Danh mục

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG 4

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.43 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG 4Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 29 Năm Chí Nguyên thứ 29 (1292), thế tử An Nam Trần dâng biểu nói, vi thần sáu thước, xưa nhờ cha dạy về việc thần sự thiên triều, không được bỏ phế một việc hằng năm cống hiến. Kíp kíp mãi ghi ở lòng. Sở dĩ là sợ tội tiếm thiết, nên đặc biệt sai bọn trung lượng đại phu Nghiêm Trọng Duy, hữu vũ đại phu Trần Tử Trường vào tháng 9 năm Chí Nguyên thứ 27 (1290) phụng đem vật cống đến cửa khuyết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG 4 VĂN THƯ NGOẠI GIAO TRẦN NHÂN TÔNG 4Tờ biểu năm Chí Nguyên thứ 29Năm Chí Nguyên thứ 29 (1292), thế tử An Nam Trần dâng biểu nói, vi thần sáuthước, xưa nhờ cha dạy về việc thần sự thi ên triều, không được bỏ phế một việchằng năm cống hiến. Kíp kíp mãi ghi ở lòng. Sở dĩ là sợ tội tiếm thiết, nên đặc biệtsai bọn trung lượng đại phu Nghiêm Trọng Duy, hữu vũ đại phu Trần Tử Trườngvào tháng 9 năm Chí Nguyên thứ 27 (1290) phụng đem vật cống đến cửa khuyếtdâng hiến, trên để tỏ hết lòng thành thờ trời, dưới để nối chí tổ tiên. Kịp đến tháng2 năm nay, thiên sứ chính nghị đại phu Trương Hiển Khanh, phụng thuận đại phuBất Nhã Tiết Mục Nhi vâng đem chiếu trời và vật ban cùng Nghiêm Trọng Duytrở về tới tiểu quốc. Tông tộc, quan lại, bá tính kỳ l ão cả nước hớn hở bảo nhaurằng: “Thánh thiên tử đem lòng nhân mà thương vi thần, dùng trung thứ mà đãingười, thì chắc chắn đám sinh linh chúng ta thoát khỏi cảnh đồ thán.”(...)Thần và bá tính tiểu quốc khôn xiết kinh sợ. Việc đó, cha thần ngày còn sống, đãthường khiến sứ tâu lên, đúng vào lúc thần chưa dự vào chính sự, nên đó vốn làchỗ thần không biết, chớ không phải riêng dám qui lỗi cho cha thần, lại để tìmcách tự mình lại được khỏi tội. Vạn nhất mà thiên triều riêng rủ lòng khoan tha, thìđó là một điều may mắn cho thần. Nếu không thì đó là tội của thần đáng bị giết đikhông xiết.Đến việc bảo thần phải tự mình tới cửa khuyết, thánh thiên tử không tiếc vươngtước phù ấn, lại phong đất đai như cũ, thì thần với tôn tộc quan lại của tiểu quốc,hồn kinh sống lại, vía chết lại yên, vì cho rằng thiên triều, nếu không nghĩ tới, hácó thể giải đáp giống như thế ư? Cha ông của thần thời còn sống, thiên triều khencó lòng trung thành, thương chỗ xa xôi, bỏ ra ngoài mà không tính tới. Cho nên,năm Trung Thống thứ 12 (1269) đã có chiếu phong làm tước vương, ban cho phùấn, riêng ra lệnh: “Quân ta không vào nước ngươi, áo mũ lễ nhạc, không đổi tụccũ”. Tổ phụ của thần nhờ thế mà giữ được đầu cổ cho đến chết. Sinh linh đến naynhận ơn không ít.Đến đời cha thần, không may biên cương gây họa, nhưng việc thờ trên vẫn mộtlòng chung thủy không đổi. Kịp đến đời thần, mạo thay giữ đất, thẹn đ ược thiêntriều nghĩ tới tấm lòng của cô thần, lại biết thần sinh trưởng nơi góc xa, khôngthuộc thủy thổ, không quen nắng mưa. Các sứ thần của tiểu quốc đi lại thường vìlam chướng mà chết đến sáu, bảy. Nếu thần không thể tự lượng thì chỉ chết ở dọcđường, rốt không ích gì cho công việc. Vả lại, tiểu quốc là một nước mọi rợ,phong tục bạc ác, một ngày sống mà rời nhau thì anh em chắc không thể dung thứcho nhau.Thánh thiên tử có lòng nuôi vật, có dạ thương côi, thì một bề tôi của tiểu quốc c ònkhông nỡ bỏ sót. Huống nữa, cha ông của thần đời đời thờ vua, mà vội vàng trongmột ngày nỡ khiến cho xương cốt chóng phơi, xã tắc trở thành gò đống ư ?Than ôi! Người đời nếu có kẻ được gặp mặt thánh, thì ở trong sách Phật gọi đó làphước lớn, còn sách Nho thì gọi đó là chuyện ngàn năm một thuở. Thần há khôngmuốn xem quang cảnh th ượng quốc, thân mình được tắm gội ơn vua, mà đã vộitrái mệnh để chuốc lấy họa ư? Trời trên soi tỏ. Thật tình, vì thường tham sống sợchết, thần xa cách thiên triều mà mắc tội ở góc trời thì sự che chở khoan dung chỉcậy có bệ hạ sáng như trời trăng, lượng như thiên địa. Nếu không, dồn hết nước cảbốn biển cũng không đủ để rửa sạch tội của thần.Thần nói hết lời, như gan phổi bày ra. Kính mong bệ hạ thương xót kẻ cô độc này,nghĩ tới sự khốn cùng của nó mà xét cho lòng cô trung của vi thần, tha tội nặngcủa vi thần, giúp vi thần được tạm kéo dài hơi tàn để hết lòng thành thờ kẻ lớn, bátính mỗi giữ được tính mạng để hưởng lấy đức hiếu sinh. Há chỉ vi thần thịt nátxương tan, khôn có thể mong báo ơn vua trong muôn một, mà cùng khắp hết gầmtrời, muôn miệng một lời cùng chúc tuổi vua muôn ức.Thư ngày 13 tháng giêng năm Chí Nguyên thứ 30 (1293)Cô tử gửi thư cho thiên sứ đại tướng quân trướng hạ. Nay xét xe sứ mới đến, đầythành xuân khí lung linh, liền biết có ý mới sinh, bút báo dạy răn để đón tiếp chiếutrời. Việc đủ để ghi nhận, hết lòng nhớ nghĩ. Cảm động lắm, cảm động lắm.Lễ đón chiếu trời, từ xưa đã có. Từ ngày cha ông qui thuận đến nay đã định thànhlệ thường, huống chi thân này dám mà không làm theo hết. Bèn kính cẩn đặc saibề tôi chấp chính của bản quốc là Lê Khắc Phục ra tới biên cương xa đón. Đến ởtrong nước, lễ tiếp được khiến dàn bày, tới ngày những mong rủ xuống những lờigiáo huấn. Sơn lam chướng khí, e chẳng phải đất để có thể ở lâu dài. Nghĩ mongsớm được có lời bảo ít nhiều để an ủi lòng ngóng trông đau đáu. Kính đưa thư đápnày, rất mong xét nghĩ, khôn nói xiết hết.Thư ngày 21 tháng 2 năm Chí Nguyên thứ 30 (1293)Cô tử viết thư lại cho thiên sứ đại tướng công các hạ. Cô thẹn được bút hoa củangài đáp lại, rủ xuống tấm lòng hết sức dạy dỗ yêu thương. Thật cảm kích ...

Tài liệu được xem nhiều: