Tăng cường năng lực cạnh tranh trong kinh doanh nông nghiệp phân tích trường hợp ngành mía đường Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường năng lực cạnh tranh trong kinh doanh nông nghiệp phân tích trường hợp ngành mía đường Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH NÔNG NGHIỆP - PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM PGS.TS. Vũ Thị Minh* NCS. Phouthalath Xayyalath* TÓM TẮT Mía Đường là ngành hàng kinh doanh nông nghiệp đã và đang tạo việc làm chokhoảng 35.000 lao động công nghiệp và khoảng 1,5 triệu lao động nông nghiệp ở ViệtNam. Năm 2020, với việc Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chínhthức có hiệu lực đối với mặt hàng đường của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp trongngành hàng này đã và đang đứng bên bờ vực phá sản. Bài viết phân tích khái quát vềnăng lực cạnh tranh của ngành hàng mía đường Việt Nam và đề xuất một số biện phápcải thiện như là một minh chứng cho sự cần thiết tăng cường năng lực kinh doanh chocác ngành hàng nông nghiệp của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, kinh doanh nông nghiệp, phòng vệ thương mại,mía đường, ATIGA. 1. Giới thiệu Trong những năm qua, với việc tham gia vào hàng chục hiệp định thương mại tưdo đa phương và song phương, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nềnkinh tế thế giới. Hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội to lớn song cũng tạo ra nhiều tháchthức cho các ngành hàng nông sản Việt Nam trong đó có ngành mía đường. Năm 2020 là năm mà Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA - đượcký tháng 02/2009, có hiệu lực từ 17/5/2010) đã chính thức tác động đến ngành míađường. Điều này đã và đang làm cho nhiều doanh nghiệp đường đứng trên bờ vựcphá sản do yếu thế trong cạnh tranh. Theo như cam kết trong ATIGA, đối với ngànhhàng đường, từ ngày 1/1/2020, hạn ngạch nhập khẩu cơ bản bị xóa bỏ hoàn toàn đốivới hàng hóa được sản xuất ra trong khu vực và với mức thuế nhập khẩu chỉ còn5%. Một câu hỏi đã và đang nhận được sự quan tâm bởi nhiều các nhà hoạch địnhvà thực thi chính sách, đó là: Vì sao ngành mía đường đã có khoảng 15 năm chuẩnbị nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi ATIGA có hiệu lực? Làm thế nào để tăngcường năng lực cạnh tranh và bảo vệ được ngành hàng mía đường của Việt Nam −ngành đã và đang tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động công nghiệp và 1,5 triệulao động nông nghiệp?* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 233KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Bài viết này, dựa trên tổng hợp các nguồn tài liệu thứ cấp, cung cấp bức tranh kháiquát về năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam so với các nước xuất khẩuchính trên thế giới, đặc biệt là Thái Lan; đồng thời thảo luận một số giải pháp nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh mía đường nói riêng và trong kinhdoanh nông nghiệp nói chung ở Việt Nam. 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam Có thể nói bất lợi lớn nhất của đường mía Việt Nam hiện nay là khả năng cạnhtranh về giá bán, đặc biệt là so với đối thủ trực tiếp trong ATIGA là đường mía TháiLan. Hình 1 cho thấy giá thành sản xuất đường của Việt Nam năm 2015 là 518 USD/tấn, cao hơn đáng kể so với các nước sản xuất đường mía chính trên thế giới, đặc biệtlà cao gấp 1,175 lần so với giá thành sản xuất của Thái Lan (441 USD/tấn). Hình 1. Giá thành sản xuất đường mía năm 2015 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 2017, tr.14. Vậy, có những nguyên nhân nào dẫn đến giá thành sản xuất đường của Việt Namlại cao hơn nhiều so với các nước? Phân tích chi tiết hai khâu chế biến đường và sảnxuất mía nguyên liệu trong chuỗi giá trị ngành hàng đường mía có thể giúp cho việctrả lời câu hỏi này. Phân tích khâu chế biến đường Có thể nói quy mô và trình độ chế biến của nhiều nhà máy đường của Việt Nam nhìnchung còn hạn chế và cơ cấu sản phẩm chế biến đường cũng chưa hợp lý, cụ thể là: + Đa số các nhà máy chế biến đường của Việt Nam có công suất thấp. Theo kinhnghiệm của thế giới, một nhà máy chế biến đường phải có công suất từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên thì mới đạt được lợi thế kinh tế quy mô, trong khi đó ở Việt Nam hiện234 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘItại chỉ có 8 nhà máy (trong tổng số 49 nhà máy tính đến cuối năm 2016) có công suấtép trên mức này và chiếm 47% tổng công suất chế biến của cả nước. Tám nhà máynày bao gồm: Công ty ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Kinh doanh nông nghiệp Phòng vệ thương mại Ngành mía đường Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tế.Tài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Dinh dưỡng khoáng cây trồng - PGS. TS Nguyễn Bảo Vệ
266 trang 666 17 0 -
Hướng dẫn trồng và chăm sóc táo bưởi hồng na
80 trang 511 0 0 -
Giáo trình Kỹ thuật nuôi ong mật - NXB Nông Nghiệp
134 trang 438 8 0 -
9 trang 301 0 0
-
36 trang 292 0 0
-
48 trang 290 0 0
-
Sổ tay hướng dẫn sản xuất cà phê vối (Robusta) bền vững tại Việt Nam (dành cho người sản xuất)
80 trang 288 0 0 -
Cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại khoai: Phần 2
45 trang 254 0 0 -
Giáo trình Trồng mận - MĐ05: Trồng đào, lê, mận
105 trang 250 0 0 -
Một số vấn đề về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - Nguyễn Quốc Thái
9 trang 214 0 0
Tài liệu mới:
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân viên kỹ thuật tại Viễn thông Nghệ An
111 trang 0 0 0 -
117 trang 0 0 0
-
110 trang 0 0 0
-
Nét thanh lịch của người Hà Nội qua văn hóa dân gian
5 trang 0 0 0 -
11 trang 0 0 0
-
Diện mạo văn học dân gian Khmer Nam Bộ
6 trang 1 0 0 -
Người Mường và văn hóa cồng chiêng Mường
16 trang 0 0 0 -
Cấu trúc truyền thuyết dân gian xứ Nghệ
13 trang 0 0 0 -
5 trang 0 0 0
-
Về cuốn Văn hóa học - Những lí thuyết nhân học văn hóa của A. A. Belik
11 trang 0 0 0