Danh mục

Thân phận trí thức - THÂN PHẬN

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.96 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

THÂN PHẬN Chính bởi cái bản chất nhã quí mà phần tử trí thức khi dấn thân vào thực tế tàn nhẫn thường bị gạt ra ngoài để mang cái hình hài thất bại. Hình hài của Phan Ðình Phùng trước bộ mặt vô sỉ của Hoàng Cao Khải, hình hài của Antonio Mella trước vẻ đắc thắng của tên độc tài Machado (Cuba), hình hài của Maiakovsky trước tiếng cười ngạo nghễ của loại Prissypkine, hình hài bần hàn trước thái độ huyênh hoang của bọn bạo lợi. HAI CHIỀU THÂN PHẬN Nói đến thân phận phần tử trí thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận trí thức - THÂN PHẬN THÂN PHẬN Chính bởi cái bản chất nhã quí mà phần tử trí thức khi dấn thân vào thực tế tàn nhẫn thường bị gạt ra ngoài để mang cái hình hài thất bại. Hình hài của Phan Ðình Phùng trước bộ mặt vô sỉ của Hoàng Cao Khải, hình hài của Antonio Mella trước vẻ đắc thắng của tên độc tài Machado (Cuba), hình hài của Maiakovsky trước tiếng cười ngạo nghễ của loại Prissypkine, hình hài bần hàn trước thái độ huyênh hoang của bọn bạo lợi. HAI CHIỀU THÂN PHẬN Nói đến thân phận phần tử trí thức cần xét trên hai chiều của thân phận. 1) Thân phận cái tôi riêng lẻ. 2) Thân phận liên quan đến giai cấp. oOo Thân vô thái phượng song phi dực, Tâm hữu linh tê nhất điểm thông. Thân phận cái tôi riêng lẻ của phần tử trí thức bắt đầu bằng con người lý tưởng, vì con người lý tưởng đó mà phần tử trí thức thường bất lực trong cuộc đấu tranh thực tế, tâm chất linh thông nhưng lại không có đôi cánh của con phượng hoàng đấy chính là bi kịch của thân phận trí thức. Tối cao lý tưởng chính trị phương Ðông về vấn đề trị bình thiên hạ là làm sao cho mỗi người đều thành thánh nhân. Thánh nhân chỉ là một điển hình một phạm trù chung cho mọi người. Chính trị không thiên lệch về phía ứng phó với hiện thực, mà chính trị là công cụ lý tưởng để hoàn thành văn hóa nhân sinh. Nếu đem chính trị thoát ly toàn thể con người, đem chính trị vì tâm chất lý tưởng quá hoả biến thành không tưởng, phần tử trí thức không mang vào chính trị cái lạc thú chính trị mà chỉ mang vào cái lạc thú nhân sinh, cho nên phần tử trí thức đối với chính trị vẫn hằng có cái lầm của Ðường Tam Tạng. Ðường Tam Tạng phải dực vào Tôn Hành Giả cũng như nhân loại cần phải được chính trị bảo vệ. Tôn Hành Giả quay quắt có 72 phép biến hình. Nhờ Tôn Hành Giả nên Ðường Tăng mới qua khỏi nhiều nguy nan mang kinh về. Chính trị biến hóa vô lường có thần thông quảng đại mới đối chọi với bọn Ngưu Ma Vương ở Hỏa Viêm Sơn, cự địch với quạt ba tiêu của Thiêt Phiến Công Chúa. Ðường Tăng chẳng lúc nào không cần thiết có Tôn Hành Giả, cũng như nhân loại không thể thiếu chính trị dù phút chốc. Ðường Tăng cũng biết vậy, nhưng do lý tưởng thúc đẩy Ðường Tăng đã có lần