Danh mục

Sự biến động giá trị văn hóa kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hóa đầu thế kỷ XX

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Sự biến động giá trị văn hóa kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hóa đầu thế kỷ XX" tìm hiểu sự biến động giá trị trong lĩnh vực văn hóa kinh doanh ở Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX; rút ra những nguyên nhân, đặc trưng, quy luật, xu hướng của sự biến động giá trị văn hóa kinh doanh ở đô thị Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX dưới tác động của quá trình Âu hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sự biến động giá trị văn hóa kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hóa đầu thế kỷ XXSỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ VĂN HOÁ KINH DOANH Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG QUÁ TRÌNH ÂU HOÁ ĐẦU THẾ KỶ XX Nguyễn Thị Thuý Vy1 1. Khoa Công nghiệp Văn hoá. Email: vyntt@tdmu.edu.vnTÓM TẮT Đầu thế kỷ XX là khoảng thời gian văn hóa phương Tây có ảnh hưởng một cách đặc biệtmạnh mẽ đối với các quốc gia ở khu vực Đông Á trong đó có Việt Nam. Để đẩy nhanh quá trìnhkhai thác thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp đã thực thi các chính sách tác động gần như là toàndiện trên các lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Tất cả các hoạt động này vô hình trung đã làm chonền kinh tế thuần nông của Việt Nam có những biến động mạnh mẽ - đặc biệt là tại các đô thịlớn tại Đông Nam bộ. Thông qua việc tìm hiểu sự biến động giá trị trong lĩnh vực văn hoá kinhdoanh ở Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX, bài viết rút ra những nguyên nhân, đặc trưng, quy luật,xu hướng của sự biến động giá trị văn hóa kinh doanh ở đô thị Đông Nam bộ đầu thế kỷ XXdưới tác động của quá trình Âu hóa. Từ khóa: Âu hoá, giá trị, biến động, văn hoá kinh doanh, Đông Nam bộ.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiếng Việt, khái niệm “Âu hóa” được hiểu một cách thông dụng là “làm cho trởthành có tính chất châu Âu” (Hoàng Phê, 1995, tr 22). Trong tiếng Anh, theo Oxford AdvancedAmerican Dictionary, “Âu hóa” (Europeanize) là “Làm cho ai đó/ một cái gì đó cảm thấy hoặctrở nên giống châu Âu”, hoặc “đặt một cái gì đó dưới sự kiểm soát của Liên minh châu Âu”.Đối với cư dân các nước phương Đông, khái niệm “châu Âu” còn được hiểu rộng ra là “phươngTây” nói chung (bao gồm cả Mỹ: “Âu-Mỹ”) nên “Âu hóa” có thể được thay thế bằng “Tâyhóa”, “phương Tây hóa” (westernization). Với cách hiểu như vậy thì westernization “là mộtquá trình mà các xã hội chịu ảnh hưởng hoặc tiếp nhận văn hóa phương Tây trong các lĩnh vựcnhư công nghiệp, công nghệ, luật pháp, chính trị, kinh tế, lối sống, chế độ ăn uống, trang phục,ngôn ngữ, bảng chữ cái, tôn giáo, triết học và các giá trị khác.” (Tezenlo Thong, 2012, tr. 893). Tiền đề quan trọng để có thể “Âu hóa” chính là sự gặp gỡ, tiếp xúc giữa hai nền văn hóaĐông - Tây và hệ quả tất yếu của sự tiếp xúc này là quá trình Tiếp biến văn hóa (acculturation).Tiếp biến văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm cộng đồng có văn hóa khác nhau tiếpxúc giao lưu với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Điều kiện quantrọng để tạo được sự biến đổi này là nhất định phải có sự trao đổi, di chuyển, đan xen các giátrị văn hóa và đòi hỏi phải có sự biến đổi về mô thức của nền văn hóa ban đầu. Đầu thế kỷ XX,ở Việt Nam tại các đô thị lớn - đặc biệt là khu vực Đông Nam bộ, vùng đất non trẻ nhất nướcvà đồng thời lại cũng là vùng đất trực trị của Pháp tại Việt Nam - đã diễn ra quá trình Âu hóamạnh mẽ khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, cụ thể ở đây là văn hoá Pháp. Tuy nhiên, do sựchi phối của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp mà quá trình Âu hóa ở đây có những đặc điểm 7riêng biệt so với quá trình Âu hóa của các quốc gia trong khu vực tạo nên sự biến động giá trịvăn hoá. Thông qua các phương tiện báo chí, văn chương, các hiệp hội, đoàn thể… các doanhnhân Đông Nam bộ đầu thế kỷ XX đã tạo nên một phong trào đánh giá lại các giá trị văn hóakinh doanh truyền thống của người Việt, từ đó làm cơ sở để hướng dẫn cho nhau một đườnghướng kinh doanh mới theo mô hình kinh doanh của phương Tây, tạo nên một sự biến độngmạnh mẽ trong nhận thức của cư dân nơi đây. Sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở ĐôngNam bộ được diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau nhưng tựu trung lại có thể thấy chủ yếutập trung vào hai phương diện chính: (1). Biến động giá trị trong nhận thức về văn hoá kinhdoanh và (2) Biến động giá trị trong phương pháp, kỹ năng, nghệ thuật kinh doanh.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (cách tiếp cận liên ngành): Là một ngànhkhoa học giáp ranh giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn, văn hoá học có thể được xemlà “ngành khoa học chuyên sâu đặc biệt”, tính đặc biệt của nó nằm ở chỗ văn hoá học là sự tổnghợp và khái quát hoá thế giới con người về mặt định tính. Vì vậy, không có một khoa học xãhội và nhân văn nào không liên quan đến văn hoá học. Do đối tượng nghiên cứu của bài viết“Sự biến động giá trị văn hoá kinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hoá đầu thế kỷXX” nằm ở giao điểm của Văn hoá học, Giá trị học, Kinh tế học, Nhân học, Xã hội học nênviệc sử dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu là phù hợp và cần thiết. Nó cho phép sửdụng các khái niệm, các lý thuyết, các kết quả nghiên cứu của các chuyên ngành trên vào hệthống, khái quát hoá các vấn đề mà bài viết đặt ra. 2.2. Phương pháp so sánh và đối chiếu: Để nghiên cứu“Sự biến động giá trị văn hoákinh doanh ở Đông Nam bộ trong quá trình Âu hoá đầu thế kỷ XX”, tác giả phân loại tài liệuth ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: