Thông tin tài liệu:
NGƯỜI TRÍ THỨC VỚI TỔ QUỐC
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Trích "Ngục trung nhật ký"
La poésie a combattu en première ligne
du drame, elle a eu ses morts ses saints,
ses héros et le combat continue, la
poésie fume encore comme une arme
qui vient de tirer.
Jean Cayrol
Quân đội chiếm ưu thế Sau cách mạng Tân Hợi, năng lực lãnh đạo của Tôn Trung Sơn ngày một thấy thoái hoá. Đảng do ông dẫn dắt không tiến bộ gì hơn mấy ông quân phiệt miền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận trí thức - NGƯỜI TRÍ THỨC VỚI TỔ QUỐC
NGƯỜI TRÍ THỨC VỚI TỔ QUỐC
Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
Trích Ngục trung nhật ký
La poésie a combattu en première ligne
du drame, elle a eu ses morts ses saints,
ses héros et le combat continue, la
poésie fume encore comme une arme
qui vient de tirer.
Jean Cayrol
Quân đội chiếm ưu thế
Sau cách mạng Tân Hợi, năng lực lãnh đạo của Tôn Trung Sơn ngày một thấy
thoái hoá. Đảng do ông dẫn dắt không tiến bộ gì hơn mấy ông quân phiệt miền
Bắc cho nên không giải quyết được tình trạng cắt đất chia khu hùng cứ một
phương làm nhiều anh hùng nhất khoảnh. Phần tử trí thức hoàn toàn thất vọng về
thế vị lãnh đạo của họ Tôn. Nếu như phương thức lãnh đạo của Quốc dân đảng
không cải biến để đánh dẹp quần hùng thì chẳng những đảng vỡ mà cách mạng
cũng tiêu theo. Do tình thế này đã đưa lên địa vị chủ tể một nhân vật mới: Tưởng
Giới Thạch.
Tưởng Giới Thạch ở trong Quốc dân đảng còn rất non tuổi đảng, tư vọng cũng
chưa có gì đáng chú ý, nhưng nhờ đã học được những phương pháp tổ chức, huấn
luyện quân đội từ Liên Xô, nhờ Tôn Trung Sơn cử làm hiệu trưởng đại học quân
sự Hoàng Phố, ông đã gây dựng được cái vốn chính trị bằng lực lượng hợp thời
thế nhất là quân đội cách mạng.
Trước khi Tưởng Giới Thạch bắt tay vào việc tổ chức thi quân đội chỉ là chuyện
hữu danh vô thực. Quân đội rất ô hợp theo kiểu tụ tập giang hồ lưu khấu do các
tướng bang hội chỉ huy.
Tưởng Giới Thạch thừa thụ chính sách bắt tay với Cộng sản của Tôn Trung Sơn,
ông đi nước cờ đầu tiên nhằm loại ra khỏi đảng hoặc tiêu diệt thế lực của các trọng
thần kỳ cựu ngoan cố từng phản đối Tôn Văn dung dưỡng Cộng Sản. Thanh niên
trí thức vui lòng thưởng thức nước cờ đó. Được sự ủng hộ của phe tiến bộ, được
C.S để yên không phá, Tưởng Giới Thạch gấp rút kiến thiết lực lượng bản thân
bằng cách nắm toàn bộ quân lực.
Quân đội trường Hoàng Phố ban đầu chỉ có 2 trung đoàn, tuy nhiên với lối tổ chức,
huấn luyện mới nên nó đã đứng bá chủ về phương diện tinh nhuệ. Thấy đã đủ sức
Tưởng Giới Thạch đem quân đánh Trần Hướng Minh, Dương Hy Mẫn và Lưu
Chấn Hoàn thống chiếm toàn cõi Quảng Đông qui vào một quyền lãnh đạo.
