Thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.54 MB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày kết quả khảo sát trên 81 người là cán bộ quản lí và giáo viên về thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thùy Liêm - Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận 12, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 08/05/2018; ngày sửa chữa: 15/05/2018; ngày duyệt đăng: 24/05/2018. Abstract: The paper presents the results of the survey on 81 managers and teachers on the situation of management of vocational training for secondary school students in District 12, Ho Chi Minh City. The research results will be an important basis for proposing measures to manage this activity in line with concrete situation at localities. Keywords: Status, management, vocational training, secondary school. 1. Mở đầu Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh (HS) phổ thông. Điều đó được thể hiện trong Luật Giáo dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [1]. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng dạy nghề phổ thông (NPT) chưa phản ánh đúng mức năng lực học nghề của HS; tỉ lệ HS đạt khá, giỏi cao hơn so với khả năng hiện có; chất lượng và hiệu quả dạy NPT còn thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là biện pháp quản lí còn bất cập, chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Việc dạy NPT cho HS trung học cơ sở (THCS) là một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông; phát huy kết quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục phát triển giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên phát triển hài hòa, phẩm chất và năng lực, sức khỏe và thẩm mĩ; tạo cơ sở cho HS tốt nghiệp học tiếp vào cấp trung học phổ thông, trung học chuyên biệt hoặc trung cấp [2], tức là chuẩn bị cho việc phân luồng sau THCS. Bài viết trình bày thực trạng quản lí hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy NPT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội dung, phương pháp, đối tượng và thời gian khảo sát 34 Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết hợp với quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi sử dụng thang đo 4 bậc (tốt, khá, trung bình, yếu) để đánh giá mức độ thực hiện các chức năng quản lí hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Khảo sát được tiến hành trên 81 người, gồm: 32 cán bộ quản lí (CBQL) và 49 giáo viên (GV) dạy NPT ở 11 trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát: tháng 3/2017. 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 1 trang bên) Bảng 1 cho thấy, một số nội dung được đánh giá thấp (chủ yếu ở mức trung bình và yếu) là: “Hỗ trợ kinh phí cho GV làm đồ dùng dạy học, mua sắm trang thiết bị thực hành”, “Tạo điều kiện cho GV được dạy NPT trong phòng bộ môn”, “Mức độ đáp ứng kinh phí (về thời gian và số lượng) cho dạy NPT”, “Xây dựng các nội dung chi cho dạy NPT”, “Xây đựng các định mức chi cho dạy NPT”, “Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động dạy NPT”. Qua quan sát được biết, 100% các trường THCS tại quận 12 tổ chức cho học sinh học NPT tại lớp học, không có phòng học bộ môn cho từng NPT. Việc dạy NPT tại lớp học hạn chế phần nào khả năng thực hành của HS. Quận 12 chỉ tổ chức dạy 4 NPT là: Điện dân dụng, Tin học, Thủ công Mĩ nghệ và Chăn nuôi gia cầm. 100% GV dạy NPT là GV dạy kiêm nhiệm, tức là hưởng thù lao ngoài lương trên cơ sở số tiền HS đóng để học nghề. Theo đó, GV môn Công nghệ lớp 6 dạy nghề Thủ công VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38 Bảng 1. Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Nội dung Tốt Thiết lập mục tiêu dạy NPT Xây dựng nội dung dạy nghề Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung dạy NPT Lập kế hoạch cho công tác dạy NPT Xây dựng lịch dạy NPT Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động dạy NPT Xây dựng văn bản quy định về thanh, quyết toán kinh phí dạy và tổ chức thi NPT Mức độ đáp ứng kinh phí (về thời gian và số lượng) cho dạy NPT Xây dựng các nội dung chi cho dạy NPT Xây đựng các định mức chi cho dạy NPT Hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học Tạo điều kiện cho ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ PHỔ THÔNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 12, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Thùy Liêm - Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận 12, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 08/05/2018; ngày sửa chữa: 15/05/2018; ngày duyệt đăng: 24/05/2018. Abstract: The paper presents the results of the survey on 81 managers and teachers on the situation of management of vocational training for secondary school students in District 12, Ho Chi Minh City. The research results will be an important basis for proposing measures to manage this activity in line with concrete situation at localities. Keywords: Status, management, vocational training, secondary school. 1. Mở đầu Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm nhiều đến công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh (HS) phổ thông. Điều đó được thể hiện trong Luật Giáo dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [1]. Tuy nhiên, nhìn chung, chất lượng dạy nghề phổ thông (NPT) chưa phản ánh đúng mức năng lực học nghề của HS; tỉ lệ HS đạt khá, giỏi cao hơn so với khả năng hiện có; chất lượng và hiệu quả dạy NPT còn thấp. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là biện pháp quản lí còn bất cập, chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Việc dạy NPT cho HS trung học cơ sở (THCS) là một “mắt xích” quan trọng trong hệ thống giáo dục phổ thông; phát huy kết quả của giáo dục tiểu học, tiếp tục phát triển giáo dục toàn diện, tạo điều kiện cho thanh thiếu niên phát triển hài hòa, phẩm chất và năng lực, sức khỏe và thẩm mĩ; tạo cơ sở cho HS tốt nghiệp học tiếp vào cấp trung học phổ thông, trung học chuyên biệt hoặc trung cấp [2], tức là chuẩn bị cho việc phân luồng sau THCS. Bài viết trình bày thực trạng quản lí hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp với đặc thù địa phương nhằm nâng cao hiệu quả dạy NPT. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nội dung, phương pháp, đối tượng và thời gian khảo sát 34 Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết hợp với quan sát, phỏng vấn và nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi sử dụng thang đo 4 bậc (tốt, khá, trung bình, yếu) để đánh giá mức độ thực hiện các chức năng quản lí hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Khảo sát được tiến hành trên 81 người, gồm: 32 cán bộ quản lí (CBQL) và 49 giáo viên (GV) dạy NPT ở 11 trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát: tháng 3/2017. 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh các trường trung học cơ sở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 1 trang bên) Bảng 1 cho thấy, một số nội dung được đánh giá thấp (chủ yếu ở mức trung bình và yếu) là: “Hỗ trợ kinh phí cho GV làm đồ dùng dạy học, mua sắm trang thiết bị thực hành”, “Tạo điều kiện cho GV được dạy NPT trong phòng bộ môn”, “Mức độ đáp ứng kinh phí (về thời gian và số lượng) cho dạy NPT”, “Xây dựng các nội dung chi cho dạy NPT”, “Xây đựng các định mức chi cho dạy NPT”, “Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động dạy NPT”. Qua quan sát được biết, 100% các trường THCS tại quận 12 tổ chức cho học sinh học NPT tại lớp học, không có phòng học bộ môn cho từng NPT. Việc dạy NPT tại lớp học hạn chế phần nào khả năng thực hành của HS. Quận 12 chỉ tổ chức dạy 4 NPT là: Điện dân dụng, Tin học, Thủ công Mĩ nghệ và Chăn nuôi gia cầm. 100% GV dạy NPT là GV dạy kiêm nhiệm, tức là hưởng thù lao ngoài lương trên cơ sở số tiền HS đóng để học nghề. Theo đó, GV môn Công nghệ lớp 6 dạy nghề Thủ công VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 34-38 Bảng 1. Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hoạt động dạy NPT cho HS các trường THCS quận 12, TP. Hồ Chí Minh TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Nội dung Tốt Thiết lập mục tiêu dạy NPT Xây dựng nội dung dạy nghề Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung dạy NPT Lập kế hoạch cho công tác dạy NPT Xây dựng lịch dạy NPT Lập kế hoạch về cơ sở vật chất, tài chính cho hoạt động dạy NPT Xây dựng văn bản quy định về thanh, quyết toán kinh phí dạy và tổ chức thi NPT Mức độ đáp ứng kinh phí (về thời gian và số lượng) cho dạy NPT Xây dựng các nội dung chi cho dạy NPT Xây đựng các định mức chi cho dạy NPT Hỗ trợ và tạo điều kiện cho GV sử dụng trang thiết bị, phương tiện dạy học Tạo điều kiện cho ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thực trạng quản lí hoạt động dạy nghề Quản lí hoạt động dạy nghề phổ thông Hoạt động dạy nghề phổ thông cho học sinh Giáo dục nghề nghiệp cho học sinh Hoạt động giáo dục hướng nghiệp Giáo dục nghề nghiệp cho học sinh phổ thôngTài liệu liên quan:
-
Xây dựng một số chủ đề tổ chức hoạt động hướng nghiệp trong dạy học vật lí 10
8 trang 28 0 0 -
Thực trạng xu hướng nghề của học sinh trung học phổ thông
4 trang 26 0 0 -
9 trang 24 0 0
-
Bài giảng Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
21 trang 19 0 0 -
0 trang 18 0 0
-
23 trang 15 0 0
-
4 trang 14 0 0
-
Ý thức chọn nghề của học sinh trung học phổ thông ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
10 trang 14 0 0 -
Tài liệu bổ sung sách giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 và 12
166 trang 13 0 0 -
Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hiện chương trình môn Mĩ thuật
57 trang 12 0 0