Danh mục

Ứng dụng tương tác cộng đồng trong thời kỳ giãn cách xã hội trong trạng thái bình thường mới tại Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 532.59 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ứng dụng tương tác cộng đồng trong thời kỳ giãn cách xã hội trong trạng thái bình thường mới tại Việt Nam" sưu tầm và phân tích các phương thức tương tác cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam trong thời kỳ giãn cách xã hội và cách thức vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống trong bối cảnh bình thường mới hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng tương tác cộng đồng trong thời kỳ giãn cách xã hội trong trạng thái bình thường mới tại Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ ỨNG DỤNG TƯƠNG TÁC CỘNG ĐỒNG TRONG THỜI KỲ GIÃN CÁCH XÃ HỘI TRONG TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG MỚI TẠI VIỆT NAM Ngô Văn Thạo1 Tóm tắt: Dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Việt Nam từ cuối năm 2019 đến nay đã ảnhhưởng đến mọi hoạt động kinh tế cũng như đời sống sinh hoạt của người dân. Đặc biệt trong giaiđoạn giãn cách xã hội, các hoạt động hàng ngày của con người bị trì hoãn và chuyển sang cácphương thức tương tác gián tiếp, điều đó vừa giúp liên kết cộng đồng gần gũi hơn, vừa góp phầnthúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Bài viết sưu tầm và phântích các phương thức tương tác cộng đồng trên các nền tảng mạng xã hội tại Việt Nam trong thời kỳgiãn cách xã hội và cách thức vận dụng chúng vào thực tế cuộc sống trong bối cảnh bình thườngmới hiện nay. Từ khóa: COVID-19, cộng đồng, giãn cách xã hội, bình thường mới… 1. Đặt vấn đề Trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam (2020-2021), chính phủ đã ban hànhrất nhiều chỉ thị hướng dẫn chính quyền địa phương cùng người dân áp dụng để phòng tránh dịchbệnh lây lan. Những hướng dẫn này đã hạn chế các hoạt động tương tác xã hội như: (i) cách ly đốivới người nhiểm bệnh; (ii) cách ly người tiếp xúc với bệnh nhân; và (iii) giữ khoảng cách an toànkhi giao tiếp. Vào thời điểm đó, con người phải tiếp xúc với nhau và với bên ngoài bằng nhữngtương tác gián tiếp và một số phương thức này đã trở nên tiện lợi hơn trong bối cảnh bình thườngmới. Báo cáo tập trung vào lợi ích và hạn chế các tương tác gián tiếp này và gợi ý các giải pháp đểmọi người có thể áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống thường nhật hữu dụng hơn. 2. Một số khái niệm về giản cách xã hội và tương tác xã hội 2.1. Giản cách xã hội Theo Sở Y tế Công cộng Santa Clara2, “giản cách xã hội” là một thuật ngữ áp dụng cho mộtsố hành động được thực hiện bởi các quan chức Y tế Công cộng để ngăn chặn hoặc làm chậm sự lâylan của một căn bệnh rất dễ lây lan. Giám đốc Y tế có thẩm quyền pháp lý để thực hiện các biệnpháp giãn cách xã hội. Vì các biện pháp này sẽ có tác động đáng kể đến cộng đồng của chúng ta,nên bất kỳ hành động nào bắt đầu liên quan đến các biện pháp giãn cách xã hội sẽ được phối hợpvới các cơ quan địa phương như thành phố, sở cảnh sát và trường học, cũng như với các đối tượngliên quan của tiểu bang và liên bang. Một số minh họa về các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội sẽđược tiến hành trong thời kỳ đại dịch bao gồm: - Các trường cao đẳng công lập và tư thục đình chỉ các lớp học, chuyển sang học trực tuyếnvà hủy bỏ tất cả các cuộc họp và tụ tập đông người trong khuôn viên trường; - Các thư viện công cộng và tư nhân điều chỉnh hoạt động của họ và hạn chế mọi người tụ tậpbằng cách chỉ cho phép mọi người vào lấy tài liệu đã được đặt trước hoặc yêu cầu trực tuyến hoặc1 Tiến sỹ, khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCMEmail: thaonvbt@gmail.com2 Information about distancing 491 MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚIqua điện thoại; - Doanh nghiệp thay đổi thông lệ công ty, thiết lập kế hoạch thay đổi linh hoạt, cho nhân viênlàm việc từ xa và hủy bỏ mọi cuộc họp hoặc hội nghị lớn. 2.2. Tương tác xã hội Tương tác xã hội1 là “một chuỗi động các hành động xã hội giữa các cá nhân hoặc nhóm,những người sửa đổi hành động và phản ứng của họ do hành động của các đối tác tương tác củahọ”. Tương tác xã hội có thể được phân biệt thành ngẫu nhiên, lặp lại, thường xuyên và định kỳ.Tương tác xã hội là sự trao đổi xã hội giữa hai hay nhiều cá nhân. Những tương tác này tạo thành cơsở cho cấu trúc xã hội và đó là đối tượng chính của nghiên cứu và phân tích xã hội cơ bản. Cấu trúcxã hội và văn hóa được thành lập dựa trên các tương tác xã hội. Bằng cách tương tác với nhau, mọingười thiết kế các quy tắc, thể chế và hệ thống mà họ muốn sống trong đó. Qui ước được sử dụngđể truyền đạt những kỳ vọng của một xã hội nhất định cho những người mới làm quen với nó, dù họlà trẻ em hay người từ nơi khác đến. Nghiên cứu thực nghiệm về tương tác xã hội là một trong những chủ đề của xã hội học vi mô,liên quan đến bản chất của các tương tác xã hội hàng ngày của con người và tác nhân ở quy mô nhỏ.Các phương pháp bao gồm chủ nghĩa tương tác tượng trưng và phương pháp luận dân tộc học, cũngnhư các phân ngành và nghiên cứu học thuật sau này như nghiên cứu tâm lý xã hội, phân tích hộithoại và tương tác giữa người với máy tính. Với chủ nghĩa tương tác tượng trưng, thực tế được coi là sự tương tác xã hội, phát triển vớinhững người khác. Nó lập luận rằng hai ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: