24 Thanh Điều và thơ của Vua Lê Thánh TôngDưới thời nhà Hậu Lê (1427-1527), có một vị vua đã đưa đất nước Việt Nam lên đến cực thịnh . Ngài chính là vua Lê Thánh Tông .Lê Thánh Tông là con thứ tư của vua Lê Thái Tông . Ngài không những là một vị vua rất thông minh dĩnh tuệ, học rộng hiểu nhiều, mà còn rất yêu dân yêu nước và có hiếu với Mẹ .Xã hội Việt Nam dưới triều vua Lê Thánh Tông được tổ chức có quy củ, an ninh, trật tự, và nề...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
24 Thanh Điều và thơ của Vua Lê Thánh Tông 24 Thanh Điều và thơ của Vua Lê Thánh Tông Dưới thời nhà Hậu Lê (1427-1527), có một vị vua đã đưa đất nước Việt Namlên đến cực thịnh . Ngài chính là vua Lê Thánh Tông . Lê Thánh Tông là con thứ tư của vua Lê Thái Tông . Ngài không những là mộtvị vua rất thông minh dĩnh tuệ, học rộng hiểu nhiều, mà còn rất yêu dân yêu nướcvà có hiếu với Mẹ . Xã hội Việt Nam dưới triều vua Lê Thánh Tông được tổ chức có quy củ, anninh, trật tự, và nề nếp . Việc triều chính, kinh tế, văn học, binh c ơ, v.v... đều đượcquan sát kỹ và thay đổi cho hợp thời . Bộ luật Hồng Đức ban hành dưới thời vuaLe Thánh Tông là một bộ luật được ngợi ca là rất tiến bộ và dân chủ . Ngài còn đặtra 24 Thanh Điều để dạy dân giữ lấy thuần phong mỹ tục . Ví dụ, trong hươngđảng, người trưởng thượng được tôn kính, gái, trai đều có hạnh . Những đám hộihè được vẻ nghiêm trang, nữ nam hữu biệt . Thanh niên không kết bè du đãng .Xóm làng có việc quan, hôn, người người đều giúp lẫn nhau . Trọn giữ nết thuầnlương . Một số điều luật này vẫn còn phù hợp với xã hội ngày nay . 1. Cha mẹ dạy con phải có phép tắc, trai gái đều có nghề nghiệp, không đ ượcrượu chè cờ bạc, tập nghề hát xướng để hại thuần phong . 2. Người gia trưởng tự mình phải giữ lễ phép làm gương để cho cả nhà bắtchước; nếu con em làm càn, thì bắt tội người gia trưởng . 3. Vợ chồng phải cần kiện làm ăn, ân nghĩa vẹn tròn, duy chỉ có khi nào ngườivợ phạm tội thất xuất (1) thì mới được bỏ, chớ không được khiên ái, cẩu dung (2),làm hại đến phong hóa . 4. Làm kẻ tử đệ phải yêu mến anh em, thuận hòa với người hương đảng, phảilấy lễ nghĩa mà cư xử; nếu trái phép thì người tôn trưởng dạy răn, có tội to phảiđưa đến quan trừng trị . 5. Ở hương đảng, trong tôn tộc, có việc gì phải giúp đỡ lẫn nhau . Ai có tiếng làngười hạnh nghĩa, thì quan sở tại phải bẩm lên tòa Thừa, tòa Hiến để tâu vua màtinh biểu cho . 6. Đàn bà có lỗi mà cha mẹ và chồng đã trừng trị, thì phải sửa mình bỏ lỗi,không được tự tiện trốn đi, làm hư mất nết đàn bà . 7. Đàn bà góa không được chứa trai trẻ trong nhà, nói dối là con nuôi, để dâmloạn . 8. Người đàn bà góa chồng, đối với các con vợ cả, hoặc vợ lẽ, nàng hầu, nên cólòng thương xót, không được mưu mô để chiếm đoạt gia tài làm của riêng . 9. Đàn bà góa chồng chưa có con cái, phải ở nhà chồng để giữ đủ lễ tang, khôngđược chuyên vận của cái đem về nhà mình . 10. Phận đàn bà thì phải theo chồng, không được cậy cha mẹ mình, phú quý màkhinh rẻ nhà chồng, nếu không như thế, thì bắt tội đến cha mẹ .Thơ của Lê Thánh TôngThằng MõMõ này cả tiếng lại dài hơi,Mẫn cán (1) ra tay chẳng phải chơịMộc dạc (2) vang lừng trong bốn cõi,Kim thanh (3) rền-rĩ khắp đòi nơi(4)Trẻ già chốn chốn đều nghe lệnh,Làng nước ai ai phải cứ lờịTrên dưới quyền hành tay cắt đặt,Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.Chú Thích(1). Mẫn cán: Nhanh nhẹn, giỏi dang(2). Mộc dạc: Mõ bang gỗ(3). Kim thanh: tiếng kêu như tiếng lọai kim (đồng, vàng)(4). Ðòi nơi: nhiều nơi, đòi là chữ cổ, có nghĩa là nhiều.Ðạo Làm VuaÐạo lớn đế vương nghi dã tinhThương yêu dân chúng kính trời xanhTìm tòi kế sách xây đời thịnhBỏ hẳn chơi bời giữ nếp thanhCân nhắc anh tài phô đức đẹpChăm lo võ bị trọng quyền binhÐiều hoà muôn việc theo mùa tiếtKhắp chốn hân hoan hưởng thái bìnhNúi Bài Thơ. là ngọn núi đá vôi đuợc hình thành từ kỷ Ðê-vôn, trong cuộc vậnđộng tạo sơn Indonesia. Ðỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chia lên trời, đấylà cốt 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựngđứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng nh ư hổ phục, lúc có dáng nhusư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh. Núi Bài Thơ thưở xưa cótên núi Rọi Ðèn, tên chữ là Truyền Ðang Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa línhthú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiệntên núi Truyền Ðang.Năm 1468, vào dịp mùa xuân, nam Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông -cháu nội của Lê Lợi đưa quân đi tuần ở vùng biển Ðông Bắc, có dừng thuyền ởchân núi Truyền Ðang, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống ruợu ngâm thơ.Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà vua Lê ThánhTông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá tạm dịch như sau:Núi Bài Thơ.(dịch)Nước lớn mênh mông, tram. sông chầu vàoNúi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trờiCó tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửutam(đã định)Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gióPhía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yênVùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắtMuôn thưở trời Nam, non sông bền vữngBây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn.Bài thơ này đuợc khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2.5m, gồm56 chữ Hán, khắc liền một mạc ...