Thanh toán điện tử vẫn tăng trưởng
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 128.39 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau 2 năm phát triển khá chật vật bởi thói quen chi tiêu tiền mặt vẫn phổ biến, đến năm 2009 hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (TTĐT) đã có những động thái mạnh mẽ trong mở rộng phát triển dịch vụ của mình. Tháng 1/2009, Paynet đã ký kết với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) để phát triển mạng lưới TTĐT tới 3.000 bưu cục của VNPost. Ông Nguyễn Chiến Thắng – Tổng giám đốc PayNet cho biết, việc hợp tác với VNPost sẽ nâng số điểm giao dịch của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh toán điện tử vẫn tăng trưởng Thanh toán điện tử vẫn tăng trưởng Sau 2 năm phát triển khá chật vật bởi thói quen chi tiêu tiền mặt vẫn phổ biến, đến năm 2009 hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (TTĐT) đã có những động thái mạnh mẽ trong mở rộng phát triển dịch vụ của mình. Tháng 1/2009, Paynet đã ký kết với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) để phát triển mạng lưới TTĐT tới 3.000 bưu cục của VNPost. Ông Nguyễn Chiến Thắng – Tổng giám đốc PayNet cho biết, việc hợp tác với VNPost sẽ nâng số điểm giao dịch của Paynet lên hơn 5.500 điểm. Năm 2009, Paynet sẽ tập trung vào mảng thanh toán hóa đơn điện tử trực tiếp đến các hộ gia đình và người tiêu dùng thông qua hệ thống bưu cục của VNPost. Hệ thống của Paynet có khả năng xử lý 200.000 giao dịch/ngày. Hiện hãng này đã liên kết với hơn 10 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, game để phân phối mã thẻ. VTC Intecom tiếp tục nuôi ý tưởng phát triển Cổng thanh toán điện tử VTC Paygate thành Ngân hàng điện tử VTC eBank. Tính đến tháng 02/2009, VTC Paygate đã có 18 triệu tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ, với số tiền giao dịch bình quân 2 tỷ đồng/ngày, tương đương 300.000 giao dịch nạp, tiêu và chuyển khoản sang các hệ thống dịch vụ khác (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2008 và 4 lần so với cùng kỳ năm 2007). Khi mới hình thành cách đây hơn 2 năm, VTC Paygate chỉ dùng để thanh toán các dịch vụ của VTC. Ông Nguyễn Thanh Hưng – Phó Giám đốc Trung tâm thanh toán điện tử VTC Paygate cho biết, trong năm 2008 VTC Intecom đã có kết nối tới hệ thống billing của 4 công ty cung cấp dịch vụ di động (Viettel, MobiFone, VinaPhone, S-Fone) và nhiều công ty kinh doanh trực tuyến khác. Đầu năm 2009, VTC Intecom thành lập Trung tâm Thanh toán điện tử với mục tiêu đẩy mạnh TTĐT sử dụng đơn vị thanh toán Vcoin và thẻ đa năng VTC Online. Cùng chiến lược như hai đơn vị trên, Vinapay cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng giao dịch bằng đồng tiền ảo Vcash, bằng việc cung cấp giải pháp bán hàng trực tuyến thông qua Internet và điện thoại di động mà không cần đến tài khoản ngân hàng. Vinapay đã liên kết với hơn 30 công ty kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử và dịch vụ giá trị gia tăng như: muaban.net, chodientu.vn, hocmai.com… Bên cạnh đó Vinapay tiếp tục bán mã thẻ trả trước cho các hãng di động, thẻ game, thẻ điện thoại quốc tế, thẻ học Anh văn… Thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng Ông Nguyễn Chiến Thắng cho rằng, hơn 70 triệu thuê bao di động, hơn 90.000 tên miền .vn, cùng với hệ thống hơn 40 ngân hàng sẽ tạo tiền đề tốt để TTĐT phát triển. Tuy nhiên, ông Nguyễn Chiến Thắng cũng thừa nhận, cho đến thời điểm này còn quá sớm khi nói rằng đã đến thời của TTĐT. Bởi do nhận thức chung của xã hội về thương mại điện tử và TTĐT còn thấp, cơ sở hạ tầng CNTT&TT chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và hạn chế về kỹ năng… Ông Nguyễn Thanh Hưng cũng cho rằng, nền tảng kỹ thuật của công ty thanh toán và các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ chưa đồng bộ, cùng với suy thoái kinh tế thế giới sẽ là khó khăn lớn cho các công ty TTĐT. Tuy nhiên, tiềm năng của thị trường còn rất nhiều, Việt Nam có 86 triệu dân, trong đó mới có khoảng 24% dân số sử dụng Internet. Các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và nội dung số luôn đạt mức tăng trưởng 30%/năm. Năm 2009 dịch vụ TTĐT sẽ có khả năng phát triển nhanh hơn năm 2008.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thanh toán điện tử vẫn tăng trưởng Thanh toán điện tử vẫn tăng trưởng Sau 2 năm phát triển khá chật vật bởi thói quen chi tiêu tiền mặt vẫn phổ biến, đến năm 2009 hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử (TTĐT) đã có những động thái mạnh mẽ trong mở rộng phát triển dịch vụ của mình. Tháng 1/2009, Paynet đã ký kết với Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) để phát triển mạng lưới TTĐT tới 3.000 bưu cục của VNPost. Ông Nguyễn Chiến Thắng – Tổng giám đốc PayNet cho biết, việc hợp tác với VNPost sẽ nâng số điểm giao dịch của Paynet lên hơn 5.500 điểm. Năm 2009, Paynet sẽ tập trung vào mảng thanh toán hóa đơn điện tử trực tiếp đến các hộ gia đình và người tiêu dùng thông qua hệ thống bưu cục của VNPost. Hệ thống của Paynet có khả năng xử lý 200.000 giao dịch/ngày. Hiện hãng này đã liên kết với hơn 10 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, game để phân phối mã thẻ. VTC Intecom tiếp tục nuôi ý tưởng phát triển Cổng thanh toán điện tử VTC Paygate thành Ngân hàng điện tử VTC eBank. Tính đến tháng 02/2009, VTC Paygate đã có 18 triệu tài khoản đăng ký sử dụng dịch vụ, với số tiền giao dịch bình quân 2 tỷ đồng/ngày, tương đương 300.000 giao dịch nạp, tiêu và chuyển khoản sang các hệ thống dịch vụ khác (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2008 và 4 lần so với cùng kỳ năm 2007). Khi mới hình thành cách đây hơn 2 năm, VTC Paygate chỉ dùng để thanh toán các dịch vụ của VTC. Ông Nguyễn Thanh Hưng – Phó Giám đốc Trung tâm thanh toán điện tử VTC Paygate cho biết, trong năm 2008 VTC Intecom đã có kết nối tới hệ thống billing của 4 công ty cung cấp dịch vụ di động (Viettel, MobiFone, VinaPhone, S-Fone) và nhiều công ty kinh doanh trực tuyến khác. Đầu năm 2009, VTC Intecom thành lập Trung tâm Thanh toán điện tử với mục tiêu đẩy mạnh TTĐT sử dụng đơn vị thanh toán Vcoin và thẻ đa năng VTC Online. Cùng chiến lược như hai đơn vị trên, Vinapay cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng giao dịch bằng đồng tiền ảo Vcash, bằng việc cung cấp giải pháp bán hàng trực tuyến thông qua Internet và điện thoại di động mà không cần đến tài khoản ngân hàng. Vinapay đã liên kết với hơn 30 công ty kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử và dịch vụ giá trị gia tăng như: muaban.net, chodientu.vn, hocmai.com… Bên cạnh đó Vinapay tiếp tục bán mã thẻ trả trước cho các hãng di động, thẻ game, thẻ điện thoại quốc tế, thẻ học Anh văn… Thị trường vẫn còn nhiều tiềm năng Ông Nguyễn Chiến Thắng cho rằng, hơn 70 triệu thuê bao di động, hơn 90.000 tên miền .vn, cùng với hệ thống hơn 40 ngân hàng sẽ tạo tiền đề tốt để TTĐT phát triển. Tuy nhiên, ông Nguyễn Chiến Thắng cũng thừa nhận, cho đến thời điểm này còn quá sớm khi nói rằng đã đến thời của TTĐT. Bởi do nhận thức chung của xã hội về thương mại điện tử và TTĐT còn thấp, cơ sở hạ tầng CNTT&TT chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và hạn chế về kỹ năng… Ông Nguyễn Thanh Hưng cũng cho rằng, nền tảng kỹ thuật của công ty thanh toán và các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ chưa đồng bộ, cùng với suy thoái kinh tế thế giới sẽ là khó khăn lớn cho các công ty TTĐT. Tuy nhiên, tiềm năng của thị trường còn rất nhiều, Việt Nam có 86 triệu dân, trong đó mới có khoảng 24% dân số sử dụng Internet. Các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và nội dung số luôn đạt mức tăng trưởng 30%/năm. Năm 2009 dịch vụ TTĐT sẽ có khả năng phát triển nhanh hơn năm 2008.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh doanh tiếp thị thương mại điện tử e-commerce thanh toán điện tử an ninh mạn cơ sở pháp lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 818 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 554 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 520 9 0 -
28 trang 509 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 489 9 0 -
6 trang 462 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 392 7 0 -
7 trang 352 2 0
-
Tiểu luận: Chiến lược xâm nhập thị trường Việt Nam của Piaggio
25 trang 351 0 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 349 4 0