Làm chủ Quảng Đông rồi, Tưởng Giới Thạch mặc dầu trước kia dùng phương
pháp Liên Xô để xây dựng quân đội, nhưng nay chủ khách đã ở tư thế khác nhau,
nên Tưởng phải xem Cộng Sản như mối lo ngại hơn là một bạn đồng minh. Ngược
lại C.S lúc hợp tác với Quốc dân đảng cũng là để nuốt luôn đảng này vào bụng.
Nên khi thấy Tưởng Giới Thạch bành trướng thế lực, C.S liền đặt lại vấn đề hợp
tác, vận động gây áp lực và xung đột âm ỷ nhóm lên. Hai bên chạy đua cướp thời
cơ. Giữa lúc ấy thì một biến cố trọng đại xẩy ra. Liêu Trọng Khải bị ám sát chết,
Hồ Hán Dân bị bức bách rời Quảng Đông và quân đội Hứa Sùng Trí bị tước khí
giới. Ba người Khải, Dân, Trí đều đối lập kịch liệt với Tưởng Giới Thạch. Để cho
khỏi cảnh nhất quốc tam công, phe Tưởng phải ra tay để mau nắm trọn quyền lực.
Sau biến cố thì xung đột quốc cộng từ âm thầm trong bóng tối chuyển ra gay gắt
dưới ánh sáng. Tháng 3 năm 1926 hạm trưởng Lý Chi Long mang chiến thuyền từ
Quảng Châu đến Hoàng Phố tung tin lật đổ chính phủ. Tưởng Giới Thạch điều
động bộ đội bắt được tập đoàn Lý Chi Long, phong toả Quảng Châu, bố cáo giới
nghiêm và quản thúc các đảng viên C.S.
Sự lanh lẹ ứng phó làm cho Tưởng Giới Thạch toàn thắng, thanh trừng CS gạt hẳn
ra khỏi quân đội. Đến tháng 5 Tưởng triệu tập trung ương hội nghị đảng đưa ra đề
nghị Chỉnh lý đảng vụ án(?) để hạn chế phạm vi hoạt động của Cộng sản đảng. Đề
nghị quy định người Cộng sản không được quyền làm bộ trưởng các bộ thuộc
trung ương đảng. Biết rằng lúc ấy Mao Trạch Đông làm đại lý bộ trưởng tuyên
truyền bộ, Lâm Bá Cừ làm bộ trưởng bộ nông dân và Đàm Bình Sơn làm bộ
trưởng bộ tổ chức.
Tưởng Giới Thạch tấn công tới tấp, đảng Cộng sản do Trần Độc Tú lãnh đạo nhẫn
nhục nhận đòn cho nên sự hợp tác quốc cộng vẫn không hoàn toàn đổ vỡ, vì theo ý
Trần Độc Tú, việc Bắc phạt dành cho Tưởng Giới Thạch.
Quyền hành vào trong tay họ Tưởng thì tính chất chính phủ cách mạng cũng biến
đổi. Từ xưa quân nhân can dự chính trị vẫn là thể thức quân sự phụ thuộc chính trị.
Nay Tưởng Giới Thạch đem chính quyền và quân quyền gộp làm một. Để tổ chức
Bắc phạt, Tưởng giao cho bộ tổng tư lệnh cả quyền hành ban bố chính lệnh.
Tháng 7 năm 1926 quân cách mạng khởi đầu công cuộc Bắc phạt. Tỉnh trưởng Hồ
Nam đầu hàng và xin cải biên làm đệ bát quân. Quân Ngô Bội Phu bị quân cách
mạng đánh bại ở Trường Sa. Tháng 9 quân cách mạng chiếm tỉnh Giang Tây,
tháng 11 đánh Nam Xương.
Tình hình mới tạo ra thế mới cho hai phe Quốc cộng. Đảng Cộng sản lợi dụng tiến
triển của quân sự để mở rộng vũ lực đảng, phát triển vận động công nông và triệt
bỏ uy tín quốc dân đảng. Cố vấn quân sự Borodine thấy thanh thế Tưởng Giới
Thạch tăng cao liền nghĩ cách ngăn trở kế hoạch quân sự. Tưởng biết vậy, ngoài
mặt vờ ng ...