Danh mục

Thân phận trí thức - NGỦ MÊ VÀ TỈNH GIẤC

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.93 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 13,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NGỦ MÊ VÀ TỈNH GIẤC Vuông nhiễu đỏ chờ chờ hoen nét rỉ. Thẹn những phường tranh chấp mượn tay ai. Gương Minh vào Thanh đến, đến Tây lai Ngai vàng nặng để ê chề non nước. THÁI DỊCH LÝ ĐÔNG A Võ tướng tiêu sầu duy hữu tửu Văn thần thoái lỗ cánh vô thi. TỰ ĐỨC Xu hướng suy loạn của nước ta bắt đầu từ cuối đời Thiệu Trị sang đầu đời Tự Đức (1840-1848), xu hướng suy loạn của Trung Quốc cũng khởi từ đời vua Đạo Quang (1840), cả hai đều có những nội loạn và ngoại loạn, trên đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận trí thức - NGỦ MÊ VÀ TỈNH GIẤC NGỦ MÊ VÀ TỈNH GIẤC Vuông nhiễu đỏ chờ chờ hoen nét rỉ. Thẹn những phường tranh chấp mượn tay ai. Gương Minh vào Thanh đến, đến Tây lai Ngai vàng nặng để ê chề non nước. THÁI DỊCH LÝ ĐÔNG A Võ tướng tiêu sầu duy hữu tửu Văn thần thoái lỗ cánh vô thi. TỰ ĐỨ C Xu hướng suy loạn của nước ta bắt đầu từ cuối đời Thiệu Trị sang đầu đời Tự Đức (1840-1848), xu hướng suy loạn của Trung Quốc cũng khởi từ đời vua Đạo Quang (1840), cả hai đều có những nội loạn và ngoại loạn, trên đại thế lịch sử mang nhiều điểm giống nhau cho nên phần hai cuốn sách kể từ chương thứ năm đến chương thứ tám chúng tôi sẽ phân tích và nghiên cứu, so sánh để nhìn vấn đề rộng rãi hơn. Gây gỗ để xâm lược Vua Càn Long trả lời Anh hoàng George III về việc xin giao thương có câu: “Vương quốc chúng tôi dư dụ, chúng tôi không cần gì hết”. Nhưng lúc ấy thế lực thương mại Anh đã rất lớn, họ nắm hết thị trường Ấn Độ và tràn xuống miền Nam Trung Hoa, nhiều nơi tại vùng Á Đông biến ra lãnh thổ Anh quốc, dĩ nhiên phải kéo theo sự tràn ngập hóa phẩm. Dần dần mặc dầu triều đình Thanh không chính thức ký kết mậu dịch, việc giao thương vẫn trở thành sự thực không thể xóa bỏ được. Không ngăn chặn nổi sự buôn bán, Thanh triều tìm mọi cách làm khó dễ khiến cho căm hận ở mỗi bên âm ỉ cháy chỉ đợi dịp là bùng lên. Dịp ấy là vụ thuốc phiện, người Anh đem thuốc phiện vào Trung Quốc và người Trung Quốc rất hoan hỉ với vui thú mới, chính quyền Trung Quốc thì lo sợ nạn nghiền lan rộng. Lâm Tắc Từ được cử làm Tổng đốc với sứ mạng tiêu diệt nạn nha phiến. Ông ra lệnh cấm buôn bán thuốc phiện. Người Anh khi nào chịu nhả món lợi to lớn đó nên phân tán lề lối tiêu thụ, một mặt cho qua đường bộ, một mặt chở đường thủy bằng chiến thuyền. Lâm Tắc Từ quyết liệt, ông dùng vũ lực tịch thu tất cả các thùng thuốc phiện mà ông khám phá, chừng 20.000 thùng rồi cho làm lễ hỏa thiêu. Tình hình căng thẳng. Hai tuần sau vụ khác xảy đến, mấy thủy thủ Anh say rượu giết một người Tàu. Lâm Tắc Từ yêu cầu Anh giao cho ông xử kẻ sát nhân đồng thời đòi người Anh phải dời các chiến thuyền, thương thuyền ra khỏi các giang khẩu để vào