Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần theo chuẩn đầu ra trong các trường đại học thuộc Bộ Công thương

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 955.98 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận án "Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần theo chuẩn đầu ra trong các trường đại học thuộc Bộ Công thương" nhằm đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần theo chuẩn đầu ra trong các Trường đại học thuộc Bộ Công thương đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần theo chuẩn đầu ra trong các trường đại học thuộc Bộ Công thương 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ---------------------------- DƯƠNG THẾ VIỆTQUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN THEO CHUẨN ĐẦU RA TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 9 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà nội, 2022 2Công trình này được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục Việt namNgười hướng dẫn khoa học: 1. PSG. TS Phan Văn Nhân 2. PGS. TS Nguyễn Đức SơnPhản biện 1: …………………………………………………….. ……………………………………………………..Phản biện 2: …………………………………………………….. ……………………………………………………..Phản biện 3: …………………………………………………….. ……………………………………………………..Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa họcGiáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.Vào hồi ….... giờ ….... ngày ….... tháng ...... năm ..............Có thể tìm hiều luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, GDĐH giữ vai trò quan trọngtrong việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, quyết định đến sựphát triển KT-XH của mỗi quốc gia; đồng thời cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo ranhững thay đổi sâu sắc về cơ cấu ngành nghề lao động, những yêu cầu mới về năng lực và kỹnăng của người học cũng như sự thay đổi căn bản về mô hình đào tạo, CTĐT, phương thứcdạy và học, phương pháp KTĐG. Đối với KTĐG KQHT học phần để đạt được CĐR là hoạt động nằm trong quy trình tổchức đào tạo, được xem là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên,trong lý luận và thực tiễn vẫn còn những tồn tại. Bộ Công thương hiện nay đang quản lý 09 trường đại học, Do đó cần phải có nhữngthay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức KTĐG mới có thể đáp ứng được mục tiêu“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao ...”[4].Vì vậy, nghiên cứu KTĐG KQHT học phần theo CĐR để đề xuất các giải pháp quản lý khảthi, phù hợp với bối cảnh, đặc điểm phát triển của các Trường thuộc Bộ Công thương nói làvấn đề quan trọng và cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án. Trên cở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận án nhằm đề xuất một số giải pháp đổi mớiquản lý KTĐG KQHT học phần theo CĐR trong các Trường đại học thuộc Bộ Công thươngđáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội. 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu. 3.1 Khách thể nghiên cứu: KTĐG KQHT học phần theo CĐR. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý KTĐG KQHT học phần theo CĐR tại cácTrường đại học thuộc Bộ Công thương. 4. Giả thuyết khoa học. Hiện nay, quản lý KTĐG KQHT học phần theo CĐR trong các trường đại học thuộc BộCông thương còn nhiều bất cập. Nếu nghiên cứu, đề xuất được các giải pháp quản lý KTĐGKQHT học phần theo CĐR đảm bảo thực tiễn và khả thi, thì chất lượng đào tạo của cácTrường sẽ được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý KTĐG KQHT học phần theo CĐR - Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý KTĐG KQHT học phần lý thuyết theo CĐRcủa CTĐT tại một số Trường Đại học thuộc Bộ Công thương. - Đề xuất các giải pháp quản lý KTĐG KQHT học phần lý thuyết theo CĐR - Khảo nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm giải pháp đề xuất. 2 5.2 Phạm vi nghiên cứu: - Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu về thực trạng quản lý KTĐG KQHT học phần lýthuyết theo CĐR của một số CTĐT tại các Trường Đại học thuộc Bộ Công thương. - Các giải pháp quản lý KTĐG KQHT học phần lý thuyết theo CĐR của CTĐT đượcnghiên cứu và áp dụng ở một số Trường Đại học thuộc Bộ Công thương. - Đối tượng khảo sát là CBQL Nhà trường, đội ngũ GV, SV, một số chuyên gia về giáodục và Doanh nghiệp liên quan trực tiếp đến CTĐT. 6. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu. 6.1. Các phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Tiếp cận thị trường lao động;Tiếp cận giáodục dựa trên chuẩn đầu ra;Tiếp cận theo quá trình quản lý CDIO; Tiếp cận theo chức năngquản lý 6.2. Các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương phápnghiên cứu thực tiễn; Các phương pháp bổ trợ khác. 7. Luận điểm bảo vệ đề tài của luận án. - Quản lý KTĐG KQHT theo CĐR là một xu thế tất yếu, bằng việc xác định mục tiêu,hoàn thiện chính sách, công cụ, công tác tổ chức KTĐG để đạt được CĐR. - Thực trạng về KTĐG KQHT học phần theo CĐR tại các Trường đại học thuộc BộCông thương cho thấy nguyên nhân các bất cập thuộc về công tác quản lý. - Các giải pháp quản lý KTĐG KQHT học phần theo CĐR được đề xuất nhằm tháo gỡcác khó khăn, khắc phục bất cập. Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm giải pháp đã đề xuấtkhẳng định mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. 8. Đóng góp mới của luận án. - Xác định các yêu cầu, các thành tố quản lý KTĐG KQHT học phần theo CĐR tại cácTrường thuộc Bộ Công thương. - Đánh giá thực trạng, từ đó chỉ ra ưu điểm, các khó khăn và nguyên nhân. - Đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 9. Nơi thực hiện đề tà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: