Tài liệu: Ức chế vi sinh vật bằng các tác nhân vật lý và hóa học (tt)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu: Ức chế vi sinh vật bằng các tác nhân vật lý và hóa học (tt) Ức chế vi sinh vật bằng các tác nhân vật lý và hóa học (tt)15.4. SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁPVẬT LÝ ĐỂ KHỐNG CHẾ VI SINHVẬT15.4.2. Nhiệt độ thấp Nhiệt độ thấp được sử dụng đểức chế sự sinh trưởng và phát triểncủa vi sinh vật. Đây là phươngpháp quan trọng ngành vi sinh vậthọc thực phẩm. Ở nhiệt độ -20°Chay thấp hơn, vật phẩm bị đônglạnh, vi sinh vật bị đình chỉ sinhtrưởng. Một số vi sinh vật bị chết vìcác tinh thể băng là phá vỡ màng tếbào,.nhưng lạnh sâu không làmchết phần lớn các vi sinh vật nhiễmtrên vật phẩm. Trên thực tế nhiềuphòng thí nghiệm dùng các tủ lạnhsâu -30°C hay -70°C để bảo quảnvi sinh vật. Vì thực phẩm đông lạnhcó thể chứa nhiều vi sinh vật, chonên khi làm tan băng phải xử lýngay để tiêu thụ, tránh để tổn hại vàđể cho các vi sinh vật gây bện pháttriển. Bảo quản lạnh giúp làm chậmsự sinh trưởng và phát triển của visinh vật, nhưng không đủ làmngừng hẳn sự sinh trưởng. Đángmừng là phần lớn các vi sinh vậtgây bệnh là thuộc loại ưa ấm(mesophilic) và không sinh trưởngđược ở nhiệt độ 4°C. Các vật giữlạnh bị hư hỏng bởi các vi khuẩn ưalạnh (psychrophilic) và chịu lạnh(psychrotrophic) nhất là khi có tồntại nước, các tủ lạnh chỉ dùng đểbảo quản ngắn hạn thực phẩm vàcác vật phẩm khác.15.4.3. Qua lọc Phương pháp qua lọc làphương pháp rất tốt để giảm thấpquần thể vi sinh vật đối với các vậtliệu mẫn cảm với nhiệt độ và nhiềukhi có thể dùng để diệt khuẩn cácdung dịch. Qua lọc chỉ đơn giản làloại vi sinh vật khỏi dung dịch chứkhông phải là diệt khuẩn. Có hailoại lọc vi sinh vật. Thiết bị qua lọctầng sâu (depth filter): đó là loạithiết bị cấu tạo bởi sợi hay các vậtchất dạng hạt, tạo thành một bảnlọc khá dầy với những lỗ rất nhỏ.Dưới sức hút chân không dung dịchsẽ được lọc qua còn vi sinh vật bịgiữ lại hay bị hấp phụ (adsorption)trên bề mặt bản lọc. Nguyên liệu đểlàm ra bản lọc này thường là đấtTảo silic (dimatomaceous earth) -đó là thiết bị lọc Berkefield. Còn cóthể dùng một loại sứ (unglazedporcelain) - đó là thiết bị lọcChamberlain. Hoặc còn có thể dùngthạch miên (asbestos) hay cácnguyên liệu khác. Gần đây người ta dùng thiếtbị màng lọc (membrane filters)thay thế cho thiết bị qua lọc tầngsâu. Màng lọc hình tròn, dàykhoảng 0,1mm và được chế tạo bởiacetate cellulose, nitrate cellulose,polycarbonate, fluoridepolyvinylidene hay các chất tổnghợp khác. Các màng lọc có lỗ vớiđường kính khoảng 0,2µm là có thểdùng để lọc bỏ phần lớn các tế bàodinh dưỡng của vi sinh vật, trừvirus. Dịch lọc thường chỉ từ 1mlđến vài lít. Màng lọc được lắp cốđịnh trên một giá đặc biệt (hình15.5) Dưới áp lực của máy hút chânkhông dịch lọc được chuyển sangmột bình vô khuẩn. Loại thiết bịmàng lọc này được dùng trongngành dược, lọc thuốc đau mắt,chuẩn bị các môi trường nuôi cấy,các loại dầu, chất kháng sinh vànhiều vật chất kém chịu nhiệt khác. Hình 15.5: Thiết bị màng lọc 1. Bình Erlenmeyer đựng dịch cần lọc 2. Dịch lọc được đẩy sang thiết bị màng lọc nhờ máy bơm 3. Thiết bị màng lọc (với các loại hình các kích cỡ khác nhau). Phương pháp diệt khuẩn nhờlọc còn dùng để lọc không khí. Haiví dụ thường gặp là khẩu trangdùng trong ngoại khoa và nút bôngdùng cho các ống nghiệm hay cácbình nuôi cấy vi sinh vật. Khôngkhí đi qua được nhưng vi sinh vậtthì bị giữ lại bên ngoài. Phòng cấyLaminar thoáng khí nhưng an toànsinh học (Laminar flow biologicalsafety cabinet) đã sử dụng mànglọc không khí bằng các hạt hiệu lựccao HEPA (high-efficiencyparticulate filter). Nó có thể lọcđược đến 99,97% các hạt có kíchthước 0,3µm và được coi là một hệthống lọc rất quan trọng. Ngườinuôi cấy vi sinh vật có thể thao tácthoải mái trong một phòng cấy mởmột phần cửa nhưng rất an toànnhờ luôn có một luồng không khívô khuẩn được thổi từ phía trong vàlại thoát ra qua màng lọc HEPA đặtở phía trên. Khi thao tác với các visinh vật nguy hiểm như vi khuẩnlao Mycobacterium tuberculosis,virus gây ung thư, các ADN tái tổhợp... nhất thiết cần sử dụng phòngcấy này. Thiết bị này được dùngtrong các phòng thí nghiệm, trongcông nghiệp, như là công nghiệpdược phẩm, để chuẩn bị môitrường, thao tác thí nghiệm, nuôicấy mô… Hình 15.6: Phòng cấy LaminarVietsciences- Nguyễn Lân Dũng,Bùi Thị Việt Hà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
vi sinh vật Bức xạ tử ngoại diệt khuẩn bào tử vi khuẩn nhân nguyên thủy n hân thật Bức xạ ion hóa vi khuẩnTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 460 1 0 -
147 trang 272 1 0
-
Giáo trình Sinh lý thực vật (Tập 1 - Phần lý thuyết): Phần 1
165 trang 243 0 0 -
23 trang 205 0 0
-
Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình rang trong quy trình sản xuất trà Cascara
5 trang 192 1 0 -
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 177 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm Vi sinh vật học - ĐH Y Dược Huế
108 trang 151 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Đánh giá cảm quan thực phẩm
7 trang 147 0 0 -
4 trang 144 0 0
-
Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
8 trang 142 0 0
Tài liệu mới:
-
111 trang 0 0 0
-
Bài giảng Công nghệ gia công cơ - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
78 trang 0 0 0 -
91 trang 0 0 0
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kiến trúc máy tính nâng cao - Tăng Cẩm Nhung
102 trang 1 0 0 -
Quyết định số 3198/2019/QĐ-BCT
13 trang 1 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thanh tra ngân sách huyện của Sở tài chính tỉnh Lào Cai
99 trang 0 0 0 -
Bài giảng Đại cương về kỹ thuật - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
190 trang 0 0 0 -
Giáo trình chuyên đề thực tế Công nghệ chế tạo máy 2 - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
48 trang 0 0 0 -
Giáo trình Hệ thống phun nhiên liệu - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
102 trang 0 0 0