pháp liên quan điều chỉnh logistics thường không dễ hiểu gây trở ngại. Một số các quy định pháp luật về logistics hiện nay đã không còn phù hợp, thiếu cập n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: