Vận dụng kết hợp phương pháp ma trận và chuyên gia hoạch định chiến lược kinh doanh xây lắp ở miền Trung của Tổng Công ty Sông Hồng
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.41 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Dựa trên nguồn số liệu điều tra và bằng phương pháp ma trận kết hợp với phương pháp chuyên gia, nghiên cứu này đã chỉ ra 5 chiến lược kinh doanh xây lắp mang tính khả thi ở miền Trung của Tổng Công ty Cổ phần sông Hồng giai đoạn 2011 – 2020: (1) chiến lược thâm nhập thị trường, (2) chiến lược phát triển sản phẩm, (3) chiến lược phát triển thị trường,(4) chiến lược kết hợp về phía trước và (5) chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng kết hợp phương pháp ma trận và chuyên gia hoạch định chiến lược kinh doanh xây lắp ở miền Trung của Tổng Công ty Sông Hồng TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 VẬN DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN VÀ CHUYÊN GIA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XÂY LẮP Ở MIỀN TRUNG CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG HỒNG Hoàng Hữu Hòa, Tôn Anh Dũng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Dựa trên nguồn số liệu điều tra và bằng phương pháp ma trận kết hợp với phương pháp chuyên gia, nghiên cứu này đã chỉ ra 5 chiến lược kinh doanh xây lắp mang tính khả thi ở miền Trung của Tổng Công ty Cổ phần sông Hồng giai đoạn 2011 – 2020: (1) chiến lược thâm nhập thị trường, (2) chiến lược phát triển sản phẩm, (3) chiến lược phát triển thị trường,(4) chiến lược kết hợp về phía trước và (5) chiến lược đa dạng hóa đồng tâm. Trong đó, chiến lược thâm nhập thị trường được các chuyên gia đánh giá mang tính khả thi cao với độ tin cậy, có khả năng hiện thực hóa trong tương lai. Hệ thống 5 nhóm giải pháp thực thi chiến lược này cũng đã được đưa ra có cơ sở khoa học. 1. Lời mở đầu Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Sức khỏe hiện tại của doanh nghiệp (DN) được đo lường qua các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN... Trong khi đó, triển vọng phát triển lớn mạnh của công ty lại phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh. Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng (TCTCPSH), là một doanh nghiệp có truyền thống về thi công xây lắp: xây dựng công trình, giám sát thi công, xây dựng và lắp đặt thiết bị, thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp. Với tiềm năng to lớn đó, trong những năm vừa qua, TCTCPSH đã mở rộng thị trường hoạt động trên khắp mọi vùng của đất nước, trong đó miền Trung với những đặc thù và lợi thế của mình là một thị trường tiềm năng cần xâm nhập và chiếm lĩnh. Và trên thực tế TCTCPSH đã thắng thầu và thực hiện có hiệu quả nhiều hạng mục công trình và dự án quan trọng từ khu kinh tế Vũng Áng Hà Tỉnh đến thành phố Đà Nẵng và các nơi khác. Tuy nhiên, trên góc độ tổng thể và lâu dài nhiều vấn đề đang được đặt ra cấp bách cần được sớm trả lời: - Chiến lược kinh doanh xây lắp của TCTCPSH ở miền Trung là gì? - Đâu là hướng ưu tiên, đâu là hướng kết hợp? - Hoạch định và lựa chọn, đánh giá chiến lược kinh doanh như thế nào? Và một 103 số vấn đề khác. Để giải đáp những câu hỏi trên, nghiên cứu này được tiến hành dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng và các nguồn số liệu liên quan khác: niên giám thống kê, sách, báo, tạp chí và internet; nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các chuyên gia và các đối tượng có liên quan đến việc đánh giá chiến lược kinh doanh của Tổng công ty sông Hồng ở miền Trung. Để hoạch định chiến lược kinh doanh, nghiên cứu này đã sử dụng nhiều phương pháp kết hợp, trong đó phương pháp ma trận (ma trận SWOT, ma trận GE, ma trận SPACE) kết hợp với phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành đánh giá và thẩm định chiến lược kinh doanh) là phương pháp chủ đạo. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) của TCTCPSH trong lĩnh vực xây lắp ở miền Trung (phân tích ma trận SWOT) Để hình thành ma trận SWOT, nghiên cứu này bắt đầu từ việc phân tích môi trường kinh doanh, bao gồm môi trường vĩ mô (chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa…) và môi trường vi mô (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng…); phân tích nội bộ Tổng công ty về nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ và hoạt động marketing [2], [6], [9]. Từ thông tin bảng 1 có thể rút ra 5 chiến lược kết hợp: - Kết hợp (SO)1: hình thành chiến lược thâm nhập thị trường, phát huy tất cả điểm mạnh và cơ hội để từng bước mở rộng thị trường của Tổng công ty ở miền Trung. Đây là chiến lược phù hợp, cần ưu tiên. - Kết hợp (SO)2: hình thành chiến lược kết hợp về phía sau, đầu tư có hiệu quả nhưng đòi hỏi trình độ năng lực quản lý cao và hoạt động marketing mạnh nên cần cân nhắc, thận trọng. - Kết hợp (WO): hình thành chiến lược phát triển thị trường ở miền Trung, là thị trường tiềm năng, đẩy nhanh tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, phải tận dụng thuận lợi từ môi trường kinh doanh và khắc phục các điểm yếu của Công ty. - Kết hợp (ST): hình thành chiến lược phát triển sản phẩm, bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm xây lắp của Tổng công ty, khai thác tốt lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần ở miền Trung. Đây cũng là một hướng chiến lược cần ưu tiên, nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả. - Kế hợp (WT): hình thành chiến lược kết hợp về phía trước. Hướng chiến lược này giúp Tổng công ty khắc phục các yếu điểm hiện tại về lao động lành nghề, hoạt động marketing. 104 Bảng 1. Ma trận SWOT của TCTCPSH trên địa bàn miền Trung Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) 1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi. 1. Kế hoạch hó ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vận dụng kết hợp phương pháp ma trận và chuyên gia hoạch định chiến lược kinh doanh xây lắp ở miền Trung của Tổng Công ty Sông Hồng TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 VẬN DỤNG KẾT HỢP PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN VÀ CHUYÊN GIA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH XÂY LẮP Ở MIỀN TRUNG CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG HỒNG Hoàng Hữu Hòa, Tôn Anh Dũng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt. Dựa trên nguồn số liệu điều tra và bằng phương pháp ma trận kết hợp với phương pháp chuyên gia, nghiên cứu này đã chỉ ra 5 chiến lược kinh doanh xây lắp mang tính khả thi ở miền Trung của Tổng Công ty Cổ phần sông Hồng giai đoạn 2011 – 2020: (1) chiến lược thâm nhập thị trường, (2) chiến lược phát triển sản phẩm, (3) chiến lược phát triển thị trường,(4) chiến lược kết hợp về phía trước và (5) chiến lược đa dạng hóa đồng tâm. Trong đó, chiến lược thâm nhập thị trường được các chuyên gia đánh giá mang tính khả thi cao với độ tin cậy, có khả năng hiện thực hóa trong tương lai. Hệ thống 5 nhóm giải pháp thực thi chiến lược này cũng đã được đưa ra có cơ sở khoa học. 1. Lời mở đầu Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn. Sức khỏe hiện tại của doanh nghiệp (DN) được đo lường qua các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN... Trong khi đó, triển vọng phát triển lớn mạnh của công ty lại phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược kinh doanh. Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng (TCTCPSH), là một doanh nghiệp có truyền thống về thi công xây lắp: xây dựng công trình, giám sát thi công, xây dựng và lắp đặt thiết bị, thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp. Với tiềm năng to lớn đó, trong những năm vừa qua, TCTCPSH đã mở rộng thị trường hoạt động trên khắp mọi vùng của đất nước, trong đó miền Trung với những đặc thù và lợi thế của mình là một thị trường tiềm năng cần xâm nhập và chiếm lĩnh. Và trên thực tế TCTCPSH đã thắng thầu và thực hiện có hiệu quả nhiều hạng mục công trình và dự án quan trọng từ khu kinh tế Vũng Áng Hà Tỉnh đến thành phố Đà Nẵng và các nơi khác. Tuy nhiên, trên góc độ tổng thể và lâu dài nhiều vấn đề đang được đặt ra cấp bách cần được sớm trả lời: - Chiến lược kinh doanh xây lắp của TCTCPSH ở miền Trung là gì? - Đâu là hướng ưu tiên, đâu là hướng kết hợp? - Hoạch định và lựa chọn, đánh giá chiến lược kinh doanh như thế nào? Và một 103 số vấn đề khác. Để giải đáp những câu hỏi trên, nghiên cứu này được tiến hành dựa trên nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính của Tổng công ty Cổ phần Sông Hồng và các nguồn số liệu liên quan khác: niên giám thống kê, sách, báo, tạp chí và internet; nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các chuyên gia và các đối tượng có liên quan đến việc đánh giá chiến lược kinh doanh của Tổng công ty sông Hồng ở miền Trung. Để hoạch định chiến lược kinh doanh, nghiên cứu này đã sử dụng nhiều phương pháp kết hợp, trong đó phương pháp ma trận (ma trận SWOT, ma trận GE, ma trận SPACE) kết hợp với phương pháp chuyên gia (tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành đánh giá và thẩm định chiến lược kinh doanh) là phương pháp chủ đạo. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Phân tích điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) của TCTCPSH trong lĩnh vực xây lắp ở miền Trung (phân tích ma trận SWOT) Để hình thành ma trận SWOT, nghiên cứu này bắt đầu từ việc phân tích môi trường kinh doanh, bao gồm môi trường vĩ mô (chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa…) và môi trường vi mô (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung ứng…); phân tích nội bộ Tổng công ty về nguồn nhân lực, tài chính, công nghệ và hoạt động marketing [2], [6], [9]. Từ thông tin bảng 1 có thể rút ra 5 chiến lược kết hợp: - Kết hợp (SO)1: hình thành chiến lược thâm nhập thị trường, phát huy tất cả điểm mạnh và cơ hội để từng bước mở rộng thị trường của Tổng công ty ở miền Trung. Đây là chiến lược phù hợp, cần ưu tiên. - Kết hợp (SO)2: hình thành chiến lược kết hợp về phía sau, đầu tư có hiệu quả nhưng đòi hỏi trình độ năng lực quản lý cao và hoạt động marketing mạnh nên cần cân nhắc, thận trọng. - Kết hợp (WO): hình thành chiến lược phát triển thị trường ở miền Trung, là thị trường tiềm năng, đẩy nhanh tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, phải tận dụng thuận lợi từ môi trường kinh doanh và khắc phục các điểm yếu của Công ty. - Kết hợp (ST): hình thành chiến lược phát triển sản phẩm, bằng cách đa dạng hóa các sản phẩm xây lắp của Tổng công ty, khai thác tốt lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần ở miền Trung. Đây cũng là một hướng chiến lược cần ưu tiên, nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả. - Kế hợp (WT): hình thành chiến lược kết hợp về phía trước. Hướng chiến lược này giúp Tổng công ty khắc phục các yếu điểm hiện tại về lao động lành nghề, hoạt động marketing. 104 Bảng 1. Ma trận SWOT của TCTCPSH trên địa bàn miền Trung Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) 1. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi. 1. Kế hoạch hó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp ma trận Chuyên gia hoạch định chiến lược Kinh doanh xây lắp Tổng Công ty Sông Hồng Lĩnh vực xây lắp Phân tích ma trậnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích ma trận GE/McKinsey của doanh nghiệp
16 trang 128 0 0 -
Tìm hiểu thuật toán Pagerank và ứng dụng
6 trang 48 0 0 -
35 trang 42 0 0
-
16 trang 36 0 0
-
Đề tài: Phân tích ma trận SWOT của nhà hàng Trùng Dương
5 trang 29 0 0 -
ĐỀ TÀI: Phân Tích Ma Trận BCG của VINAMILK
28 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
34 trang 24 0 0
-
Tiểu luận: Marketing phân tích SWOT công ty bánh kẹo Bibica
26 trang 24 0 0 -
50 trang 23 0 0