Thuốc Beta-Blockers Trị Cao Huyết Áp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc Beta-Blockers Trị Cao Huyết Áp Thuốc Beta-Blockers Trị Cao Huyết Áp Trong báo Jl Family Practice tháng giêng 2008 có một bài của 2 bácsĩ Srah-Anne Schumann và John Hickner, thuộc Đại Học Y Khoa Chicago,nói về người già dùng thuốc beta-blockers trị cao máu. Trong tường trình có nhắc lại hướng dẫn JNC 7 khuyến cáo bệnh nhânuống thuốc lợi tiểu trước nhất và, nếu cần sau đó, dùng thêm những thuốc trịcao huyết áp beta-blockers, calcium-channel blockers, angiotensin-converting enzyme inhibitors, và angiotensin receptor blockers. Nghiên cứu Cochrane 2007 so sánh dùng thuốc trị cao máu beta-blockers cho bệnh nhân từ 18 và lớn tuổi hơn. Kết quả cho thấy dùng beta-blockers không công hiệu nhiều trong việc giảm nguy cơ tai biến mạch máunão, cũng không hiệu quả trong việc điều trị bệnh động mạch vành tim, khiso sánh vơí bệnh nhân không dùng beta-blockers. Công hiệu còn kém hơn khi so sánh vơí thuốc calcium channelblockers, renin-angiotensin system inhibitors, và thuốc lợi tiểu thiaziades.Nghiên cứu này cho người lớn tuổi và chưa thể kết luận liên hệ tuổi tác. Nghiên cứu CMAJ tổng kết 21 thử nghiệm tìm hiểu vai trò beta-blockers trong việc điều trị cao huyết áp phòng ngừa bệnh tim mạch baogồm tử vong, nhồi máu cơ tim chưa đưa tơí tử vong, và tai biến mạch máunão chưa đưa đến tử vong. Kết quả phân tích theo tuổi tác trung bình 60 tuổi trở lên và trung bìnhdưới 60 tuổi. Kết quả thử nghiệm cho thấy thuốc beta-blockers và nhữngthuốc trị huyết áp khác đều công hiệu như nhau cho người còn trẻ. Tuynhiên beta-blockers tăng cao nguy cơ tử vong, tăng cao nguy cơ tai biếnmạch máu não, hay nhồi máu cơ tim. Cả 2 kết quả nghiên cứu kể trên cho thấy cần lưu ý việc dùng beta-blockers là thuốc thứ nhất trị cao huyết áp, đặc biệt cho người già 60 tuổi trởlên. Trong bài viết này cũng nêu lên việc dùng beta-blockers cho bệnhnhân đau ngực và suy tim, hoặc cho người già dùng beta-blockers đứng hàngthứ 3 hay thứ 4 sau ACE inhibitor, ARB, hay calcium-blocker, kể cả sauthuốc lợi tiểu. Các tác giả cũng đề cập việc dùng thuốc Metoprolol, một loại beta-blocker, không tốn kém và có khả năng giảm nguy cơ tử vong bệnh nhân cótiểu sử nhồi máu cơ tim hay suy tim. Muốn biết thêm chi tiết, xin đọc bàitrong tham khảo dưới đây (1). Trong một nhiên cứu khác do Bs Sripal Bangalore và các đồng nghiệpđăng trong báo American College of Cardiology, 2007, cho biết beta-blockers có hiệu quả trong việc điều trị suy tim, vài loại tim đập thất nhịp,bệnh tim lớn (hypertrophic obstructive cardiomyopathy), và bệnh nhân đã b ịnhồi máu cơ tim trước đây (2). Bác sĩ Trần Mạnh Ngô
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học y học phổ thông tài liệu y học y học cho mọi người dinh dưỡng y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 186 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 167 0 0 -
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 157 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 126 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 125 0 0 -
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 109 0 0 -
4 trang 107 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 48 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 47 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 45 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 41 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 41 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 41 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 39 0 0 -
5 trang 38 0 0
-
Xử trí 'sự cố' khi trẻ chỉnh răng
5 trang 38 0 0