Thông tin tài liệu:
Thân phận trí thức Tác giả: Vũ Tài Lục Dẫn Phần tử trí thức dưới nhãn quan chính trị
Thảm kịch của ngày hôm nay là do chính trị
NAPOLÉON
Trước những việc xảy ra trong cuộc vận động tuyển cử ở Mỹ năm 1968, giáo sư Lewis S. Feuer nhận định: Đây là lần đầu tiên phần tử trí thức đã làm đủ mọi cách để cho trí thức thành một lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chính sách của chính phủ.
Thật vậy, dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế giới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận trí thức - Tác giả: Vũ Tài - Phần tử trí thức
Thân phận trí thức
Tác giả: Vũ Tài Lục
Dẫ n
Phần tử trí thức dưới nhãn quan chính trị
Thảm kịch của ngày hôm nay là do chính trị
NAPOLÉON
Trước những việc xảy ra trong cuộc vận động tuyển cử ở Mỹ năm 1968, giáo sư
Lewis S. Feuer nhận định:
Đây là lần đầu tiên phần tử trí thức đã làm đủ mọi cách để cho trí thức thành một
lực lượng ảnh hưởng đến sự quyết định các chính sách của chính phủ.
Thật vậy, dân chúng Hoa kỳ và hết thảy những người theo dõi thời cục trên thế
giới đều thấy rằng, người trí thức Mỹ đã nổi dậy, họ không muốn giữ cái vai trò
chính trị lỗi thời như là viết những bài diễn văn cho các ông lớn bà lớn, hoặc như
là một nhân sỹ để được mời vào brain trust hay ủy ban tư vấn. Bây giờ rõ rệt họ
đòi hỏi và tự coi họ như một đoàn thể, một tổ chức, và một lực lượng chính trị.
Chính bởi hàng loạt vụ nổi loạn của trí thức trên khắp nước Mỹ mà Tổng thống
Johnson đã đành phải rút lui không ra ứng cử thêm một lần nữa. Trong buổi họp
của đảng Dân chủ, các bạn thân nhất của ông Lyndon Johnson đã nói với ông:
Anh có thể dễ dàng mở cuộc phản công, tuy nhiên anh chớ nên coi thường bọn trí
thức đó. Bọn chúng hiện tại tuy chẳng có quyền lực gì cả, nhưng hình như dư luận
số đông đã nghe theo chúng.
Giờ đây không ai không nhận rằng: Chẳng còn phải là một hiện tượng nhất thời
nữa, việc phần tử trí thức trở thành một lực lượng chính trị là một sự thực, một
khuynh hướng đang tiến rất mau, rất mạnh. Mọi người đã biết tường tận những
hành động nhằm ngăn chặn của ông Johnson và của tòan thể chính trị gia bảo thủ
Hoa kỳ đối với cuộc dấy lên của giới trí thức, kết quả ông Johnson cùng tập đoàn
của ông phải chịu thất bại.
Nếu mở lại trang sử cũ thì đã từ lâu lắm rồi người trí thức Mỹ bực bội vì ảnh
hưởng của họ vào chính trị chẳng được bao nhiêu, các điều họ nghĩ, các điều họ
nói, xã hội chẳng thèm lưu ý. Sau thế chiến I, trí thức Mỹ là những chàng trẻ tuổi
buồn tủi (sad young men), họ xô nhau sang Âu Châu vì ở đây trí thức được tôn
trọng. Đứng bên trời Âu, họ quay về nhìn đất Mỹ của hai vị Tổng Thống Harding
và Coolidge bằng thái độ chế riễu. Giữa lúc ấy thì nhạc Jazz thịnh hành, nhịp điệu
Jazz như sui đẩy họ vào với tư tưởng và hành vi phóng túng cho cái sống cá nhân,
nhà văn Scott Fitzgerald nhận xét tâm trạng văn hóa Hoa kỳ trong thời này như
sau: Thời đại của nhạc Jazz, chính trị hết là điều đáng chú ý. Kẻ đi khỏi quê
cũng như người còn ở lại, tất cả đi chung vào một lối nổi lọan bằng vui thú cá
nhân đặt trên triết lý vứt bỏ trách nhiệm.
Năm 1930, trí thức Hoa kỳ trải qua thời gian sống với cuộc khủng hoảng đen tối
nhất lịch sử nên có phong trào trở lại với trách nhiệm. Nhiều nhà văn hội họp nhau
tổ chức ủy ban, những buổi thuyết trình, những đám biểu tình và ra tuyên ngôn.
Năm 1932-1933 nhiều nhà văn danh tiếng ký vào bản nhận định cuộc khủng
hoảng với văn hóa (Culture and the crisis). Bản nhận định này nổi bật với chủ
trương thiên tả, mục đích là để hoạt động tranh cử cho hai ứng cử viên cộng sản
William Foster và James Ford. Nó đã không đạt được mục đích. Tuy thế trong thời
gian mà dân chúng Mỹ hãy còn chưa quên cơn ác mộng 1929, trong thời gian mà
chính sách New Deal của Tổng Thống Roosevelt mới bắt đầu chuyển bánh thì ảnh
hưởng tả phái vẫn được mến chuộng. Dần dần Hoa kỳ hàn gắn vết thương cũ rồi
mạnh bạo phát triển sang con đường tư bản mới, tinh thần New Deal nguội bớt
đến chỉ là cái bóng mờ mỗi khi nhắc lại cốt làm cái việc mị dân mà thôi, tả phái
Hoa kỳ bị bóp chết.
Giữa lúc giới trí thức một lần nữa bị chính trị cho thụt soáy hơi (trou d air) thì vụ
cách mạng và nội chiến Espagne bùng nổ (1936) lôi cuốn trí thức Âu châu cũng
như Mỹ quốc làm thành một phong trào dấn thân với Espagne để biểu đạt ý hướng
mình. Phong trào này nhà báo Benson mệnh danh là phong trào các nhà văn cầm
súng (writers in arms). Bức tranh đẹp nhất của phong trào này đã được văn hào
Hemingway viết thành cuốn tiểu thuyết dài rất nổi tiếng là For whom the Bell
Toll!
Sôi nổi chưa được bao lâu thì phong trào bị một biến cố trọng đại hơn nuốt mất:
Hitler, Mussolini làm dữ tạo ra nguy cơ chiến tranh thế giới lần nữa. Lý tưởng hy
vọng của phần tử trí thức đối với nội chiến Espagne là chống chủ nghĩa Phát xít.
Nguy cơ chiến tranh làm cho trí thức bị lôi cuốn về đối phó với họa xâm lược của
Đức quốc. Cái lý tưởng chống Phát xít ở một xứ ngoài trở nên mơ hồ không cấp
thiết nên nó bị gạt ra khỏi bộ máy tuyên truyền chánh thức của mỗi chánh phủ các
nước Âu châu, nhân danh Tổ quốc chống xâm lược. Mặc dầu gót giầy Đức quốc
xã không thể nào đặt lên lãnh thổ Hiệp chủng quốc, nhưng một khi trí thức Âu
châu đã bị hẫng thì hoạt động riêng lẻ của trí thức Hoa kỳ cũng chẳng còn lý do gì
tồn tại trong vụ Espagne. Vả lại nhờ giúp đỡ của Đức quốc xã, Phát xít Espagne đã
thắng cách mạng thiên tả rõ rệt. Thêm nữa giáo hội Cô ...