Thông tin tài liệu:
GIÁ TRỊVào cõi Phật dễ, vào cõi ma khóNHẤT HƯU THIỀN SƯMarx nói:" các triết gia từ trước đến nay chỉ mới suy nghĩ và diễn dịch cuộc sống qua nhiều lối khác nhau, nhưng điều quang trọng chính là phải làm thay đổi". Người ta thấy rất ít người đi tới cùng công việc nàyCĂN BẢN CỦA VẤN ÐỀ GIÁ TRỊTrí thức là quyền lực. Với chính trị tính chất quyền lực càng nặng hơn. Trong chính trị, trí thức chỉ có giá trị khi nào nó có thể biến thành quyền lực vật chất. Giá trị của phần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận trí thức - GIÁ TRỊ GIÁ TRỊVào cõi Phật dễ, vào cõi ma khóNHẤT HƯU THIỀN SƯMarx nói: các triết gia từ trước đến nay chỉ mới suy nghĩ và diễn dịch cuộc sốngqua nhiều lối khác nhau, nhưng điều quang trọng chính là phải làm thay đổi.Người ta thấy rất ít người đi tới cùng công việc nàyCĂN BẢN CỦA VẤN ÐỀ GIÁ TRỊTrí thức là quyền lực.Với chính trị tính chất quyền lực càng nặng hơn.Trong chính trị, trí thức chỉ có giá trị khi nào nó có thể biến thành quyền lực vậtchất. Giá trị của phần tử trí thức trong chính trị cũng chỉ được thừa nhận theo tiêuchuẩn này.Chính trị là một sự nghiệp thực tại tàn nhẫn và cam go, vận dụng trí thức để giảiquyết bế tắc sinh hoạt xã hội, dọn quang chướng ngại trên đường đi của lịch sử.Căn bản giá trị của trí thức ở thực tiễn mà đến.Căn bản giá trị của phần tử trí thức ở đấu tranh mà ra.VAI TRÒ TRÍ THỨC PHẦN TỬ TRONG CÁC BIẾN CỐ LỚN CỦA LỊCHSỬBiến cố chính trị thường là kết quả của sự tranh chấp giữa tập đoàn đang nắmchính quyền và những người bên ngoài chính quyền. Tập đoàn tại quyền có haithành trì bảo vệ:a- Chính thống gồm những tổ chức và sức mạnh cai trị.b- Ðạo thống gồm những tổ chức chấn áp tư tưởng dùng tư tưởng đạo thống đểbênh vực quyền cai trị hiện hữu.Tập đoàn bên ngoài chính quyền thì khởi sự bằng phản kháng chống đạo thống rồivận dụng tư tưởng tổ chức đối kháng với bộ máy thống trị nghĩa là đem trí thứcbiến thành quyền lực. Như vậy dẫn đầu các biến cố lớn hầu hết là một cuộc nổiloạn siêu hình (révolve métaphysique) nói theo kiểu Camus.Ðể đánh đổ phần tử trí thức không thể không dựa vào một phần tử trí thức khác.Cuộc nổi loạn này có hai trận tuyến:1- Tình cảm.2- Lý trí.Cả hai đều nhằm mục tiêu hủy diệt uy quyền chính trị của đối phương.Ở đây phần tử trí thức là những người của từ ngữ (men of words), đi cao hơn bậcnữa họ là những người xây dựng lý thuyết (theoricien).Ðể gây phong trào quần chúng phẫn nộ không thể không có những nhà thơ, nhàvăn như:Pouchkine, Ryleev, Tchelov, Gorki, Maiakovski. Những hùng biện gia như:Fichte, Kakhovsky, Netcheev, Trozsky, Vanden Bruch.Ðể chống lại lý thuyết vương quyền thần thụ của Bossuet, Cách Mạng Pháp khôngthể không có cuốn Xã Hội Khế Ước của Rousseau và Vạn Pháp Tinh Lý củaMontesquieu.Trước Cách Mạng Pháp, đa số dân chúng Âu Châu đều tin tưởng lời Bossuet nói:- Thiếu bàn tay Thượng Ðế thì thế giới này sẽ rơi xuống vực thẳm, thiếu vươngquyền thì xã hội này sẽ chìm vào hỗn loạn.(Que Dieu retire sa main, le monde retombera dans le néant, que l autorité cessedans le Royaume tout sera en confusion).- Phải nhìn cho rõ để thấy bàn tay Thượng Ðế trong lịch sử nhân loại ở bất cứ nơinào, tất cả những biến chuyển lớn lao của lịch sử đều tuân thủ các nguyên tắc thầnhọc bao la khắp mọi nơi.(Il fallait donc faire voir dans les différentes époques de l histoire humaine dans lamain de Dieu, il fallait que les grands faits de l histoire se pliassent à uneinterpretation universelle et théologique).Muốn làm mờ Bossuet, Cách Mạng Pháp cần có cái tri thức lớn lao củaMontesquieu. Do hiểu biết bao la của ông, ông đã chứng minh cho mọi người thấyrõ lý luận thần học của Bossuet lỗi thời rồi. Trong cái thế giới chính trị ngày càngthêm phức tạp, biết bao nhân vật, biết bao xung đột, biết bao quyền lợi riêng tư đốichọi nhau, làm sao tìm thấy bàn tay Thượng Ðế. Nhịp điệu thế giới biến chuyểntheo với thủ đoạn,với mưu cơ của thực tế chính trị. Hàng trăm ngàn đầu dây mốirợ khó lòng mà nhìn nhận ra một nguyên tắc chỉ đạo như một mẫu số chung thìđương nhiên không thể đem chính trị thu hẹp vào nguyên tắc tê liệt của thần học.Chân trời lịch sử mở rộng, thế giới không còn là của Rome hay Jerusalem nữa. ÁChâu, Phi Châu, Mỹ Châu đang đòi địa vị lịch sử của họ và dĩ nhiên không thểbuộc họ vào sứ mạng Ki Tô. Vũ trụ không còn thu hẹp trong lối suy diễn thần học,nó đang tràn ngập và phá vỡ con đê lý thuyết Bossuet.INTELLIGENTZIATiền phong của cách mạng 1917 là những hoạt động trí thức. Từ những phong tràonày sản sinh ra danh từ Intelligentzia (khoảng cuối thế kỷ 19)Theo Nicolas Berdiaev thì người Tây phương đã nhận xét lầm Intelligentzia coigiống hệt Intellectuel. Thực ra nó rất khác biệt. Ðây không hẳn là một tổ chứcnhưng nó cũng không buông thả ai muốn làm gì thì làm như trí thức Âu Châu.Intelligentzia ở Nga sống gần như một tôn giáo nhỏ với giáo điều tập quán phongtục và hình dáng bề ngoài riêng biệt và có cùng một quan niệm vũ trụ nhân sinh.Ðó là một tập thể sống theo lý tưởng không phân biệt nghề nghiệp giàu nghèo.Mới đầu họ là tầng lớp học thức rồi lan đến các công tử quí tộc, sau xuống đến cáctiểu công chức, tiểu thương đôi lúc còn thấy cả nông dân nữa. Sơ khai vì khôngthể trực tiếp hoạt động chính trị, họ gói chính trị vào hoạt động văn học. Lâu dầncác buổi hội đều là sự tụ tập để phê phán chính trị. Tinh thần của họ là tinh thầnRaskol (tên tắt nhân vật tiểu thuyết của Dostoievky, một sinh viên cấp ti ...