Danh mục

Thạch Bi Sơn và dấu ấn mở rộng lãnh thổ Đại Việt của vua Lê Thánh Tông năm 1471

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 460.28 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành (dân tộc học, bia ký học, khảo cổ học, dân số học, sinh thái học,. .), bài viết phân tích những những ý kiến của các nhà nghiên cứu về kiện sự lịch sử mở rộng lãnh thổ năm 1470 và lý giải sự kiện Thạch Bi Sơn và dấu ấn Nam tiến của vua Lê Thánh Tông dưới góc độ khoa học xã hội liên ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thạch Bi Sơn và dấu ấn mở rộng lãnh thổ Đại Việt của vua Lê Thánh Tông năm 1471 THẠCH BI SƠN VÀ DẤU ẤN MỞ RỘNG LÃNH THỔ ĐẠI VIỆT CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG NĂM 1471 Ngô Minh Sang 1 1. Khoa Sư phạm, Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành (dân tộc học,bia ký học, khảo cổ học, dân số học, sinh thái học,. .), bài viết phân tích những những ý kiếncủa các nhà nghiên cứu về kiện sự lịch sử mở rộng lãnh thổ năm 1470 và lý giải sự kiện ThạchBi Sơn và dấu ấn Nam tiến của vua Lê Thánh Tông dưới góc độ khoa học xã hội liên ngành.Bài viết cho rằng vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông không thân chinh qua dãy Cù Mông, cóchăng sai toán quân với ý đồ về chính trị cho quân Đại Việt đi hết địa phận Phú Yên chứ khôngcó chuyện cho người khắc bia trên núi Thạch Bi làm ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành Từ khóa: lãnh thổ Đại Việt, Lê Thánh Tông, Thạch Bi Sơn.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thạch Bi Sơn còn gọi là Đá Bia, dân gian tương truyền là Núi Ông, thuộc dãy Đại Lãnh,cao 706m, nay thuộc địa phận xã Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà tỉnh Phú Yên. Trong tiếntrình mở đất về phương Nam, núi Thạch Bi Sơn có một dấu ấn lịch sử rất lớn, từng đóng vai tròphân ranh giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành. Sự kiện lịch sử đầu tiên và cũng gây nhiềutranh luận là cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông vào năm 1470, nhiều tác phẩm biên khảocho rằng vào năm 1471 vị vua trẻ tài ba Lê Thánh Tông tiến quân đến tận chân núi Đèo Cả (PhúYên) và sai lính khắc bia để làm ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Tuy nhiên gần đâynhiều nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ học, dân tộc học và bia ký học khảo cứu lại sự kiện trên,bước đầu xác minh về sự thật sự kiện vua Lê Thánh Tông cho người khắc bia trên dãy núi ĐèoCả, địa giới nước Đại Việt cùng những ý đồ của vua Lê Thánh Tông. Bài viết góp phần phụcdựng lại sự kiện trên, cùng với đó là minh chứng cho tầm quan trọng của việc vận dụng phươngpháp nghiên cứu khoa học xã hội liên ngành (dân tộc học, bia ký học, khảo cổ học, dân số học,sinh thái học,...) trong nghiên cứu sử học hiện nay.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để làm rõ sự kiện lịch sử này, bài viết áp phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội liênngành (sử học, bia ký học, khảo cổ học, dân số học, địa lý học.. .), bước đầu nhận định về sựkiện lịch sử trên với luận điểm: vào năm 1471 vua Lê Thánh Tông không thân chinh qua dãynúi Cù Mông, không có sự kiện khắc bia trên Thạch Bi Sơn và chỉ có toán quân của Đại Việtvượt dãy Cù Mông tiến vào địa phận Phú Yên. 3243. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các ý kiến của các nhà nghiên cứu về sự kiện năm 1471 của vua Lê Thánh Tông Các bộ chính sử ghi chép về sự kiện vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành năm 1470có Đại Việt sử ký toàn thư (Toàn thư) của Ngô Sĩ Liên, Khâm định Việt sử thông giám cươngmục (Cương mục) của Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí (Thống chí), Phủ biêntạp lục (Tạp lục) của Lê Quý Đôn và nhiều bộ sử khác như Việt Nam sử lược của Trần TrọngKim, Việt sử xứ Đàng trong của Phan Khoang; bên cạnh đó có nhiều khảo cứu về Phú Yên cóđề cập đến sự kiện này như Người chứng thứ nhất của Phạm Đình Khiêm, Non nước Phú Yêncủa Nguyễn Đình Tư, Tìm hiểu địa danh qua tục ngữ ca dao Phú Yên của Nguyễn Đình Chúc…Dưới đây, chúng tôi trích dẫn diễn biến sự kiện trên ở một số tác phẩm như sau: Sách Toàn thư thuật lại toàn bộ diễn biến của sự kiện năm 1470 như sau: Tháng 8 (CanhDần 1470) quốc vương Chiêm Thành Bàn La Trà thân hành đem hơn 10 vạn quân thuỷ bộ cùngvoi ngựa đánh úp Châu Hoá. Tướng trấn giữ biên thuỳ Châu Hoá là bọn Phạm Văn Hiển đánhkhông nổi, phải dồn cả dần vào thành rồi cho chạy thư báo cấp… Ngày Canh Thìn mồng 6 thángnày lệnh sai Chinh lỗ tướng quân Lâm quận công Đinh Liệt, phó tướng Kỳ quận công Lê Niệmđem 10 vạn thuỷ quân đi trước… Ngày mùng 6 (tháng 11) vua xuống chiếu thân hành đi đánhChiêm Thành…Vua bèn gọi 26 vạn tinh binh, xuống chiếu thân chinh… Ngày 18 thuỷ quân vàođến đất Chiêm Thành… Ngày mồng 7 (tháng 2) vua tự mình dẫn hơn 1.000 chiếc thuyền, hơn 70vạn tinh binh ra hai cửa biển Tân Áp và Cựu Toạ dựng cờ thiên tử, đánh trống hò reo mà tiến…Ngày 27, vua tự mình đem đại quân đánh phá thành Thi Nại, chém hơn 100 thủ cấp… Ngày 28,vua tiến vây đến sát thành Chà Bàn… Ngày mồng 1 tháng 3 hạ được thành Chà Bàn, bắt sốnghơn 3 vạn người, chém hơn 4 vạn thủ cấp, bắt sống Trà Toàn rồi đem quân về… Tháng 6, lấy đấtChiêm Thành đặt làm Thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa. Đặt chức án sát sứ ở 12 thừatuyên và đặt 3 ty ở Quảng Nam (Đại Việt sử ký toàn thư, 2005, tập II, tr.467 – 479). Sách Cương mục ngoài việc ghi chép lại diễn tiến cuộc hành quân của vua Lê ThánhTông, sách này còn ghi tiếp: Vệ quân Thuận Hoá bắt sống Trà Toàn dẫn lên trước mặt vua, nhàvua ban chỉ dụ hỏi han yên ủi, sai dẫn ra ngoài ti trấn điện. Bèn hạ chiếu đem quân về… Tháng6, đặt đạo Quảng Nam. Nhà vua đem đất Chiêm Thành đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, quảnlĩnh 3 phủ, 9 huyện, đặt 3 ty: Đô ty, Thừa ty, Hiến ty và đặt vệ quân Thanh Hoá gồm 5 cơ sở(Khâm định Việt sử thông giám Cương mục, 1998, tập I, tr.1009 – 1103). Tiếp theo sách Tạp lục cũng dẫn việc Lê Thánh Tông tiến đánh Chiêm Thành giống nhưhai bộ sử trên, nhưng Lê Quý Đôn dẫn thêm sách Thiên Nam dư hạ tập nói về cương vực củaViệt Nam dưới triều Hồng Đức cụ thể hơn, theo đó địa giới của Đại Việt tới đèo Cù Mông (LêQuý Đôn, 1964, tr.32-34). Sách Thống chí nói về diên cách Phú Yên: “Đời Đường đổi làm Châu Lâm, sau bị ChiêmThành chiếm cứ, tức là đất Ba Đài và Đà Lãng. Việt Nam, Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành,chiếm lấy đất này đặt làm huyện Tuy Viễn, lấy núi Thạch Bi làm giới hạn, nhưng từ Cù Môngvề Nam còn thuộc người Man, người Lào” (Đại Nam nhất thống chí, 1971, tập III, tr.60-61). Thông qua bốn bộ chính sử trên không thấy nhắc đến việc vua Lê ...

Tài liệu được xem nhiều: