Danh mục

Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Ngữ văn lớp 6: Phần 1

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 13.88 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 33,000 VND Tải xuống file đầy đủ (54 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung phần 1 "Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Ngữ văn lớp 6" trình bày một số vấn đề chung về mô hình trường học mới cấp THCS như: Khái quát về mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở, quá trình nghiên cứu và thực nghiệm mô hình trường học mới ở Việt Nam,... Phần này cũng trình bày một số hướng dẫn tổ chức hoạt động học môn Ngữ văn với một số chủ đề như: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Ngữ văn lớp 6: Phần 1 HAØ NOÄI - 2015 Phần thứ nhất MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM I – CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC Dựa trên quan điểm của lí thuyết kiến tạo trong quá trình dạy học và giáo dục, quá trình dạy học theo mô hình Trường học mới tại Việt Nam được tổ chức phù hợp với nguyên tắc chung của các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Cụ thể là : 1. Học sinh (HS) là trung tâm của quá trình dạy học ; 2. HS tự thiết lập tiến độ và các bước đi cho quá trình học tập, với một chương trình tự học theo từng bước và tăng cường sự ưu việt của hoạt động nhóm ; 3. Chú trọng đến tính tích cực để đảm bảo HS tự tìm tòi, suy nghĩ và chủ động nắm bắt kiến thức mới ; giáo viên (GV) tận dụng khả năng tổ chức các hoạt động để giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống ; 4. GV duy trì một môi trường tích cực, cởi mở và đóng vai trò là người hướng dẫn học, chú trọng đến tính cạnh tranh đối với việc tiếp thu kiến thức của HS ; 5. Sự hướng dẫn tự học từng bước được dựa trên sự hướng dẫn học bao gồm các hoạt động và bài tập diễn ra liên tiếp để hỗ trợ quá trình học tập. Phương pháp hướng dẫn tự học từng bước khuyến khích HS có sáng kiến và sáng tạo. Sự linh hoạt cho phép HS tiến bộ trên từng bước học tập của mình ; 6. Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường với cha mẹ HS và cộng đồng, trong đó các thành viên của gia đình tham gia vào quá trình giáo dục và ở đây các dự án cộng đồng là một trụ cột chính của chương trình ; 7. Giao quyền tự quản cho HS để đảm bảo sự tham gia tích cực của HS trong đời sống dân chủ trong nhà trường, với sự tăng cường các giá trị như sự hợp tác, tôn trọng và làm việc nhóm. Với các nguyên tắc trên, các hoạt động học theo mô hình Trường học mới được hướng dẫn theo một tiến trình phù hợp, có thể vận dụng được tất cả các phương pháp dạy học tích cực khác như : dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp Bàn tay nặn bột, dạy học dựa trên dự án,... II – YÊU CẦU CHUNG VỀ KẾ HOẠC DẠY HỌC Để đảm bảo các nguyên tắc nói trên, mỗi bài học cần được xây dựng dựa trên một chủ đề dạy học, nhằm giải quyết một vấn đề / nhiệm vụ học tập tương đối hoàn chỉnh, từ việc hình thành kiến thức, kĩ năng mới đến vận dụng chúng vào giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn. Kế hoạch tổ chức hoạt động học của HS trong mỗi bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau : 3 1. Chuỗi hoạt động học của HS thể hiện rõ tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được áp dụng trong toàn bộ bài học. Nhìn chung, tiến trình hoạt động học của HS theo các phương pháp dạy học tích cực đều phù hợp với tiến trình nhận thức chung : huy động những kiến thức, kĩ năng của mình để giải quyết tình huống / câu hỏi / vấn đề / nhiệm vụ học tập ; nhận thức được sự chưa đầy đủ về kiến thức, kĩ năng của mình ; xuất hiện nhu cầu và học tập để bổ sung, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng mới ; vận dụng kiến thức, kĩ năng mới để tiếp tục giải quyết tình huống / câu hỏi / vấn đề / nhiệm vụ học tập ban đầu và các tình huống / câu hỏi / vấn đề / nhiệm vụ học tập mới... Ví dụ : Trong dạy học ở trường phổ thông, đối với việc xây dựng một kiến thức cụ thể thì tiến trình hoạt động giải quyết vấn đề được mô tả như sau : đề xuất vấn đề – suy đoán giải pháp – khảo sát lí thuyết và / hoặc thực nghiệm – kiểm tra, vận dụng kết quả. Chuỗi hoạt động học của HS phù hợp với tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học giải quyết vấn đề như sau : a) Hoạt động khởi động : Từ nhiệm vụ cần giải quyết, HS huy động kiến thức, kĩ năng đã biết và nảy sinh nhu cầu về kiến thức, kĩ năng còn chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn, nhưng hi vọng có thể tìm tòi, xây dựng được. Diễn đạt nhu cầu đó thành câu hỏi. b) Hoạt động hình thành kiến thức và Hoạt động luyện tập : Để giải quyết vấn đề đặt ra, HS cần phải học lí thuyết hoặc / và thiết kế phương án thực nghiệm, tiến hành thực nghiệm, thu lượm các dữ liệu cần thiết và xem xét, rút ra kết luận. Kiến thức, kĩ năng mới được hình thành giúp cho việc giải quyết được câu hỏi / vấn đề đặt ra. c) Hoạt động vận dụng : Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng mới được hình thành, HS vận dụng chúng để giải quyết các tình huống có liên quan trong cuộc sống hằng ngày. d) Hoạt động tìm tòi, mở rộng : HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau. 2. Mỗi hoạt động học tương ứng với một nhiệm vụ học tập giao cho HS, thể hiện rõ : mục đích, nội dung, phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành. Quá trình tổ chức mỗi hoạt động học của HS được thực hiện theo các bước như sau : a) Chuyển giao nhiệm vụ : Việc chuyển giao nhiệm vụ có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau : lời nói trực tiếp củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: