Vi sinh vật phân giải cellulose mạnh trong sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp và ảnh hưởng của chúng đối với giống lạc L14 tại Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vi sinh vật phân giải cellulose mạnh trong sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp và ảnh hưởng của chúng đối với giống lạc L14 tại Hương Trà, Thừa Thiên HuếTạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN 2588–1191Tập 127, Số 3B, 2018, Tr. 5–19; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4483VI SINH VẬT PHÂN GIẢI CELLULOSE MẠNHTRONG SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨMNÔNG NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐỐI VỚIGIỐNG LẠC L14 TẠI HƯƠNG TRÀ, THỪA THIÊN HUẾNguyễn Thị Thu Thủy*, Nguyễn Tiến LongTrường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt NamTóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tuyển chọn được chủng xạ khuẩn 22TH và vi khuẩn NH1 cókhả năng phân giải cellulose mạnh. Tiếp đến, 2 chủng vi sinh vật này được phối trộn với chất mang làcám gạo và bột bắp theo tỷ lệ 1:3 với 50 ml nước cất thanh trùng cho 1 kg. Ủ phân hữu cơ từphế phụ phẩm nông nghiệp với hỗn hợp trên và so sánh chất lượng phân bón, khả năng phân giảicellulose với công thức không bổ sung hỗn hợp vi sinh vật (mẫu đối chứng). Kết quả cho thấy ủphế phụ phẩm nông nghiệp với hai chủng vi sinh vật tuyển chọn cho hàm lượng cellulose giảm 55,87 %so với đối chứng và hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều tăng hơn so với đối chứng. Thử nghiệm ảnhhưởng của các liều lượng phân ủ khác nhau đến giống lạc L14 tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huếcho thấy bón 8 hoặc 9 tấn phân hữu cơ ủ/ha có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng, phát triển và năngsuất thực thu của giống lạc L14. Phân tích di truyền phân tử cho thấy chủng xạ khuẩn 22TH đồng hình100 % với loài Streptomyces olivochromogenes và chủng vi khuẩn NH1 đồng hình 99 % với loài Bacillusamyloliquefaciens.Từ khóa: cellulose, phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, giống lạc L141Đặt vấn đềHiện nay, vấn đề ô nhiễm ở vùng nông thôn đang ở mức đáng báo động, không chỉ từviệc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học mà còn một phần ảnh hưởngkhông nhỏ từ việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp chưa hợp lý. Sau mùa thu hoạch, hầuhết phụ phẩm từ rơm rạ, rễ, thân cây… thường bị vứt lại hoặc đốt trên đồng ruộng gây ô nhiễmmôi trường trầm trọng. Ở khía cạnh môi trường, phế phụ phẩm nông nghiệp là một nguồn tàinguyên. Việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ là giải pháp tối ưu hiệnnay vì vừa giảm chất thải lại vừa tận dụng để làm phân hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho câytrồng [11].Việc xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng công nghệ vi sinh, đặc biệt sử dụng cácenzyme cellulase, peroxidase ngoại bào từ vi sinh vật đem lại rất nhiều lợi ích [10]. Các loài visinh vật này đều có sẵn trong tự nhiên mà số lượng rất phong phú [3]. Chúng thuộc nhóm nấm* Liên hệ: nguyenthithuthuy@huaf.edu.vnNhận bài: 12–9–2017; Hoàn thành phản biện: 16–10–2017; Ngày nhận đăng: 01–11–2017Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Tiến Longsợi, xạ khuẩn, vi khuẩn và trongTập 127, Số 3B, 2018một số trường hợp còn thấy cả nấm men cũng tham gia quátrình phân giải này. Các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã nghiên cứu tuyển chọnđược nhiều loài vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo