Danh mục

Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 2: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII (Phần 2)

Số trang: 136      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.47 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ sách về vùng đất Nam Bộ nghiên cứu khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực của vùng đất phương Nam, từ điều kiện tự nhiên, quá trình lịch sử, dân cư, dân tộc, tôn giáo, thiết chế quản lý xã hội, quá trình Nam Bộ hội nhập với khu vực và quốc tế. Tập 2 của bộ sách trình bày về Nam Bộ từ cội nguồn đến thế kỷ VII, phần 2 này trình bày về văn minh Óc Eo và đế chế Phù Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu Vùng đất Nam Bộ - Tập 2: Từ cội nguồn đến thế kỷ VII (Phần 2) 163 Chương III VĂN MINH ÓC EO VÀ ĐẾ CHẾ PHÙ NAM I- ĐỊNH DANH, NHẬN DIỆN VĂN MINH ÓC EO VÀ PHÙ NAM 1. Về vấn đề “văn minh Óc Eo - Phù Nam” Quá trình nhận thức về văn minh Óc Eo - Phù Nam có thể kháiquát như sau: Vào cuối thế kỷ XIX, người ta bắt đầu nói nhiều đến nhànước Phù Nam qua việc phát hiện những thông tin được ẩn giấu trongkho tàng thư tịch Trung Hoa cổ đại và một số hiếm hoi bi ký còn xuấtlộ trên mặt đất1. Trong nửa đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học Pháp bắtđầu để tâm tìm kiếm những chứng tích vật chất của nền văn minh bịlãng quên này, như dấu tích đền đài, tượng, bi ký và kênh mương cổ.Đọng lại của thời kỳ tìm kiếm này là công cuộc nghiên cứu điền dã vàkhai quật khảo cổ học tương đối hệ thống của chuyên gia khảo cổ họcmỹ thuật người Pháp, Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp là LouisMalleret vào năm 1944 tại vùng Óc Eo - Ba Thê2. Có lẽ chính LouisMalleret là người đã tạo ra một niềm tin hoàn chỉnh vào sự tồn tại có 1. Xem Ma Tuan Lin: Ethnographie des peuples étrangères à la Chine... Paris, 1883. Xem Léon de Rosny: Les peuples orientaux connus des anciens Chinois, 1886. Xem Pelliot, P.: “Le Fou Nan”, bài in trong BEFEO, vol. 3, Hanoi, 1903, pp.248-327. 2. Xem Malleret, Louis: L’Archéologie du Delta du Mékong, 4 vol., Publicationsd’EFEO, Paris, 1959, 1960, 1962, 1963.164 VÙNG ĐẤT NAM BỘ II TỪ CỘI NGUỒN ĐẾN THẾ KỶ VII thật của nền văn minh Phù Nam và định hướng thuyết phục cho một cách tiếp cận hữu hiệu nhất để phục dựng lại nền văn minh đã mất đó bằng khảo cổ học. Cũng từ những hoạt động khoa học khảo cổ này mà Óc Eo, tên một gò nổi giữa cánh đồng lúa ở gần chân núi Ba Thê trở nên nổi tiếng và đại diện cho một nền văn hóa khảo cổ bị lãng quên. Do số lượng tư liệu thành văn rất hạn chế, việc nghiên cứu về nhà nước cổ nhất ở nam Đông Dương này phải dựa chính vào những phát hiện khảo cổ học. Từ đó, bên cạnh tên Phù Nam luôn xuất hiện tên Óc Eo khiến người ta đã đồng nhất chúng một cách đơn giản. Khảo cổ học vùng Nam Bộ, hoặc trong một chừng mực nào đó cũng còn gọi là khảo cổ học Óc Eo, sau Louis Malleret chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, chấm dứt 30 năm ròng chiến tranh Đông Dương vào năm 1975. Nhóm các nhà khảo cổ học Óc Eo - Phù Nam gồm Võ Sĩ Khải, Đào Linh Côn dưới sự chỉ đạo của Lê Xuân Diệm đã cho công bố kết quả nghiên cứu khảo cổ Óc Eo - Phù Nam sau 20 năm giải phóng1. Hình 33: Louis Malleret và pho tượng đồng người quỳ Óc Eo 1. Xem Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải: Văn hóa Óc Eo, những khám phá mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. CHƯƠNG III: VĂN MINH ÓC EO VÀ ĐẾ CHẾ PHÙ NAM 165 Những “khám phá mới” về văn hóa Óc Eo - Phù Nam của khảo cổhọc Việt Nam cho đến năm 1995 chính là sự kiểm kê mở rộng thànhtựu nghiên cứu của Louis Malleret cho đến năm 1945. Điều này rấtquan trọng, bởi chính quá trình này đã làm hình thành một khái niệmhoàn chỉnh về “Khảo cổ học Phù Nam - Óc Eo” ở Việt Nam và trênthế giới. Từ sau năm 1995, nghiên cứu về văn hóa Óc Eo - Phù Nam tiếnthêm một bước nữa nhờ những chương trình nghiên cứu khảo cổ họcphối hợp giữa các nhà khảo cổ học Việt Nam với Viện Viễn Đông Báccổ Pháp (do Pierre - Yves Manguin làm đại diện) từ năm 1997, Chươngtrình nghiên cứu Nam Bộ của Viện Khảo cổ học (1998-2000) và một sốchương trình nhỏ lẻ hơn của các nhà khảo cổ học Nhật Bản, Đức cũnglàm sáng dần từng mảng vấn đề của văn minh Phù Nam. Hội thảo khoahọc chuyên đề về “Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam” nhân kỷniệm 60 năm phát hiện văn hóa Óc Eo 1944-2004, tổ chức tại Thànhphố Hồ Chí Minh, tháng 12-2004 được coi như dịp tổng kết thành tựunghiên cứu về văn minh Óc Eo - Phù Nam của toàn thể giới khoa họcViệt Nam tính đến thời điểm đó1. Vào năm 2006, xuất phát từ yêu cầu làm rõ một số vấn đề lịch sử,văn hóa vùng Nam Bộ, Hội Khoa học lịch sử đã cho xuất bản cuốn sáchLược sử vùng đất Nam Bộ do Vũ Minh Giang chủ biên. Cuốn sách đưa racái nhìn tổng quan về lịch sử phát triển của Nam Bộ, trong đó đáng lưuý là các tác giả đã đưa ra nhận định cư dân chủ yếu của Phù Nam giaiđoạn đầu là các tộc người nói tiếng Nam Đảo. Từ sau đó đề án Khoa họcxã hội cấp Nhà nước nghiên cứu về “Quá trình hình thành và phát triểnvùng đất Nam Bộ” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam chủ trì được hìnhthành, đã tạo điều kiện đẩy công cuộc nghiên cứu Óc Eo - Phù Nam lên 1. Xem Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam,Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2008.166 VÙNG ĐẤT NAM BỘ II TỪ CỘI NGUỒN ĐẾN THẾ KỶ VII một bước mới. Nhờ phương pháp tiếp cận tổng thể đa ngành, đa chiều ...

Tài liệu được xem nhiều: