Bài viết trình bày quan điểm của Arixtốt về vai trò của giáo dục, nội dung giáo dục, giáo dục học và ý nghĩa đối với việc xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan điểm của Arixtốt về giáo dục
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 57-61 ISSN: 2354-0753
QUAN ĐIỂM CỦA ARIXTỐT VỀ GIÁO DỤC
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Đinh Thanh Xuân
Email: xuan.dinhthanh@gmail.com
Article History ABSTRACT
Received: 28/2/2020 In Vietnam, education is considered a leading national policy in training
Accepted: 25/3/2020 people who are both virtuous and talented. The article systematizes Aristotle’s
Published: 30/4/2020 viewpoints on the role of education, especially the education of political
people; his viewpoints on educational content and a number of principles in
Keywords
Aristotle’s viewpoints, education are significant in building and developing Vietnamese education in
education, morality, the role the current period of renovation and integration.
of education.
1. Mở đầu
Có thể nói, trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, GD-ĐT được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng
đầu để phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu” (Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2011, tr 7). GD-ĐT góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc,
góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của GD-ĐT,
đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội.
Arixtốt (384-322 Trước Công Nguyên) là nhà “bách khoa toàn thư” và là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại
nhất của triết học Hi Lạp cổ đại; một học giả không mệt mỏi, có những khám phá khoa học rộng khắp, những suy
đoán triết học sâu sắc; một giáo viên đã truyền cảm hứng và tiếp tục truyền cảm hứng cho các thế hệ học sinh; một
nhân vật gây tranh cãi công chúng đã sống trong một thế giới hỗn loạn. Ông “cổ đại nhất thời cổ đại” như một người
khổng lồ trí tuệ, không có người nào trước ông đóng góp nhiều cho việc học bằng ông (Barnes, 1982). Ông đã để lại
cho hậu thế một kho tàng văn hóa đồ sộ với trên 150 tác phẩm về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tự nhiên học, Triết
học, Logic học, Tu từ học, Chính trị học, Đạo đức học,… Trong đó, tư tưởng về giáo dục giữ vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Arixtốt. Mặc dù ông có tác phẩm riêng bàn về giáo dục nhưng chính các
quan điểm của ông về chính trị, đạo đức là cơ sở cho tư tưởng về giáo dục của ông.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Quan điểm của Arixtốt về vai trò của giáo dục
Điểm xuất phát cho quan điểm về giáo dục của Arixtốt là quan niệm của ông về bản chất con người. “Cái tinh
thần và nội dung căn bản trong quan điểm của Arixtốt về bản chất con người chính là khía cạnh chính trị của nó - cái
làm cho sự tồn tại của nó khác về chất so với tất cả các loài động vật khác. Cái không công dân, phi chính trị không
phải là một con người. Ai không biết những lợi ích của đời sống công dân và không chấp nhận những quy tắc của
nó là cái tồi tệ nhất” (Barnes, 1982, tr 50).
Theo Arixtốt, nhờ có khả năng lập luận, tư duy hợp lí, con người phân biệt được cái tốt - xấu, cái đúng - sai, công
bằng - bất công bằng. Những lập luận này nhằm hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng điều quan trọng nhất là
chỉ có thể thực hiện được cuộc sống đó thông qua sự hợp tác của cả xã hội. Arixtốt mở đầu Chính trị luận bằng nhận
xét bất hủ: “mỗi một cộng đồng được thiết lập nhằm đạt tới một cái tốt nào đó vì hoạt động của con người luôn luôn
nhằm đạt được cái mà nó nghĩ là tốt. Nhưng, nếu tất cả các cộng đồng đều nhắm đến một cái tốt thì nhà nước hay
cộng đồng chính trị - cộng đồng cao nhất và bao trùm tất cả các cộng đồng - phải nhắm tới cái tốt cao cả hơn mọi cái
tốt khác, và phải là cái tốt ở mức độ cao nhất” (Arixtốt, 2013, tr 42). Theo đó, nếu nhà nước là hình thức hoàn thiện
nhất của cuộc sống (bởi nó giúp con người thực hiện được những nhu cầu sống của mình) thì chính những ước vọng
muốn sống cao thượng và sống tốt đẹp hơn sẽ duy trì nhà nước đó. Bởi vậy, có thể nói, theo Arixtốt giáo dục là giáo
dục con người để bảo vệ chế độ, bảo vệ quốc gia.
Arixtốt định nghĩa về công dân như sau: “Người công dân chỉ cần có một đặc tính duy nhất là người có quyền
tham gia vào việc thực thi công lí và đảm nhiệm các chức vụ trong chính quyền” (Arixtốt, 2013, tr 147). Theo ông,
mỗi công dân có nhiệm vụ khác nhau, giống như những thuỷ thủ trên một con tàu, mỗi người có một nhiệm vụ riêng
biệt phải thi hành và đều phải làm tốt phần việc của mình để giữ cho con tàu được an toàn, đi được tới mục tiêu đã
57
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 57-61 ISSN: 2354-0753
định. Công dân ...