Phẩm đức
Thân phận
PHẨM ÐỨC Phần tử trí thức? Là người đem lại giá trị cho những gì mà tự chúng không có. (PAUL VALÉRY)
Phần tử trí thức? Tôi muốn nói đến những người suy tư, không phải bọn lộng chữ, lợi dụng, bịp bợm và ăn bám... (HENRI BARBUSSE)
NGUỒN GỐC CỦA DANH TỪ Phần tử trí thức là trực nghĩa dịch từ chữ Intellectuel của Pháp. Tra tự điển để tìm lời giải của chữ đó thì chỉ thấy ghi vắn tắt : phần tử trí thức là người hoặc vì thị hảo hoặc vì nghề nghiệp quan tâm đến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận trí thức - Phẩm đức Thân phận
Phẩm đức
Thân phận
PH Ẩ M Ð Ứ C
Phần tử trí thức?
Là người đem lại giá trị
cho những gì mà tự chúng không có.
(PAUL VALÉRY)
Phần tử trí thức?
Tôi muốn nói đến những người
suy tư, không phải bọn lộng chữ,
lợi dụng, bịp bợm và ăn bám...
(HENRI BARBUSSE)
NGUỒN GỐC CỦA DANH TỪ
Phần tử trí thức là trực nghĩa dịch từ chữ Intellectuel của Pháp. Tra tự điển để tìm
lời giải của chữ đó thì chỉ thấy ghi vắn tắt : phần tử trí thức là người hoặc vì thị
hảo hoặc vì nghề nghiệp quan tâm đến những công việc tinh thần. (Personne qui s
occupe par goũt ou par profession des choses de l esprit). Theo H ồ Thu Nguyên
viết trong tập Trung Quốc Cổ Ðại Trí Thức thì phần tử trí thức là những người
hiểu trước biết trước (tiên tri tiên giác) rồi đem sự hiểu biết học hỏi của mình cống
hiến cho tiến bộ nhân loại, xã hội dân tộc. Nói chung người sáng tạo tư tưởng kỹ
thuật, tri thức gọi là phần tử trí thức.
Cổ xưa Hy Lạp dùng danh từ trí giả (sophist) hay ái trí giả (phisolopher). Người
La Mã dùng danh từ văn sĩ (idéologue). Ở Trung Quốc có nhiều danh từ khác nhau
để chỉ phần tử trí thức: Nho, Sĩ, Thánh, Hiền, Văn Nhân, Học sĩ rồi gộp chung lại
dưới danh từ người đọc sách (độc thư nhân).
Người trí thức rất khó có một hình dạng rõ rệt, nếu bảo những người có bằng cấp
là trí thức thì những người tự học (autodicdacte) thì sao? Vả lại các bậc Thầy của
nhiều thuyết lớn xưa nay đa số chẳng có bằng cấp chi hết. Cũng không thể bảo
nhất định một ông giáo sư đại học trí thức hơn ông giáo sư trung học v.v...
Hình dạng người trí thức lại càng không rõ rệt khi người ta muốn tìm nó thuộc giai
cấp nào? Mức sống ra sao? Thường làm nghề nghiệp gì? Bên Pháp chẳng hạn đa
số chấp nhận phần tử trí thức quy tụ vào hai loại hình (type)
a_ Trí thức giáo dục (intellectuel enseignant)
b_ Trí thức viết văn (intellectuel écrivant)
Nhưng có một số người không chịu, và cho rằng những bác sĩ, kỹ sư làm nghề
chuyên môn của mình vẫn có thể là một phần tử trí thức chớ. Tại các nước chậm
tiến tùy theo trình độ có nơi với sức học bổ túc đã được kính trọng tôn xưng là
phần tử trí thức rồi
Câu hỏi ai được kể làm phần tử trí thức là câu hỏi khá phức tạp đã làm rức đầu các
sử gia và các nhà xã hội học không ít, rút cục đến bây giờ họ vẫn phàn nàn chưa
tìm được một thực thể cho trí thức (substantifier).
Nhưng về đời sống của người trí thức thì rõ rệt nó liên quan rất nhiều đến chính
trị . Tại Âu Châu nó ra đời bởi một vụ chính trị sôi nổi. Các nhà văn Emile Zola,
Anatole France, Halévy, Buinot, Léon Blum v.v... ký chung bản kháng nghị đối
với vụ sử oan đại úy Dreyfuss. Thủ Tướng Clemenceau đã gọi kháng nghị này là
Tuyên Ngôn Của Trí Thức (Manifeste Des Intellectuels). Từ đó chữ intellectuel
được mọi người thưởng thức, nó được kể như một danh từ mới mẻ vì danh từ này
không hề thấy ghi trong tự điển Larousse in năm 1866-1878 hay cuốn Ðại Bách
Khoa in năm 1885-1902, người ta chỉ thấy chữ intellectuatisme ghi trong cuốn
Vocabulaire Philosophigue của Lalande mà thôi. Như vậy là chữ phần tử trí thức
khai sinh bằng một thái độ chính trị . Edgar Morin đã nghĩ rất đúng khi viết câu
này:
Nhà văn viết cuốn tiểu thuyết là nhà văn, nhưng khi ông ta nói về những tra tấn
đau khổ ở Algérie thì ông ta là một người trí thức.
(L écrivain qui écrit un roman est écrivain, mais s il parle de la torture en Algérie,
il est intellectuel).
Phương Tây như thế, phương Ðông cũng vậy, theo tâm lý cổ truyền của người
Trung Quốc thì những danh từ có chứa chất tính cách về trí thức thường dành cho
những người có sự nghiệp tốt. Tỉ dụ gọi vua Nghiêu, vua Thuấn là Thánh Vương,
gọi các Tể Tướng Quản Trọng, Lưu Bá Ôn, Ngụy Trưng v.v... là Hiền.
Tất nhiên Nghiêu, Thuấn, Quản Trọng, Lưu Bá Ôn, Ngụy Trưng là những người
học vấn cả thì không nói làm chi. Ðến như Triệu Phổ suốt đời chưa đọc hết quyển
sách rưỡi cũng được gọi là hiền trong khi Trần Hậu Chủ, Thạch Kính Ðường, Tần
Cối đều là các tay học vấn cự phách mà người đời sau chỉ nhắc đến với ý niệm
ghét bỏ hôn quân, gian thần Hán gian. Còn các bậc vạn thế sư như Khổng Tử,
Mạnh Tử, Lão Tử, Ðỗ Phủ, Lý Bạch, Ðào Uyên Minh v.v... thì trên dưới một lòng
yêu kính.
Từ lâu người phương Ðông yêu kính phần tử trí thức ở sứ mạng kỹ sư tâm hồn,
kiến trúc sư lịch sử và giồng cấy văn hóa nghĩa là những phần tử trí thức có liên
quan đến chính trị.
KHỞI ÐIỂM
Weber là một khoa học gia, ông chưa hề làm chính trị hay đã là một chính khách,
chỉ đôi ba lần viết báo chính trị thôi. Thế nhưng suốt cả đời ông, ông rất say mê lo
lắng tới vấn đề của quần chúng, không lúc nào ông nguôi nỗi nhớ nhung chính
trị.
Trên đây là tâm sự Max Weber do Raymond Aron nhận xét: tâm sự đó cũng là tâm
sự chung của hết thẩy phần tử trí thức dưới vòm trời này. Thực vậy trí thức thường
là những người không quên được chính trị. Họ luôn luôn có mặt ở tầng lãnh đạo
(tầng lãnh đạo thống trị cũng như tầng lãnh đạo cách mạng) mà đã ở tầng lãnh đạo
thì điều p ...