Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 222.06 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của bài viết Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội là đưa ra những kế hoạch đào tạo cho sinh viên những nhân viên CTXH trong tương lai làm tốt nhất vai trò của mình khi hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TẠI HÀ NỘI TS. Nguyễn Thị Hải Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long Email: nguyenhai286@gmail.com Tóm tắt: Vấn đề xâm hại trẻ em là một vấn đề phức tạp ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng và trở nên báo động. Theo thống kê năm 2014 của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em- Bộ Lao động Thương binh Xã hội trong 26.024.591 trẻ em dưới 16 tuổi thì có 1.544 trẻ em bị xâm hại tình dục và 459 trẻ em bị bạo hành. Con số này tăng hơn so với các năm trước và con số này chưa phải là chính xác nhất. Vẫn còn rất nhiều những trường hợp trẻ bị xâm hại nhưng được che dấu và không khai báo. Trong đề tài nghiên cứu 22 trường hợp tại Hà Nội từ 6/2014 đến 6/2015 cho thấy những trẻ bị xâm hại ở độ tuổi dưới 13 tuổi ngày càng nhiều. Trẻ em trai bị bạo hành nhiều hơn trẻ em gái và trẻ em gái bị xâm hại tình dục nhiều hơn trẻ em nam. Đối tượng xâm hại chủ yếu là người lớn trên 18 tuổi và những người thân quen chính là những người xâm hại các em như: bố, mẹ, hàng xóm…Nhân viên Công tác xã hội đóng vai trò chủ yếu là thăm hỏi, động viên, hỗ trợ về tài chính theo chính sách, tặng quà … trong khi đó những vai trò quan trong như tham vấn, trị liệu tâm lý, pháp luật…để ổn định tâm lý và hiểu về pháp luật để bảo vệ bản thân thì nhân viên Công tác xã hội chưa làm tốt. Do đó, mục đích nghiên cứu của đề tài để đưa ra những kế hoạch đào tạo cho sinh viên những nhân viên CTXH trong tương lai làm tốt nhất vai trò của mình khi hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại. Từ khóa: trẻ em, trẻ em bị xâm hại, xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và sao nhãng, công tác xã hội, vai trò của nhân viên công tác xã hội. 1. Mở đầu Ở nước ta hiện nay, trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động. Theo thống kê của Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), tổng số tính đến năm 2014 trẻ em hiện nay là 26.024.591 trẻ. Trong giai đoạn từ 2010-2014 các vụ được phát hiện về tình trạng trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, bạo hành gia tăng (Năm 2010: 1143 trường hợp, năm 2011: 1464 trường hợp, năm 2012: 1630 trường hợp, năm 2013: 1816 trường hợp và năm 2014: 2003 trường hợp) [2]. Tuy nhiên, con số này thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che dấu do sự chưa hiểu biết của người dân. Cuộc sống càng hiện đại, nguy cơ trẻ em bị xâm hại trở nên ngày càng cao và hình thức càng đa dạng, tinh vi. Từ năm 2010 đến 2014 các vụ xâm hại, bạo lực với trẻ em liên tiếp được phát hiện và phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng gây bức xúc và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội nhờ có sự đưa tin của truyền thông. Sự xâm hại thể hiện dưới nhiều hình thức như: về thể chất - bố dượng dùng các vật sắc nhọn đánh, đập vào mắt, khuôn mặt và các bộ phận trên cơ thể hay cô giáo dùng tay để tát khi trẻ phạm lỗi không ăn ở nhà trẻ ở Bình Dương. Xâm hại về tinh thần là dùng những lời lẽ đe dọa, xúc phạm, chửi bới, lăng mạ danh dự và nhân phẩm của trẻ em tại Phú Thọ và Tây Ninh. Đặc biệt về xâm hại tình dục đã có nhiều vụ trẻ em bị bố đẻ, bố dượng, chú, anh, hàng xóm xâm hại, thậm chí có những người Trư ng Đ i h c Thăng Long 275 K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II mẹ tiếp tay cho nhân tình bức hại con gái mình dẫn đến trẻ mang thai diễn ra ở Đăk Lắk, Nghệ An, Hà Nội… Trẻ bị xâm hại