Xây dựng cơ sở học liệu cho việc dạy và học phần thiên văn và quang học trong môn tự nhiên và xã hội ở bậc tiểu học
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng cơ sở học liệu cho việc dạy và học phần thiên văn và quang học trong môn tự nhiên và xã hội ở bậc tiểu học Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN THIÊN VĂN VÀ QUANG HỌC TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở BẬC TIỂU HỌC Phạm Ngọc Quế Anh, (Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Tiểu học) Tạ Hoàng Anh Khoa, Nguyễn Thanh Huy (Sinh viên năm 3, Khoa Vật lí) GVHD: ThS Nguyễn Thị Hảo TÓM TẮT Kiến thức về quang học và thiên văn học là những tri thức không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên của trẻ tiểu học. Tuy nhiên, với những kiến thức quang học và thiên văn trừu tượng, việc ôn tập kiến thức để chuẩn bị giảng dạy cũng như thiết kế bài giảng điện tử sao cho phù hợp với học sinh tiểu học là một trong những băn khoăn trăn trở của người giáo viên. Một cơ sở dữ liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học kiến thức thiên văn và quang học trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học thật sự cần thiết. Cơ sở dữ liệu trong đề tài này được xây dựng bao gồm một hệ thống thư viện điện tử trong đó tổng hợp các kiến thức cần thiết về thiên văn và quang học trong công tác giảng dạy ở tiểu học, cùng với một số bài giảng mẫu bằng trình chiếu powerpoint, các tranh ảnh động và tĩnh, mô hình thực tế và thí nghiệm ảo làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để chọn lọc và áp dụng vào bài giảng của mình để tăng tính sinh động và hiệu quả giảng dạy. Từ khóa: cơ sở học liệu, thiên văn và quang học, Tự nhiên và Xã hội, tiểu học. 1. Giới thiệu Trong bộ môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học, những kiến thức về quang học và thiên văn học là những tri thức không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên của trẻ tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa có những tài liệu nào thống nhất về nội dung của phần Thiên văn và Quang học trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học, hoặc nếu có là những tài liệu nước ngoài chưa phổ biến ở Việt Nam. Song song đó, với việc phát triển tâm lí của lứa tuổi tiểu học, các em tiếp nhận kiến thức bằng tư duy trực quan nên đòi hỏi hình ảnh dạy học phải trực quan, sinh động. Tuy nhiên sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội cấp tiểu học vẫn còn các hình ảnh lạc hậu, chưa thật sự bắt mắt và sinh động. Các giáo viên chủ yếu tương tác với học sinh qua sách giáo khoa mà chưa có sử dụng các mô hình, dụng cụ thí nghiệm. Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ là công cụ đắc lực cho giáo viên, nhưng vẫn còn khá nhiều giáo viên khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin và ngoại ngữ. 192 Năm học 2016 - 2017 Để giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên thì đề tài “Xây dựng cơ sở học liệu cho việc dạy và học phần Thiên văn và Quang học trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học” sẽ tạo nguồn dữ liệu điện tử, mô hình dạy học để các giáo viên tiểu học, giảng viên, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học ở các trường sư phạm tham khảo, sử dụng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ sở dữ liệu bao gồm các mô hình, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh, poster, dữ liệu điện tử thuộc phần Thiên văn và Quang học môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Kiến thức vật lí phần Thiên văn và Quang học môn Tự nhiên và Xã hội khối lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học khối lớp 4, 5, tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học, phương tiện dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu học. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở vật lí dùng trong môn Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học Các kiến thức sử dụng cho chương trình bậc tiểu học, phần Thiên văn: tổng quan Thiên hà; Hệ Mặt Trời; Mặt Trời; Mặt Trăng; Sao và Trái Đất với chuyển động của nó. [1], [3], [5], [10], [11]. Trong phần Quang học, các kiến thức sử dụng cho bậc tiểu học: các định luật về ánh sáng: truyền thẳng, phản xạ; bản chất của ánh sáng; mắt; nguồn sáng – vật sáng; bóng tối. [9], [12], [13]. 2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ tiểu học [2], [4], [7], [8] Sự phát triển tâm lí của trẻ tiểu học và các đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này đặc trưng bởi những đặc điểm của hoạt động nhận thức và đặc điểm về xã hội và nhân cách. Nghiên cứu những đặc điểm ấy để rút ra những điều cần lưu ý khi thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với thực tế phát triển tâm lí của trẻ tiểu học, phát huy tối đa năng lực và sự sáng tạo của trẻ. 2.3. Phương tiện dạy học kiến thức Tự nhiên và Xã hội ở bậc tiểu học [7] Trong phần này sẽ nghiên cứu về: khái niệm phương tiện dạy học kiến thức khoa học tự nhiên, vai trò của các phương tiện dạy học ấy đối với học sinh và đối với giáo viên. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ sở học liệu Nghiên cứu khoa học sinh viên Học phần Thiên văn và quang học Môn Tự nhiên và xã hội Bậc tiểu học Trẻ tiểu họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 591 5 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 253 2 0 -
12 trang 152 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 120 0 0 -
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
10 trang 91 0 0
-
7 trang 49 0 0
-
Nghiên cứu hiệu ứng quang xúc tác và khả năng hấp phụ Cr (VI) của vật liệu Nanocomposite ZnO – CuO
7 trang 47 0 0 -
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị
6 trang 43 0 0 -
Giáo trình Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học các môn về tự nhiên và xã hội: Phần 1
54 trang 41 0 0 -
Nhận dạng tiếng Việt trên hệ điều hành android
13 trang 31 0 0 -
Kinh tế tuần hoàn: Xu hướng phát triển cho kinh tế Việt Nam
4 trang 28 0 0 -
Phương pháp học đại học: Phần 2
96 trang 28 0 0 -
7 trang 27 0 0
-
Nghiên cứu lỗi sai của sinh viên Việt Nam khi học tập câu ghép tiếng Hán
12 trang 27 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Định thời điểm thị trường bằng chiến lược trung bình di động
70 trang 24 0 0 -
Thanh toán ví điện tử - Cơ hội và thách thức
3 trang 24 0 0 -
Sử dụng câu đố trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội
9 trang 24 0 0 -
Mẫu Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học
14 trang 23 0 0 -
8 trang 23 0 0