Vua Lê Thánh Tông Với Việc Học Của Sĩ TửHoàng đế Lê Thánh Tông (1442 - 1497) trị vì đất nước từ năm 1460 đến 1497. Trong 37 năm ấy, xã hội Việt Nam đã đạt đến độ cực thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông vừa là bậc minh quân vừa là nhà văn hóa lớn, rất chú trọng xây dựng nền giáo dục. Có thể nói, dưới thời Lê Thánh Tông, nên giáo dục đạt được những thành tựu huy hoàng mà không một thời kỳ đại phong kiến nào của Việt Nam sánh kịp. Ngay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vua Lê Thánh Tông Với Việc Học Của Sĩ Tử Vua Lê Thánh Tông Với Việc Học Của Sĩ TửHoàng đế Lê Thánh Tông (1442 - 1497) trị vì đất nước từ năm 1460 đến 1497.Trong 37 năm ấy, xã hội Việt Nam đã đạt đến độ cực thịnh trong lịch sử phongkiến Việt Nam. Ông vừa là bậc minh quân vừa là nhà văn hóa lớn, rất chú trọngxây dựng nền giáo dục. Có thể nói, d ưới thời Lê Thánh Tông, nên giáo dục đạtđược những thành tựu huy hoàng mà không một thời kỳ đại phong kiến nào củaViệt Nam sánh kịp. Ngay ở khu Thái học, phía trước và phía sau được dựng nhàđể làm nơi ở và đọc sách cho giám sinh (học sinh của trường) và tặng quảng sinh(học trò lấy thêm các nơi về).Bản thân nhà vua cũng cần mẫn học hành và chăm lo chính sự, đúng như lời nhàthơ tự thuật:Trống đời canh còn đọc sáchChiêng xế bóng chửa thôi chầu.Lê Thánh Tông thường mặc quần áo dân thường vi hành ra ngoại ô và thôn mạc đểhiểu đời sống của dân chúng. Nhà vua cũng vi hành tới khu trường Giám để xemxét các cống sĩ học hành ra sao. Sau mỗi lần vi hành ở khu truờng Giám, nhà vualại có động tác tinh tế để khen ngợi một cống sĩ nào đó chăm học hoặc chê mộtcống sĩ nào đó lười học. Trong dân chúng và cống sĩ, có nhiều giai thoại về LêThánh Tông biểu lộ lòng tôn kính của họ đối với nhà vua anh minh này.Tối giao thừa. Nhà vua vi hành ở khu nhà Giám. Thấy ở dãy nhà phía sau đỏ ngọnđèn dầu, vua cùng người hầu bước tới. Một cống sĩ đang chăm chỉ đọc sách. Hẳnanh ta là một tăng sinh ở xa, không về được, đánh trú ngụ lại đất kinh thành. Vuađến gần, cống sĩ vẫn không biết, bèn hỏi:- Sao anh không về ăn tết với gia đình?Cống sĩ giật mình, ngẩng đầu lên:- Thưa bác, nhà con ở xa lắm, con không về được.- Thế anh không sắm gì để đón giao thừa à?- Thưa bác, nhà con nghèo... Vả lại con cũng đã quen sống đạm bạc...Nhà vua lặng lẽ quay gót.Sắp đến lúc giao thừa. Người hầu mang đến cho cống sĩ hai chiếc bánh chưng xinhxinh bằng hai bàn tay. Lúc đó cống sĩ mới biết bác lúc nãy hỏi chuyện mình lànhà vua. Đúng lúc giao thừa, cống sĩ bóc bánh chưng ra ăn, cảm động quá: mộtbánh chưng thật, còn chiếc bánh chưng kia gói bạc nén!Một lần vi hành khác. Nhà vua thấy một cống sĩ chừng 50 tuổi chăm chú cúi đầutrên trang vở. Nhà vua đứng im phía xa, thấy cống sĩ mê mải đọc sách, thỉnhthoảng húp một ngụm cháo loãng. Trước lúc về, nhà vua đến gần:- Cống sĩ húp cháo gì mà ngon thế?- Thưa bác, con húp cháo hoa, nhà con hết muối rồi!Nhà vua về một lát thì nội thị mang ra cho cống sĩ một chĩnh muối để cống sĩ ănvới cháo thì mới có sức mà học khuya được.Cống sĩ sung sướng mở nắp chĩnh ra, thất là bất ngờ... không phải chĩnh muối màlà đĩnh bạc!Một lần vi hành khác. Thấy cống sĩ nọ đỏ đèn đến quá nửa đêm, nhưng không phảiđể học, mà là đang mở hộp trầu, cùng ăn trầu đùa vui với vợ mới cưới.Sáng hôm sau. Nhà vua cho họp mặt các cống sĩ trước cửa nhà Giám, biếu mỗingười một hộp trầu nhỏ. Viên cống sĩ nọ nhận được hộp trầu giống hệt hộp trầucủa mình đêm qua vui đùa với vợ!Thì ra nhà vua biết việc mình thức khuya để vui đùa với vợ chứ không phải đểhọc. Một lời chê thật ý nhị!Nghe nói trong vùng kinh thành có một người múa gậy rất giỏi. Ông ta vung gậylên là gió nổi vù vù, cho nên người ta gọi là Quận Gió. Quận Gió chuyên sốngbằng nghề trèo tường, đào ngạch, ăn trộm. Nhưng không bao giờ ăn trộm nhànghèo, mà thường lấy của nhà giàu cứu giúp nhà nghèo và những người sốnglương thiện.Đêm giao thừa, nhà vua vờ đóng vai anh học trò nghèo, đến gặp Quận Gió: Tôihọc ở trường Giám, nhà nghèo quá, cuối năm không có một đồng xu để về quê.Nhờ ông cứu giúp Quận Gió hỏi: Thế cậu có biết ở kinh thành nhà ai giàu, chỉcho tôi vào lấy trộm? Nhà cậu nghèo khổ mà chăm chỉ học hành như vậy, tôi phảigiúp cậu. Nhà vua chỉ Quận Gió một số nhà giàu, Quận Gió đều lắc đầu từ chối vìnhững gia đình có của ăn của để không phải do làm ăn bất chính, mà do cần cù,tằn tiện mà có... Cũng như cậu, nếu sau này cậu đậu đạt làm quan là do cậu sôikinh nấu sử, không ai nỡ lòng cướp đoạt gia sản của cậụ...Cuối cùng, Quận Gió nói: A, viên quan coi kho bạc Nhà nước hay ăn trộm bạctrong kho mang về nhà. Tôi sẽ lấy trộm bạc ở nhà hắn để giúp cậu. Nhà vua nửatin nửa nghĩ: mình đã cử một viên quan liêm khiết như vậy để giữ kho, lẽ nào hắnlại ăn cắp?Một lát sau, Quận Gió trở về, đặt vào tay nhà vua mấy thỏi bạc: Học trò chăm chỉnhư cậu thì tôi phải giúp kỳ được. Nhà vua ngạc nhiên thấy trên thỏi bạc khắcbốn chữ Quốc khố chi bảo. Đích thị là viên quan kia ăn cắp của Nhà nước.Sáng mồng một Tết, sau buổi khai triều, sau buổi khai triều, nhà vua cách chứcviên quan coi giữ kho bạc và phong cho Quận Gió tấm biển vàng đề ba chữ Trộmquân sử do chính tay Vua viết. ...