mạnh nhằm ứng dụng trong phânhủy phế phụ phẩm nông lâm nghiệp thành phân hữu cơ trả lại cho đất [1]; [9]; [7].Như vậy, việc nghiên cứu tuyển chọn các vi sinh vật có khả năng phân giải phế phụphẩm nông nghiệp làm cơ chất để sản xuất phân hữu cơ sẽ đem lại nhiều lợi ích. Một mặt, vừagiảm ô nhiễm môi trường nông thôn, giảm phát thải khí nhà kính; mặt khác, cung cấp nguồndinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Do đó việc tiến hành nghiên cứu tuyển chọn các chủng visinh vật phân giải cellulose mạnh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nôngnghiệp và nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đối với giống lạc L14 là cần thiết và có ý nghĩaquan trọng.22.1Vật liệu và phương phápVật liệu– 2 chủng nấm 16XC, 2 chủng xạ khuẩn 17TH và 22TH, 1 chủng vi khuẩn NH1 đã tuyểnchọn và bảo quản tại Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế.– Phế thải nông nghiệp bao gồm: Rơm rạ sau khi thu hoạch, bèo tây, thân ngô, lạc đậu.Trong đó rơm rạ, thân ngô, lạc, đậu được thu ở các hộ nông dân và bèo tây được thu ở các ao hồtại Hương Trà, Thừa Thiên Huế.– Giống lạc L14: do trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ - Viện Cây lương thực vàCây thực phẩm chon lọc.2.2Phương phápXác định khả năng phân giải cellulose của các chủng nấm, xạ khuẩn và vi khuẩnKhả năng phân giải cellulose của các chủng vi sinh vật được xác định bằng phương phápkhuếch tán enzyme cellulaze trên môi trường thạch đĩa (agar, CMC), nhuộm dung dịch Congođỏ và đo đường kính vòng phân giải [12]; [4].Ủ phế phụ phẩm nông nghiệp có sử các chủng vi sinh vật tuyển chọn– Nguyên liệu phế phụ phẩm bao gồm 200 kg rơm rạ, phế thải sau trồng nấm; 120 kg bèotây; 80 kg thân cây ngô, đậu, lạc.– Tạo hỗn hợp vi sinh vật: tiến hành cấy xạ khuẩn 22TH và vi khuẩn NH1 vào chất manglà cám gạo và bột bắp (tỷ lệ 3:1) với 50 ml nước cất vô trùng cho 1 kg. Tiến hành nuôi ở nhi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phụ phẩm nông nghiệp Giống lạc L14 Phân hữu cơ Vi sinh vật phân giải cellulose Ủ phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
76 trang 126 3 0
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ.
10 trang 94 0 0 -
5 trang 42 0 0
-
Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi: Chương 6 - TS. Nguyễn Đình Tường
63 trang 36 0 0 -
Nghiên cứu một số loại giá thể trồng hoa Cúc vạn thọ (Tagetes erecta) tại Tp. Tuy Hòa, Phú Yên
8 trang 25 1 0 -
Giáo trình Thức ăn gia súc: Phần 1
65 trang 25 0 0 -
Sản xuất giá thể từ rác thải sinh hoạt và phụ phẩm nông nghiệp
8 trang 24 0 0 -
Hướng dẫn cách sử dụng phân bón
154 trang 23 0 0 -
Phân vi sinh và phân hữu cơ, phân ủ
70 trang 22 0 0 -
Phân vi sinh và phân hữu cơ, phân ủ
70 trang 22 0 0 -
Đề tài: ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT XĂNG SINH HỌC
22 trang 22 0 0 -
Giáo trình Thức ăn gia súc - PGS.TS. Lê Đức Ngoan (chủ biên)
152 trang 21 0 0 -
(Biogas) bón cho cây trồng - Sử dụng phân bón từ phụ phẩm khí sinh học: Phần 1
51 trang 20 0 0 -
Ebook Các loại Phân hữu cơ, phân vi sinh và phân ủ
74 trang 20 0 0 -
5 trang 20 0 0
-
Đánh giá chất lượng đất ở các mô hình bón phân hữu cơ trên đất trồng bưởi ở Hậu Giang
9 trang 19 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng sắn
6 trang 19 0 0 -
Giáo trình Nông hóa học: Phần 2 - PTS. Nguyễn Ngọc Nông
91 trang 18 0 0 -
Cách sử dụng phân bón (Tái bản lần thứ 3): Phần 2
83 trang 18 0 0 -
Nghiên cứu ứng dụng than sinh học chế tạo từ phụ phẩm nông nghiệp để xử lý ô nhiễm asen trong nước
7 trang 18 0 0