ở trong gia đình, trường học và nơi công cộng là môi trường sống quen thuộc của trẻ ở mức độ nguy hiểm và thủ đoạn tinh vi hơn khó có những dấu hiệu nhận biết. Nguyên nhân chủ yếu do trẻ yếu hơn (yếu về thể chất, về tinh thần, sự nhận thức, kỹ năng phòng tránh và đặc biệt là quyền được an toàn và bảo vệ) các đối tượng xâm hại nên không thể chống đỡ những hình thức xâm hại của họ. Hậu quả để lại là những tổn thất to lớn về thể chất, tinh thần, tâm lý, tình cảm và giao tiếp của trẻ. Các em thường xuyên cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi, sống mặc cảm và thiếu tự tin trước mọi người. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới lòng tự trọng của trẻ, cản trở mạnh mẽ tới khả năng giao tiếp và hòa nhập của trẻ vào nhóm bạn và cộng đồng. Diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả để lại đã và đang đặt những bài học cho các nhân viên công tác xã hội trong vai trò trợ giúp cho những trẻ em- nạn nhân của xâm hại. Đây là những vấn đề đã được làm và nghiên cứu nhiều, tuy nhiên để nghiên cứu sâu và trên thực tế tại Hà Nội nhân viên công tác xã hội chưa phát huy được hết những vai trò của mình. Nhân viên công tác xã hổi hiện nay chủ yếu hỗ trợ trường hợp là kết nối các ban ngành, thăm hỏi và hỗ trợ chính sách cho trẻ, trong khi đó vai trò là người biện hộ, người tham vấn trị liệu tâm lý, người giáo dục… chưa được thể hiện rõ ràng và sâu sắc. Do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ EM BỊ XÂM HẠI TẠI HÀ NỘI TS. Nguyễn Thị Hải Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long Email: nguyenhai286@gmail.com Tóm tắt: Vấn đề xâm hại trẻ em là một vấn đề phức tạp ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng và trở nên báo động. Theo thống kê năm 2014 của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em- Bộ Lao động Thương binh Xã hội trong 26.024.591 trẻ em dưới 16 tuổi thì có 1.544 trẻ em bị xâm hại tình dục và 459 trẻ em bị bạo hành. Con số này tăng hơn so với các năm trước và con số này chưa phải là chính xác nhất. Vẫn còn rất nhiều những trường hợp trẻ bị xâm hại nhưng được che dấu và không khai báo. Trong đề tài nghiên cứu 22 trường hợp tại Hà Nội từ 6/2014 đến 6/2015 cho thấy những trẻ bị xâm hại ở độ tuổi dưới 13 tuổi ngày càng nhiều. Trẻ em trai bị bạo hành nhiều hơn trẻ em gái và trẻ em gái bị xâm hại tình dục nhiều hơn trẻ em nam. Đối tượng xâm hại chủ yếu là người lớn trên 18 tuổi và những người thân quen chính là những người xâm hại các em như: bố, mẹ, hàng xóm…Nhân viên Công tác xã hội đóng vai trò chủ yếu là thăm hỏi, động viên, hỗ trợ về tài chính theo chính sách, tặng quà … trong khi đó những vai trò quan trong như tham vấn, trị liệu tâm lý, pháp luật…để ổn định tâm lý và hiểu về pháp luật để bảo vệ bản thân thì nhân viên Công tác xã hội chưa làm tốt. Do đó, mục đích nghiên cứu của đề tài để đưa ra những kế hoạch đào tạo cho sinh viên những nhân viên CTXH trong tương lai làm tốt nhất vai trò của mình khi hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại. Từ khóa: trẻ em, trẻ em bị xâm hại, xâm hại thể chất, xâm hại tinh thần, xâm hại tình dục và sao nhãng, công tác xã hội, vai trò của nhân viên công tác xã hội. 1. Mở đầu Ở nước ta hiện nay, trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng gia tăng và trở nên đáng báo động. Theo thống kê của Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), tổng số tính đến năm 2014 trẻ em hiện nay là 26.024.591 trẻ. Trong giai đoạn từ 2010-2014 các vụ được phát hiện về tình trạng trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, bạo hành gia tăng (Năm 2010: 1143 trường hợp, năm 2011: 1464 trường hợp, năm 2012: 1630 trường hợp, năm 2013: 1816 trường hợp và năm 2014: 2003 trường hợp) [2]. Tuy nhiên, con số này thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che dấu do sự chưa hiểu biết của người dân. Cuộc sống càng hiện đại, nguy cơ trẻ em bị xâm hại trở nên ngày càng cao và hình thức càng đa dạng, tinh vi. Từ năm 2010 đến 2014 các vụ xâm hại, bạo lực với trẻ em liên tiếp được phát hiện và phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng gây bức xúc và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội nhờ có sự đưa tin của truyền thông. Sự xâm hại thể hiện dưới nhiều hình thức như: về thể chất - bố dượng dùng các vật sắc nhọn đánh, đập vào mắt, khuôn mặt và các bộ phận trên cơ thể hay cô giáo dùng tay để tát khi trẻ phạm lỗi không ăn ở nhà trẻ ở Bình Dương. Xâm hại về tinh thần là dùng những lời lẽ đe dọa, xúc phạm, chửi bới, lăng mạ danh dự và nhân phẩm của trẻ em tại Phú Thọ và Tây Ninh. Đặc biệt về xâm hại tình dục đã có nhiều vụ trẻ em bị bố đẻ, bố dượng, chú, anh, hàng xóm xâm hại, thậm chí có những người Trư ng Đ i h c Thăng Long 275 K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II mẹ tiếp tay cho nhân tình bức hại con gái mình dẫn đến trẻ mang thai diễn ra ở Đăk Lắk, Nghệ An, Hà Nội… Trẻ bị xâm hại ở trong gia đình, trường học và nơi công cộng là môi trường sống quen thuộc của trẻ ở mức độ nguy hiểm và thủ đoạn tinh vi hơn khó có những dấu hiệu nhận biết. Nguyên nhân chủ yếu do trẻ yếu hơn (yếu về thể chất, về tinh thần, sự nhận thức, kỹ năng phòng tránh và đặc biệt là quyền được an toàn và bảo vệ) các đối tượng xâm hại nên không thể chống đỡ những hình thức xâm hại của họ. Hậu quả để lại là những tổn thất to lớn về thể chất, tinh thần, tâm lý, tình cảm và giao tiếp của trẻ. Các em thường xuyên cảm thấy hoảng loạn, sợ hãi, sống mặc cảm và thiếu tự tin trước mọi người. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới lòng tự trọng của trẻ, cản trở mạnh mẽ tới khả năng giao tiếp và hòa nhập của trẻ vào nhóm bạn và cộng đồng. Diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả để lại đã và đang đặt những bài học cho các nhân viên công tác xã hội trong vai trò trợ giúp cho những trẻ em- nạn nhân của xâm hại. Đây là những vấn đề đã được làm và nghiên cứu nhiều, tuy nhiên để nghiên cứu sâu và trên thực tế tại Hà Nội nhân viên công tác xã hội chưa phát huy được hết những vai trò của mình. Nhân viên công tác xã hổi hiện nay chủ yếu hỗ trợ trường hợp là kết nối các ban ngành, thăm hỏi và hỗ trợ chính sách cho trẻ, trong khi đó vai trò là người biện hộ, người tham vấn trị liệu tâm lý, người giáo dục… chưa được thể hiện rõ ràng và sâu sắc. Do đó chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhân viên công tác xã hội Vai trò nhân viên công tác xã hội Trẻ em bị xâm hại Hỗ trợ trẻ em bị xâm hại Công tác xã hội với trẻ em Công tác xã hội tại Hà NộiGợi ý tài liệu liên quan:
-
59 trang 28 1 0
-
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ em lao động sớm
9 trang 26 0 0 -
Nhận thức, hành vi của nhân viên công tác xã hội về các tình huống bảo mật thông tin của thân chủ
9 trang 26 0 0 -
10 trang 24 0 0
-
Nghề Công tác xã hội ở Việt Nam
4 trang 22 0 0 -
3 trang 22 0 0
-
2 trang 20 0 0
-
Công tác xã hội với trẻ em và gia đình - Phần 5
30 trang 19 0 0 -
56 trang 19 0 0
-
Nhu cầu của các bệnh viện tại tỉnh Bến Tre
10 trang 18 0 0 -
125 trang 18 0 0
-
Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương
9 trang 18 0 0 -
116 trang 17 0 0
-
Giáo trình đào tạo Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai và tai nạn thương tích
211 trang 17 0 0 -
163 trang 16 0 0
-
Trẻ em và gia đình - Công tác xã hội
116 trang 16 0 0 -
13 trang 16 0 0
-
153 trang 16 0 0
-
Giáo trình Công tác xã hội với người có HIV: Phần 2
90 trang 16 0 0 -
Tâm lý học trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
37 trang 15 0 0