Tư tưởng đạo đức trong tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng đạo đức trong tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thưTư tưởng đạo đức trong tác phẩmĐại Việt sử ký toàn thưNguyễn Bình Yên1, Nguyễn Thị Thu Hương1Đại học Mỏ - Địa chất.Email: nguyenbinhyen.humg@gmail.com1Nhâ ̣n ngà y 6 thá ng 6 năm 2017. Chấ p nhâ ̣n đăng ngày 3 thá ng 7 năm 2017.Tóm tắt: Đại Việt sử ký toàn thư là một tác phẩm sử học chứa đựng nhiều tư tưởng đạo đức.Những tư tưởng này được tác phẩm thể hiện trên nhiều phương diện về quan niệm, nguồn gốc vàvai trò của đạo đức trong đời sống. Mặc dù có những giá trị nhân sinh sâu sắc, nhưng các tư tưởngđạo đức trong Đại Việt sử ký toàn thư vẫn còn chứa đựng nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu tư tưởngđạo đức trong tác phẩm không chỉ góp phần nâng cao nhận thức lịch sử tư tưởng dân tộc, mà còngiúp rút ra những bài học kinh nghiệm cho thực tiễn xã hội hiện nay.Từ khóa: Tư tưởng, đạo đức, Đại Việt sử ký toàn thư.Phân loại ngành: Triết họcAbstract: The Complete Annals of Dai Viet is a historical work containing a high deal of ethicalthought, which is reflected in many aspects regarding the concept, origin and role of ethics in life.The thought contains profound humane values, and also limitations. The study of the ethicalthought in the Complete Annals of Dai Viet not only contributes to raising the awareness of thehistory of national thought, but also helps draw lessons to apply in the current social situation.Keywords: Thought, ethics, Complete Annals of Dai Viet.Subject classification: Philosophy1. Mở đầuĐại Việt sử ký toàn thư là công trình sử họclớn, phản ánh một cách hệ thống lịch sửhình thành, phát triển lâu dài của dân tộc từthời Hồng Bàng (năm 2878 TCN) cho đếncuối đời Lê Gia Tông Mỹ Hoàng Đế (năm74Ất Mão 1675). Do tác phẩm này được viếtbởi các sử gia phong kiến Nho giáo, nênvấn đề đạo đức không những là nội dungquan trọng mà còn là công cụ, thước đo chủyếu để xem xét, đánh giá đời sống xã hội,hoạt động cai trị của các triều đại cũng nhưtừng cá nhân. Với mục đích làm tấm gươngNguyễn Binh Yên, Nguyễn Thi Thu Hương̣̀phản chiếu lịch sử, định hướng nhận thứcvà hoạt động cho các vị vua, tư tưởng đạođức phong kiến Nho giáo trong tác phẩm đãcó những đóng góp tích cực vào việc củngcố chế độ phong kiến độc lập, nhưng đồngthời cũng chứa đựng những hạn chế nhấtđịnh, cản trở sự phát triển, nhất là khi chếđộ phong kiến đã khủng hoảng, không cònđáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Bài viếtnày phân tích tư tưởng đạo đức trong tácphẩm Đại Việt sử ký toàn thư, những quanniệm về đạo đức, nguồn gốc của đạo đức,vai trò của đạo đức và những giá trị, hạnchế của các quan niệm đó.2. Quan niệm về đạo đứcCác tác giả của Đại Việt sử ký toàn thưkhông đặt nhiệm vụ nghiên cứu, trình bàyvề tư tưởng đạo đức như một đối tượngnghiên cứu trực tiếp. Các vấn đề đạo đứctuy được đề cập gián tiếp qua từng câuchuyện, từng nhân vật, nhưng trở thành mộttrong những nội dung quan trọng bậc nhấtcủa tác phẩm, bởi đạo đức là phương tiệnchủ yếu để thể hiện tư tưởng, đồng thời quađó để truyền bá, giáo dục, làm cho nhữngkhuôn mẫu đạo đức trở thành phẩm hạnhcủa con người.Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy quanniệm đạo đức trong tác phẩm thực chất vàchủ yếu là những quan niệm đạo đức Nhogiáo. Những phạm trù đạo đức có tínhphổ biến, mang đặc trưng của Nho giáo(như “tam cương”, “ngũ thường”, “nhân”,“nghĩa”, “lễ”, “trí”, “tín”, v.v.) đều được đềcập với tần suất cao; nội dung, ý nghĩa cơbản của các phạm trù đó không đổi hoặc córất ít thay đổi so với quan niệm Nho giáo.Chính vì vậy, trong phần này chúng tôikhông trình bày nội dung khái niệm đạođức, mà tập trung vào việc làm rõ phươngdiện đạo đức là gì, vai trò của đạo đức đốivới đời sống xã hội, con người như thế nào.Trước hết, đạo đức được coi là cái mangbản chất người, đặc trưng của con người,cái làm cho con người khác với loài vật, làtiêu chí phân biệt văn minh với lạc hậu. Tưtưởng của Mạc Đăng Dung cho rằng, “nướcmà không có cương thường, tuy là Hoa Hạmà thành Di Địch; người mà không cócương thường, tuy mặc áo xiêm mà hóachim muông” [3, tr.801]. Có thể nói, đây lànét đặc sắc trong quan niệm về đạo đứctrong Đại Việt sử ký toàn thư.Theo quan niệm Nho giáo, đạo đức cónguồn gốc từ đạo trời, đạo trời và đạongười thống nhất với nhau. Dưới sự chiphối của tư tưởng đó, Đại Việt sử ký toànthư đã viết: “Từ khi có trời đất tức cócương thường” [3, tr.34]; “đạo trời và đạongười là một” vì trời đất cũng lấy “cươngthường” mà lập giới hạn; “đạo là bất biến”.Luận điểm này tuy mơ hồ bởi không thểchứng minh nhưng nó lại giúp những ngườitheo Nho giáo có thể né tránh, không phảitrả lời vấn đề nguồn gốc, bản chất của đạođức trên cơ sở thực chứng. Cho rằng “đạongười” có cùng “đạo trời”, “đạo người”thống nhất với “đạo trời” là cách giải thíchhết sức cô đọng, mang tính thần bí vềnguồn gốc đạo đức. Tư tưởng đó có tácdụng củng cố chế độ quân chủ thần quyền,nhưng lại hạn chế, kìm hãm nhận thức khoahọc cũng như hoạt động đấu tran ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng đạo đức Đại Việt sử ký toàn thư Giá trị nhân sinh sâu sắc Lịch sử tư tưởng dân tộc Vai trò của đạo đứcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề cương bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2 - Trường Đại học Đà Nẵng
91 trang 140 0 0 -
Chính sách dân tộc Việt Nam (Thế kỷ XI - đến giữa thế kỷ XIX)
82 trang 32 0 0 -
Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
34 trang 30 0 0 -
20 trang 25 0 0
-
41 trang 23 0 0
-
Lễ hội Phủ Trịnh nhìn từ góc độ văn hóa
7 trang 22 0 0 -
Vai trò của văn hóa chính trị trong Đảng ở Việt Nam hiện nay
3 trang 22 0 0 -
Tình yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
5 trang 21 0 0 -
Tạp chí Xưa và nay - Số 312 (7/2008)
41 trang 20 0 0 -
102 trang 20 0 0
-
Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư
0 trang 20 0 0 -
Vấn đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
7 trang 20 0 0 -
Trí thức Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Thế mạnh và những rào cản
10 trang 19 0 0 -
Tiểu luận PHÁP LUẬT VỚI ĐẠO ĐỨC
25 trang 19 0 0 -
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 6 - ĐH Dân Lập Văn Lang
55 trang 18 0 0 -
Chế độ 'duyệt tuyển' dưới thời Gia Long (1802-1820) và Minh Mạng (1820-1841)
12 trang 18 0 0 -
Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 1): Phần 1
208 trang 18 0 0 -
Thiền sư Nguyễn Minh Không - sự dung hợp văn hóa Phật - Đạo thời Lý
21 trang 18 0 0 -
ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC MÁC - LÊNIN
79 trang 17 0 0 -
Phân tích đặc điểm, bản chất tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
9 trang 17 0 0