Thông tin tài liệu:
VẬN ĐỘNG
Sự cường thịnh phồn vinh của quốc gia không phải chỉ đạt tới bằng quân hùng tướng mạnh, sự suy lạc của quốc gia không phải là suy lạc của vũ lực. Nguyên nhân tạo ra hưng suy có nhiều mặt, văn hóa, chính trị, kinh tế, quân sự kết tụ với nhau như dây xích, một mắt xích lơi lỏng là khiến tất cả rã rời Chuyển hình kỳ là gì?
Lịch sử có những chuyển hình kỳ. Thế giới đầu thế kỷ 19 là một chuyển hình kỳ. Do công nghiệp phát triển ở Âu Châu ảnh hưởng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thân phận trí thức - VẬN ĐỘNG
VẬN ĐỘNG
Sự cường thịnh phồn vinh của
quốc gia không phải chỉ đạt tới
bằng quân hùng tướng mạnh,
sự suy lạc của quốc gia không
phải là suy lạc của vũ lực.
Nguyên nhân tạo ra hưng suy
có nhiều mặt, văn hóa, chính
trị, kinh tế, quân sự kết tụ
với nhau như dây xích, một
mắt xích lơi lỏng là khiến tất
cả rã rời
Chuyển hình kỳ là gì?
Lịch sử có những chuyển hình kỳ. Thế giới đầu thế kỷ 19 là một chuyển hình kỳ.
Do công nghiệp phát triển ở Âu Châu ảnh hưởng đến đông phương làm cho lịch sử
đông phương chuyển theo tạo thành chuyển hình kỳ. Nước ta cuối đời Tự Đức
quốc thế chuyển suy là một chuyển hình kỳ. Pháp lên thống trị là một chuyển hình
kỳ. Tháng tám 1945 là một chuyển hình kỳ. Tháng sáu 1954 đất nước phân chia là
một chuyển hình kỳ v.v... Lịch sử chuyển hình dẫn các mặt sinh hoạt khác chuyển
hình. Quan hệ phần tử trí thức với lịch sử rất hệ trọng, chuyển hình kỳ của trí thức
phần tử mang nhiều quyết định cho vận mạng lịch sử. Chính bởi lẽ đó nên giáo sư
Fichte mới nói: Cuộc cải tạo nước Đức, là Luther (la réforme allemande, c est
Luther).
Sinh mệnh lực của quốc gia là phần tử trí thức, nói thế không có nghĩa là đặt vấn
đề tâm vật. Vấn đề ấy ngày nay đã quá lỗi thời rồi. Bây giờ không còn phải là lúc
đưa ra hai thái cực một là tư tưởng Tự Do, bình đẳng, hai là sưu cao thuế nặng bóc
lột để giải thích cho cách mạng Pháp theo hai chiều nữa, cũng như không ai còn
cãi vã vô ích để biết gasoline hay tia lửa làm cho ô tô chạy. Và tất cả đã đồng ý
nếu không có cả gasoline và tia lửa thì chẳng ô tô nào chạy cả, cũng như không có
tư tưởng và sinh hoạt thực tế thì cũng chẳng làm gì có lịch sử. Vả lại ở trên đã nói,
nay xin nhắc lại, trong chính trị, trí thứcc chỉ có giá trị khi nào nó có thể biến
thành quyền lực vật chất. Giá trị của phần tử trí thức trong chính trị cũng chỉ được
thừa nhận qua tiêu chuẩn này.
oOo
Louis Bodin viết : Tri thức sinh xuất bởi Đại học. Các trường đại học là nguồn gốc
phân phát cho tinh thần nhân loại một mô thức giáo huấn, truyền đạt và bầy tỏ.
Nếu chỉ dùng đại học như Bodin thì quá hạn chế, vậy phải nói thay bằng phần lử
trí thức được sản xuất từ các nơi giảng học. Một tủ sách cũng có thể là nơi giảng
học nếu người đọc sách thấu hiểu và tự giảng cho mình. Một tiểu tổ nghiên cứu
cũng là một nơi giảng học. Tuy nhiên khi ngành ấn loát chưa phát triển, khi những
phương tiện học tập và truyền bá còn quá thiếu, thì vai trò đại học (université) quả
là rất hệ trọng.
Thời kỳ Trung cổ Tây phương, những trường dòng và trường đạo nắm độc quyền
mọi nghiên cứu, tư tưởng mới được viết tay chừng vài chục cuốn được đóng kỹ
lưỡng và chừng vài trăm người được quyền tham khảo.
Thời kỳ này được gọi là thời kỳ quan học và tăng học. Giai cấp giáo sĩ, giai cấp
quý tộc thống trị nắm trọn quyền học vấn.
Khỏang giữa thế kỷ 13 các trường đại học Âu châu gặp gỡ nhau và trao cho nhau
những tư tưởng mới lạ. Xung đột giữa trí thức già trẻ gây thành phong trào phản y
qui (anticonformisme) hay phản truyền thống (antitraditionalisme). Phái trẻ nổi lên
chế riễu xã hội tôn giáo, ca tụng phong tục tự do. Người ta đọc thấy tư tưởng này
trong những thi phẩm của Rutebeuf hay tiểu thuyết Roman de la Rose của Jean de
Meung(Meun?)
Thế kỷ thứ 14 và 15, có sự biến chuyển lớn của phần tử trí thức. Khắp Âu châu
ngòai văn hóa đại học còn phát triển văn hóa đại chúng. Ở cấp đại học, chủ nghĩa
tự nhiên (naturalisme) lan tràn mạnh, tất cả khao khát tìm tòi mới mẻ và tất cả ngờ
vực những uy quyền bí hiểm của thần thánh.
Kỹ thuật ấn lóat phát minh làm đảo lộn sinh họat văn hóa. Sách thay thế cho bản
viết tay làm cho số người đọc tăng mau. Người trước tác không phải sống bám các
thế lực quyền quý nữa. Họ có thể độc lập sáng tác, trí thức phần tử có thể sống
bằng nghề sáng tạo hay truyền bá tư tưởng.
Thời kỳ này lịch sử mệnh danh là thời kỳ Phục hưng về mặt tôn giáo còn gọi là
thời kỳ cải tạo (Réforme). Rabelais, Montaigne, Ronsard, Luther, Calvin là nh ững
ngôi sao sáng lúc ấy.
Âm mưu chính trị của Richelieu trong việc thành lập Hàn lâm viện là muốn công
chức hóa trí thức phần tử, cho trí thức một ngôi cao để biến họ thành công cụ
chính quyền. Nhưng phần tử trí thức mỗi ngày mỗi đông và nhu cầu khai sáng mỗi
lúc càng mạnh. Hiểu biết lan đến đâu, dân chúng đòi giải phóng đến đó. Diderot
viết bài về con ng ...