Siam trong mối quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản thế kỷ XVI – XVII
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Siam trong mối quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản thế kỷ XVI – XVIITẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012SIAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TRUNG QUỐC VÀNHẬT BẢN THẾ KỶ XVI – XVIILê Thị Anh Đào, Dương Thị Ánh TuyếtTrường Đại học Khoa học, Đại học HuếTóm tắt. Quan hệ Siam với Trung Quốc và Nhật Bản thế kỷ XVI, XVII là hai cặpquan hệ khá đặc biệt trong khu vực châu Á. Nếu quan hệ Siam với Trung Quốc làmối quan hệ thần phục, Siam luôn luôn là nước chịu nhượng bộ thì trong quan hệvới Nhật Bản, Siam khá bình đẳng hơn.Trên cơ sở phân tích quan hệ Siam – Trung Quốc, Siam – Nhật Bản thế kỷ XVI,XVII, bài viết bước đầu đưa ra những đối sánh về hai cặp quan hệ này. Từ đó, làmrõ hơn nữa chính sách ngoại giao của Siam trong quan hệ với các nước lớn ở trongkhu vực cũng như vị trí, ảnh hưởng của các nước Trung Quốc, Nhật Bản ở châu Ávào thời kỳ cận đại.Vào thời kỳ cận đại, việc thiết lập mối quan hệ gần gũi với một nước lớn mạnhnhư Trung Quốc, một nước có nền hải thương phát triển như Nhật Bản sẽ có lợi cả vềkinh tế lẫn chính trị cho các nước. Vì vậy, việc tạo dựng mối bang giao này luôn là sựquan tâm của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Siam (Thái Lan). Cóthể nói, chính sách “thân Trung Quốc” cũng như chính sách “bình đẳng cùng có lợi vớiNhật Bản” đã được nhà nước Siam quan tâm và phát huy hiệu quả trong suốt thời kỳphong kiến, đặc biệt trong hai thế kỷ XVI và XVII.1. Quan hệ Siam – Trung QuốcAyutthaya (Siam) (1350 – 1767) là một vương quốc hùng mạnh ở khu vực ĐôngNam Á. Trong hai thế kỷ XVI và XVII, nếu quan hệ của Siam với các nước láng giềngở giai đoạn này diễn ra hết sức căng thẳng trên lĩnh vực chính trị - quân sự thì mối quanhệ của Siam với Trung Quốc, một nước lớn trong khu vực lại luôn dành được sự quantâm, ưu ái của giai cấp phong kiến Siam trên cả phương diện ngoại giao lẫn thương mại.Trước thế kỷ XVI, Siam và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ chính thức. Sau khilên ngôi hoàng đế, Chu Nguyên Chương đã gửi bản tuyên ngôn đến các nước để loanbáo về sự kiện này (1368), “nước Siam gần như là nước đầu tiên phái sứ thần tới TrungQuốc, mặc dù vùng Tây Nam Trung Quốc cho đến năm 1382 vẫn còn nằm trong tayMông Cổ” [1;140]. Năm 1371, đoàn sứ thần của Siam đã đến kinh đô Nam Kinh, mangtheo tặng phẩm và cống vật rất phong phú với lời công nhận Chu Nguyên Chương là79Tôn chủ của nước Siam. Mối quan hệ triều cống đó đã diễn ra thường xuyên ở thời nhàMinh và được tiếp tục ở thời nhà Thanh.Vương quốc Siam nằm ở trung tâm bán đảo Trung Ấn, vị trí chiến lược của nó ởkhu vực Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý đặc biệt của triều đình nhà Minh. Minh sử cóghi rằng: “Các phiên bang to nhỏ có tới 149 nước, nước Siam gần và quan trọng hơncả” [7;4]. Rõ ràng, không chỉ có Siam chú trọng mối quan hệ của mình với Trung Quốc,mà nhà nước phong kiến Trung Quốc cũng rất coi trọng mối quan hệ này. Đây là mộttrong những lý do giải thích mối quan hệ mật thiết của Siam với Trung Quốc suốt thờikỳ cận đại. Đầu thế kỷ XVI, Siam vẫn tiếp tục quan hệ với Trung Quốc dưới hình thứctriều cống, phát huy hơn nữa mối quan hệ đã được định hình trước đó. Theo G. W.Skinner thì “từ năm 1500 đến năm 1579, trong vòng 80 năm có 9 lần Ayutthaya sangtriều cống Trung Quốc” [6; tr. 6].Bước vào thế kỷ XVII, dưới sự trị vì của vua Narai (1656 – 1688) quan hệ Siamvới Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì. “Trong 33 năm điều hành đất nước, vua Narai đã 5lần cử phái đoàn mang đồ cống nạp dâng lên hoàng đế Trung Quốc” [6; tr. 12]. Nhưvậy, Siam đã nhận thấy vị trí, sức mạnh thực sự của Trung Quốc trong khu vực, đồngthời muốn tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc để bảo vệ địa vị và phát triển thế lực củamình. Do đó, về mặt quan hệ chính trị - ngoại giao, chính sách thuần phục,“thân TrungQuốc” đã trở thành nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Siam thế kỷ XVI – XVII.Mối quan hệ thuần phục, hòa hiếu giữa Siam và Trung Quốc thế kỷ XVI – XVIIkhông chỉ đem lại những lợi ích chính trị, mà còn đem lại những lợi ích to lớn về kinh tếcho Siam, cũng như Trung Quốc.Từ năm 1511, khi Bồ Đào Nha chiếm Malacca và bắt đầu kiểm soát con đườngngắn nhất từ Ấn Độ đi Trung Quốc thì Siam đã có vai trò hết sức quan trọng việc buônbán giữa các nước. Ngoài việc buôn bán những mặt hàng nhập khẩu từ bên ngoài, Siamcòn tiến hành trao đổi buôn bán với thương nhân Trung Quốc một khối lượng lớn các loạihàng hóa được sản xuất ở địa phương như: thiếc, chì, diêm sinh, ngà voi, các loại gỗ quý(tô mộc, tếch), kể cả bộ da hươu và trâu. Việc buôn bán này đã góp phần mang lại chongành thương mại của vương quốc Siam ở thế kỷ XVI những nguồn thu nhập lớn.Theo nguồn sử liệu Trung Quốc thì bấy giờ số hàng hóa mà thuyền buôn TrungQuốc mang đến bán ở Siam đã không đáp ứng kịp nhu cầu. “Vào năm 1634, một chiếcthuyền Trung Quốc có trụ sở ở Patani (Ayutthaya) đã chở thóc gạo và gỗ từ Ayutthaya.Những mặt hàng trao đổi gồm có: 300 đến 400 chiếc gốm thô, 2000 thỏi chỉ vàng, 600chiếc nồi gang lớn, 2000 chiếc khăn len, ngoài ra còn có đồ sứ, đồ sắt và sợi tơ” [2; tr.16 – 17]. Có thể thấy rất nhiều mặt hàng Trung Quốc được ưa chuộng ở Siam lúc đó.Đến những năm 40 của thế kỷ XVII, Trung Quốc ở vào thời kỳ chuyển giao giữa haitriều đại Minh và Thanh, điều này khiến cho việc buôn bán của Siam với Trung Quốcchịu ảnh hưởng ít nhiều.80Vương quốc Siam nói riêng và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói chungđã có mối quan hệ thương mại thường xuyên, truyền thống của Trung Quốc. Trongnhiều thập kỷ, Siam là một trong những nước ở Đông Nam Á tích cực trong việc quanhệ thương mại với Trung Quốc. Quan hệ thương mại của Siam với Trung Quốc đã tiếptục phát triển vào những năm cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX dưới thời kỳ 3vị vua đầu của triều đại Rama. Tuy nhiên, trong quan hệ với Trung Quốc trên mọiphương diện, Siam luôn biết cách tranh thủ sự ủng hộ từ phía chính quyền Trung Quốc,nhún nhường, thuần phục để tạo ra một ưu thế cho riêng mình. Bởi lẽ không đơn giảnkhi Trung Quốc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khu vực châu Á Chính sách ngoại giao Chính sách thân Trung Quốc Quan hệ thần phục Vương quốc Siam Quan hệ Siam và Nhật BảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Chính sách đối ngoại của Việt Nam – ASEAN trước và sau đổi mới
18 trang 208 0 0 -
Tiểu luận ASEAN –Chỗ đứng mới của Việt Nam trong một thời thế giới hậu chiến tranh lạnh
21 trang 27 0 0 -
Vị trí của ASEAN trong chiến lược của các nước lớn: Phần 1
159 trang 24 0 0 -
Giải bài Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX SGK Lịch sử 8
2 trang 24 0 0 -
Mĩ - Cambodia - Trung Quốc và những tác động từ mối quan hệ này
8 trang 22 0 0 -
Tiểu luận QUÁ TRÌNH GIA NHẬP ASEAN CỦA VIỆT NAM
16 trang 22 0 0 -
Vị trí của ASEAN trong chiến lược của các nước lớn: Phần 2
147 trang 20 0 0 -
Chính sách ngoại giao mở rộng lãnh thổ của nước Mỹ thế kỷ XIX: những kết quả chủ yếu
13 trang 20 0 0 -
Thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế và ngoại giao Việt Nam: Phần 1
162 trang 19 1 0 -
Tiểu luận Hoa Kỳ học: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20
23 trang 19 0 0 -
Tạp chí Xưa và Nay: Số 387/2011
41 trang 18 0 0 -
Quản lý Môi trường: Các xu hướng và chính sách
49 trang 17 0 0 -
Ebook Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ: Phần 2
230 trang 17 0 0 -
TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI ASEAN SAU NĂM 1995
17 trang 16 0 0 -
Tiểu luận VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI SAU KHI GIA NHẬP ASEAN
16 trang 16 0 0 -
Tiểu luận: Asean trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoan 1991-1995
16 trang 16 0 0 -
Bài tiểu luận: Sách lược ngoại giao của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 – 19/12/1946
21 trang 15 0 0 -
17 trang 15 0 0
-
15 trang 15 0 0
-
Tìm hiểu mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ đầu thế kỷ XXI đến nay: Phần 2
188 trang 14 0 0