hẳn các thương cảng. Người Anh không trả lời, cho pháo hạm oanh kích đánh chìm một số thuyền bè thuộc hạm đội Thanh triều, mở màn cho cuộc chiến tranh nha phiến (1839). Năm 1842 ngày 13-6, lực lượng Anh chiếm cứ Thượng Hải men theo Dương Tử Giang tiến về Nam Kinh. Thanh triều bại phải ký kết hiệp ước Nam Kinh với nhiều thua thiệt. Cuối thế kỷ 18, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp, dựa vào lực lượng nước ngoài tiêu diệt Tây Sơn, mở đầu cho xâm lược của thực dân Pháp sau này. Năm 1847 Pháp đem hai chiến thuyền vào Đà Nẵng xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới. Lúc hai bên đang thương nghị thì người Pháp thấy thuyền của ta đóng gần thuyền của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân ta sắp sửa đồn lũy, bèn nổ súng bắn đắm cả những thuyền ấy rồi nhổ neo ra biển. Vua Thiệu Trị thấy sự trạng như thế, tức giận nên ban dụ cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Năm 1856 (Tự Đức cửu niên) nước Pháp đã hồi lại sau thất bại của công xã 1848, liền phái chiến thuyền Catinat vào Đà Nẵng bắn phá các đồn lũy, sau đây ít lâu có Montiguy đưa thư xin cho người Pháp được tự do vào buôn bán, đặt lãnh sự ở Huế, cho các giáo sĩ được tự do đi giảng đạo. Triều đình nước ta không chịu. Tháng 7 năm 1858, Pháp sai Trung tướng Genouilly cùng 3007 ngàn (?) quân với 14 chiến thuyền đánh phá Đà Nẵng, đổ bộ chiếm thành An Hải và Tôn Hải. Genouilly có ý định cướp toàn tỉnh Đà Nẵng rồi tiến lên đánh Huế. Ý định bất thành vì không rõ địa thế, lại bị quân ta chống cự dữ dội, Genouilly đổi chiến lược quay về tấn công Gia Định ở Nam kỳ. Tại đây quân Pháp cả thắng lấy thêm nhiều tỉnh nữa. Triều đình phải giảng hòa ký hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp, nhường hẳn cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và tỉnh Định Tường (1862). Trước đấy hai năm, ở Tàu triều đình nhà Thanh cũng chịu ký kết nhường cho Tây phương năm hải cảng thương mại là Quảng Châu, Hạ Môn, Ninh Ba, Phúc Châu, Thượng Hải. Năm 1867 tức là năm Tự Đức thứ 20, Pháp lại gây sự chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Ông Phan Thanh Giản nộp thành trì cho Pháp rồi uống thuốc độc tự tận. o0o Mê đắm bộ xương khô Cuối thế kỷ 18, tình hình Âu châu biến hóa, nước Anh dùng máy móc để thay thế nhân lực. Nhân dân toàn thế giới do cơ khí xuất hiện đã thay đổi hẳn phương thức sinh hoạt. Do công nghiệp phát triển, nhân khẩu đô thị tăng vọt, nhu cầu thị trường bành trướng, nền hàng hải mở rộng để đáp ứng với đòi hỏi của thương mại, ảnh hưởng đến các quốc gia từ trước đến nay vẫn đóng cửa không giao thiệp với bên ngoài. Hoàng triều Mãn Thanh so với tiến bộ cơ khí Âu châu thật là một chính quyền thống trị lạc hậu nhưng vẫn vênh vang với danh nghĩa thiên triều, áp dụng chính sách “bế quan tỏa cảng” không chịu mở mắt nhìn văn minh mới. Thái độ đó tạo thành sỉ n ...

Tài liệu được xem nhiều: