Danh mục

Thực trạng học thêm của học sinh lớp 10 các trường THPT TP Huế

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 321.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học thêm là hiện tượng học sinh (HS) học ngoài giờ phổ biến hiện nay cần được khảo sát để đánh giá đúng bản chất, từ đó có các đề xuất hợp lí nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Trên cơ sở phân tích kết quả của 289 phiếu điều tra HS lớp 10 ở 7 trường trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố Huế (TP. Huế), đề tài khẳng định sự tất yếu của việc học thêm và kiến nghị cần có các quy định chặt chẽ để quản lý tình trạng học thêm của HS hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng học thêm của học sinh lớp 10 các trường THPT TP HuếTHỰC TRẠNG HỌC THÊM CỦA HỌC SINH LỚP 10CÁC TRƯỜNG THPT TP HUẾVĂN THỊ THANH NHUNG - NGUYỄN THỊ HIỂNTrường Đại học Sư phạm - Đại học HuếNGUYỄN GIANG CHÂU - LÊ THỊ THANH PHƯƠNGTrường THPT chuyên Quốc Học HuếTóm tắt: Học thêm là hiện tượng học sinh (HS) học ngoài giờ phổ biến hiệnnay cần được khảo sát để đánh giá đúng bản chất, từ đó có các đề xuất hợp línhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Trên cơ sở phântích kết quả của 289 phiếu điều tra HS lớp 10 ở 7 trường trung học phổthông (THPT) trên địa bàn thành phố Huế (TP. Huế), đề tài khẳng định sự tấtyếu của việc học thêm và kiến nghị cần có các quy định chặt chẽ để quản lýtình trạng học thêm của HS hiện nay.Từ khóa: học thêm, học sinh lớp 10, hiện trạng, nhu cầu, kiến nghị1. ĐẶT VẤN ĐỀHiện nay, Bộ giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) có chủ trương cấm dạy thêm, học thêmtràn lan. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân đặc biệt là nhu cầu học thêm của học sinhvẫn còn cao, nên việc học thêm vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều địa phương và nhiều cấphọc. Để có thể quản lí hiệu quả tình trạng học thêm hiện nay cần biết được mục đích vàmức độ học thêm của HS, những tích cực và hạn chế của việc học thêm, những môn họcthêm chủ yếu, thái độ và nhu cầu của HS đối với học thêm... Từ đó, đề xuất những giảipháp hợp lý để tổ chức dạy thêm và học thêm có hiệu quả.2. QUAN NIỆM VỀ HỌC THÊM2.1. Học thêm và các hình thức học thêmTheo chương trình phổ thông, HS học chính khoá các môn học ở trường theo quy địnhdo sự tổ chức của nhà trường. Ngoài học tập chính khoá, HS có thể tham gia học tậpbằng các hình thức khác nhau như tự học ở nhà, học ngoại khoá, học thêm…Theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng BộGD&ĐT, dạy - học thêm được hiểu “là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền củangười học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạchgiáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành”[1].Thông tư này cũng quy định học thêm bao gồm các hình thức sau:Học thêm trong nhà trường: Là hình thức học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm cơsở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâmhọc tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học) tổ chức. Với hình thức này, học thêmbao gồm các loại hình: dạy thêm cho những HS có nguyện vọng củng cố, bổ sung kiếnthức; ôn thi tuyển sinh THPT cho HS lớp 9; ôn thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển sinh đạiTạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 01(29)/2014: tr. 127-135128VĂN THỊ THANH NHUNG và cs.học, cao đẳng cho HS lớp 12.Học thêm ngoài nhà trường: Là hình thức học thêm do các tổ chức khác ngoài nhàtrường hoặc cá nhân thực hiện, bao gồm các hình thức sau: bồi dưỡng kiến thức; ôn,luyện thi các cấp.Một số tổ chức, cá nhân ngoài những cơ sở trên, có thể mở các trang web phục vụ choviệc quảng bá, thực hiện việc tổ chức dạy thêm như http://luyenthidaminh.vn/;http://kenhtuyensinh.vn; http://hocmai.vn/...Thực tế hiện nay, HS thường học thêm theo các hình thức khác nhau: Phụ đạo (một giáoviên kèm một HS, thường còn gọi là gia sư); học thêm theo các nhóm quy mô lớn, nhỏvà trung bình; học thêm trong các trung tâm, các phòng học lớn; học thêm qua Internet.2.2. Các nhân tố tác động đến việc học thêm của học sinhNguyên nhân khách quanChương trình và SGK hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, quá tải dẫn đến tình trạng nhiềuHS không theo kịp chương trình học chính khoá, phải học thêm ngoài luồng [2]. Bêncạnh đó, phương pháp kiểm tra và đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo con ngườimới. Các hình thức kiểm tra, đánh giá chủ yếu chú trọng vào nội dung kiến thức lýthuyết mà thiếu đi các phần thực hành và kĩ năng. Ngoài ra, nhận thức về học thêm củaHS và phụ huynh cũng là một yếu tố quan trọng làm gia tăng tình trạng học thêm. NhiềuHS cho rằng học thêm có thể giúp các em đạt kết quả tốt trong các bài kiểm tra trên lớpvà thi đậu vào các trường học có uy tín trong kì thi đại học - cao đẳng để sau này cócuộc sống tốt đẹp hơn.Bệnh thành tích trong giáo dục cũng là một nguyên nhân làm tăng nạn học thêm. Hàngnăm, các trường THPT thường đặt ra những chỉ tiêu cao về số phần trăm HS khá giỏi,HS thi đậu tốt nghiệp và đại học – cao đẳng. Để đạt được điều này, nhiều trường đã tìmcách nâng điểm, chấp nhận cho HS ngồi nhầm lớp, gây áp lực cho giáo viên (GV) vàHS dẫn đến việc HS không tiếp thu kịp chương trình chính khoá và tất yếu dẫn đến việchọc phụ đạo, học thêm.Nguyên nhân chủ quanNhiều HS mong muốn học thêm để nâng cao năng lực nhận thức, học hỏi những tiến bộcủa khoa học kĩ thuật trong xu thế phát triển chung của giáo dục [2]. Bên cạnh đó, nănglực tự học của HS chưa cao, khó giải quyết các nội dung kiến thức trên lớp và bài tập vềnhà nên cần phải học thêm. Một nguyên nhân khác làm tăng tình trạng học thêm là khảnăng lây lan tâm lý học thêm giữa các HS. Khi có mộ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: