Phương hướng phát triển bộ môn Kinh tế gia đình trong xu thế đa ngành hóa ở trường Đại học Sài Gòn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phương hướng phát triển bộ môn Kinh tế gia đình trong xu thế đa ngành hóa ở trường Đại học Sài GònPHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỘ MÔN KINH TẾ GIA ĐÌNH TRONG XU THẾ ĐA NGÀNH HÓA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN NGUYỄN THỊ DIỆU THẢO(*)TÓM TẮTBô môn Kinh tế gia đình ở Trường Đại học Sài gòn từ lâu có thế mạnh về đào tạo giáo viên Kinhtế gia đình (KTGĐ)cho các trường Trung học cơ sở (THCS). Tuy nhiên những năm gần đây, sốlượng tuyển sinh ngày càng thấp mặc dù các nội dung đào tạo chuyên ngành KTGĐ là nhữngnội dung thiết thực, mang ý nghĩa xã hội lớn. Một trong những giải pháp cho vấn đề trên là pháttriển các ngành đào tạo mới như Sư phạm Công nghệ, KTGĐ ngoài sư phạm. Ngoài ra còn cóthể kết hợp với khoa Nghệ Thuật, Khoa Du lịch mở mã ngành Công nghệ thực phẩm, Quản lí ẩmthực nhà hàng. Bên cạnh đó phát triển các lớp đào tạo nghề ngắn hạn như lớp Bếp Việt căn bản,Bếp Việt nâng cao, Bếp Âu căn bản, Bếp Âu nâng cao, Trang trí tỉa hoa quả, Tổ chức tiệc.ABSTRACTHome Economics has long been taught at Saigon University with its advantage of trainingteachers of Home Economics for secondary schools. However, the number of students followingthis course in recent years has been reduced in spite of the fact that the training program of thiscourse is very practical and socially significant. A solution to this problem is to develop newtraining programs for teachers of IT and Home Economics for those who are not teachers.Besides, there are also other departments like the Department of Arts, the Department ofTourism which has developed Food Technology, Food and Beverage Management. Short-termtraining courses are also developed such as Vietnamese Cuisine, Advanced Vietnamese Cuisine,Western Cuisine, Advanced Western Cuisine, Flower and Fruit Decoration, organizingBanquets.1. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KINH TẾ GIA ĐÌNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀIGÒN VÀ NHU CẦU XÃ HỘINăm 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình khung đào tạo giáo viên Kinh tế giađình (KTGĐ) trình độ Cao đẳng sư phạm theo mô hình đào tạo giáo viên có thể đảm trách haimôn ở Trung học cơ sở (THCS), trong đó KTGĐ có thể là chuyên môn 1 hoặc 2. Chương trìnhđược xây dựng trong dự án Đào tạo giáo viên THCS, theo những định hướng mới về xây dựngchương trình đào tạo giáo viên (1).Số liệu điều tra được tiến hành trong hội thảo cập nhật và bổ sung kiến thức mới ngành KTGĐdo Dự án đào tạo giáo viên THCS tổ chức tại Hà Nội và Tp.HCM (3) cho thấy, mặc dù mônCông nghệ phần KTGĐ đã được đưa vào chương trình THCS từ năm 1980 theo chương trình cảicách giáo dục, nhưng cho đến gần đây cả nước chỉ có Trường Đại học Sài Gòn và vài trường ởcác tinh phía Nam có đào tạo giáo viên KTGĐ theo mô hình giáo viên một môn cho các trườngTHCS. Quy mô đào tạo ngành KTGĐ chỉ mới phát triển từ năm 2005 cho đến nay. Hiện nayphần lớn các trường Cao đẳng (CĐ) trên cả nước đào tạo giáo viên Công nghệ theo hai hướng:ghép hai ngành KTGĐ với Công nghiệp (CĐ Sư phạm Quảng Nam, Sơn La) hoặc KTGĐ vớiSinh (CĐ Sư phạm Hưng Yên, Kon Tum), với Nông nghiệp (CĐ Sư phạm Sơn La, Quảng Ngãi,Bình Thuận, Đồng Tháp), với Ngữ văn (CĐ Sư phạm Phú Yên), Đoàn Đội (CĐ Sư phạm Vĩnh(*) TS, Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sài Gòn 1Long). Hình thức ghép hai ngành này có tổng thời gian đào tạo theo niên chế là ba năm. Phần lớncác trường CĐ ở khu vực phía Bắc chọn phương án ghép ba ngành: Công nghiệp, Nông lâm ngưnghiệp và KTGĐ, thời gian đào tạo là 3,5 năm. Có thể kể các trường CĐ sư phạm Thái Bình,Bắc Ninh, Cao Bằng, Huế, Hà Nam, Hà Giang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Bình,v.v. (3).Phương thức đào tạo này có ưu điểm là tạo điều kiện sử dụng hết nguồn năng lực giáo viên sauquá trình đào tạo, giáo viên có khả năng dạy tất cả các chuyên môn thuộc môn Công nghệ, khôngphân biệt ngành KTGĐ, Công nghiệp hay Nông lâm ngư nghiệp.Trong lĩnh vực giáo dục phổ thông, môn Công nghệ là môn học phụ, học sinh được học 2tiết/tuần, trong đó KTGĐ được dạy chủ yếu ở khối lớp 6 và khối lớp 9. Lượng giáo viên KTGĐđược đào tạo hàng năm cung cấp cho các trường THCS chỉ giảng dạy được một phần trong mônhọc Công nghệ (phần KTGĐ), các phần còn lại là Kĩ thuật công nghiệp và Nông, Lâm, Ngưnghiệp do giáo viên các ngành khác đảm trách. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên và cơ sở vậtchất là vấn đề khó khăn lớn cho hầu hết các cơ sở đào tạo mới.Với kinh nghiệm đào tạo lâu năm và điều kiện cơ sở vật chất, phòng thực hành đạt yêu cầu đàotạo về chuyên môn, bộ môn KTGĐ thuộc Khoa Sư phạm Kỹ thuật trường Đại học Sài Gòn cóthế mạnh đào tạo giáo viên KTGĐ trong khuôn khổ môn Công nghệ cho các trường THCS củaTp.HCM. Tuy nhiên, tình hình và số liệu tuyển sinh cho thấy nhiều vấn đề bất cập cần có giảipháp cấp thiết. Sau đây là số liệu tuyển sinh đáng báo động ở chuyên ngành KTGĐ trong cácnăm gần đây:Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009Số SV 23 17 13 22 13 14 8 0 16 15 Ghi chú:- Năm 2008, sau hai học kì còn lại 10 sinh viên.- Năm 2009 có 15 sinh viên từ ngành Sinh do không đủ điểm chuyển sang.Số liệu trên cho thấy, ngành đào tạo giáo viên KTGĐ hiện nay không còn sức hấp dẫn đối với xãhội. Một phần do đặc thù của ngành sư phạm, lương thấp, lại là môn phụ, nhưng lí do chủ yếu lànhu cầu về giáo viên KTGĐ của thành phố đã không còn cao như trước đây. Chương trình đàotạo vẫn là chương trình cao đẳng sư phạm với thời gian ba năm, gồm các lĩnh vực Cắt may, Nấuăn, Làm bánh, Cắm và kết hoa tươi, Trang trí bánh, Tỉa và trang trí rau, củ quả, v.v. Đây lànhững kiến thức bổ ích và có khả năng thu hút người học trên bình diện xã hội. Tuy nhiên trênbình diện Giáo dục phổ thông và Đào tạo giáo viên thì khối lượng kiến thức là quá tải, nhiều quámức cần thiết so với yêu cầu đào tạo. Việc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bộ môn Kinh tế gia đình Trường Đại học Sài Gòn Sư phạm Công nghệ Công nghệ thực phẩm Quản lí ẩm thực nhà hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất sữa tươi sạch TH True Milk
25 trang 440 0 0 -
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Quy trình sản xuất bia và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bia
47 trang 239 0 0 -
BÀI BÁO CÁO : THIẾT BỊ PHÂN TÍCH THỰC PHẨM
24 trang 220 0 0 -
Tiểu luận: Quá trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng
86 trang 213 0 0 -
Tiểu luận Công nghệ sản xuất dầu ô liu
23 trang 209 0 0 -
14 trang 201 0 0
-
Báo cáo đề tài: Chất chống Oxy hóa trong thực phẩm
19 trang 154 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu sản xuất nước uống thảo dược từ cây Lạc tiên
36 trang 153 0 0 -
14 trang 148 0 0
-
3 trang 141 0 0
-
130 trang 135 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình chế biến Nectar cóc
88 trang 127 0 0 -
Tiểu luận: Công nghệ sản xuất nước tương bằng phương pháp lên men
95 trang 122 0 0 -
21 trang 106 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước ép bưởi
85 trang 101 0 0 -
Các hóa chất nguy hại có trong thực phẩm tại Việt Nam
5 trang 96 0 0 -
53 trang 92 0 0
-
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ MÁY BIA VINAKEN
70 trang 91 0 0 -
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP BỘ KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN VI SINH VẬT CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
78 trang 84 0 0 -
Giáo trình Chế biến và tồn trữ lạnh thực phẩm - Ts. Nguyễn Văn Mười
0 trang 81 1 0