đuổi Tôn Hành Giả đi. Lần ấy là lần Tôn Hành Giả dùng phép quật chết Bạch Cốt Phu Nhân, Ðường Tăng chỉ trông bề ngoài tốt đẹp của Bạch Cốt Phu Nhân mà không biết là con tinh đội lốt nên cho rằng Tôn Hành Giả làm một công việc táng thiên hại lý nên nhất định vất bỏ Tôn Hành Giả. Ðến khi Ðường Tăng đi vào khu rừng tùng đen bị quái Hoàng Bào vây hãm không làm sao ra thoát, vô kế Ðường Tăng phải cho mời Tôn Hành Giả. Tâm chất lý tưởng và không tưởng khiến cho phần tử trí thức dễ tuyệt vọng với hiện thực chính trị. Cái chết của thi sĩ Vladimir Maiakovsky là một điển hình. Maiakovsky thuộc thế hệ tiền phong của Cách Mạng Tháng 10. Vì cầm đầu vụ bãi công, Maiakovsky bị đuổi ra khỏi trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật rồi bị tù. Ðược gội rửa bởi nhà giam, thơ Maiakovsky sáng lên với giọng điệu công phá chế độ đưa chàng trở thành nhà thơ cách mạng. Cách mạng thành công, trong dân chúng lưu truyền rộng rãi câu thơ : Với tất cả sức lực của thơ, Ta xin hiến dâng Cho giai cấp nổi lên mà reo hò tấn công Nhưng cũng chính Maiakovsky là người đầu tiên tuyệt vọng với chế độ mới. Bởi Maiakovsky trong sạch quá nên chàng không thể chịu đựng nổi sự đau lòng khi trông thấy các chiến sĩ Cộng Sản đang tìm cách tư sản hóa, sự ngộp thở của bộ máy quan liêu đỏ. Chế độ mới không chấp nhận thiên tài dù cho thiên tài ấy đã từng là kẻ dẫn đầu xây dựng chế độ. Ngày 14 tháng 4 năm 1930, Maiakovsky vừa tròn 36 tuổi lấy súng tự bắn vào đầu, trước đấy ba năm là nhà văn Essinine chết tương tự. Tại sao các chiến sĩ xã hội, chiến sĩ Cộng Sản cùng lúc lại là bọn côn đồ bóc lột, thích tư hữu. Càng nặng với chủ nghĩa xã hội bao nhiêu lại càng ham vơ vét bấy nhiêu. Tại sao thế? Ðó là câu hỏi mà Dostoievsky nêu ra, bây giờ nó như nhát búa đập suốt ngày đêm trong đầu óc nhà thơ trẻ tuổi. Ðâu đâu Maiakovsky nhìn thấy bộ mặt tên Prissipkine (nhân vật kịch đại biểu cho người cán bộ Cộng Sản ham giầu sang trong vở Lũ Rệp của Maiakovsky). Bây giờ chàng mới hiểu : Chủ nghĩa, lý thuyết, lý tưởng Cộng Sản là một chuyện nhưng đảng Cộng Sản với cái guồng máy quan liêu nặng áp bức lại là chuyện khác. Người ta chỉ có thể là Cộng Sản thuần túy và từ giã đảng để rồi rơi vào tình trạng cô đơn bất lực. Maiakovsky buồn nản nhận xét nông dân thợ thuyền vẫn rách rưới trong khi các chiến sĩ Cộng Sản đầy quyền uy đi trong xe hơi lộng lẫy, ở tại các lâu đài của Tsar Hoàng. Cái chết của Maiakovsky là một thảm kịch chính trị. Mặc dầu nhà đương cục tung tin Maiakovsky tự sát vì bị khủng hoảng tinh thần, ông sợ mình đã cạn nguồn sáng tạo, chẳng ai tin. Không đừng được, Staline phải lên tiếng: Maiakovsky mãi mãi là nhà thơ vĩ đại tài ba của kỷ nguyên Sô Viết chúng ta. Tâm chất lý tưởng và không tưởng biến người trí thức thành Abélard bị thực tế hay thực quyền hoạn thiến. Abélard giáo sư đầu ...

Tài liệu được xem nhiều: