10 bước nhằm tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
Số trang: 1
Loại file: pdf
Dung lượng: 147.21 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chỉ dẫn về cách đứng đầu các kết quả tìm kiếm trên mạng. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ có trang web ngày nay không có kiến thức chuyên môn để tối ưu hóa nội dung và tần số xuất hiện trên mạng của họ. Cá nhân tôi có giải quyết những vấn đề marketing trên internet—SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), PPC (quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), marketing qua thư điện tử, sáng tạo ý tưởng—hàng ngày, và tôi luôn bị ngạc nhiên khi thấy nhiều doanh nghiệp chẳng hiểu đến cả...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 bước nhằm tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm 10 bước nhằm tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Chỉ dẫn về cách đứng đầu các kết quả tìm kiếm trên mạng. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ có trang web ngày nay không có kiến thức chuyên môn để tối ưu hóa nội dung và tần số xuất hiện trên mạng của họ. Cá nhân tôi có giải quyết những vấn đề marketing trên internet—SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), PPC (quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), marketing qua thư điện tử, sáng tạo ý tưởng—hàng ngày, và tôi luôn bị ngạc nhiên khi thấy nhiều doanh nghiệp chẳng hiểu đến cả ý nghĩa của SEO, chưa nói đến biết cách tiếp cận nó. Trong một đại dương những trang web—từ các trang thương mại điện tử, truyền thông đại chúng và thông tin đến các trang blog và phổ biến kiến thức—hầu hết các chủ trang web đều sử dụng phương pháp tiếp cận cơ bản đối với việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Họ đăng ký trang web vào hơn 200 công cụ tìm kiếm và nhồi nhét thật nhiều từ khóa và tên miền có thể liên quan đến trang web. Một số người lại vào các blog và diễn đàn—dù có liên quan hoặc không—và bắt đầu “câu” các đường dẫn (tạo những bài trả lời trên forum một cách ngẫu nhiên, không lấy gì làm trí tuệ và đưa ra các đường dẫn quay lại trang web của họ). Thậm chí tệ hơn, họ trả tiền cho các công ty để thực hiện hoạt động vô bổ này. Tiếp theo, nếu việc này không hiệu quả, họ sẽ mua một cuốn sách về marketing, áp dụng tất cả các thủ thuật và ngồi đợi, hy vọng điều gì đó sẽ xảy ra. Thường thì điều này sẽ do một chuyên gia công nghệ thông tin đảm nhiệm – người được giao trách nhiệm tối ưu hóa trang web của công ty, một việc không nằm trong lịch trình hàng ngày cũng như khoảng kiến thức của họ. Thay vì những việc làm cẩu thả đó, bạn cần có lòng quyết tâm mạnh mẽ và lâu dài đối với SEO và phải luôn luôn trụ vững ở vị trí đầu các công cụ tìm kiếm. Google, công cụ tìm kiếm hàng đầu—và là công cụ bạn phải tối ưu hóa vì nó— xử lý hơn 50% lượt tìm kiếm và sử dụng hơn 100 thuật toán để tìm và quản lý nội dung the HTML ('những nhân tố trên trang web'), các hồ sơ bên ngoài ('những nhân tố ngoài trang web'), cấu trúc các đường link, mức độ phổ biến và danh tiếng, cũng như tính toán xếp hạng trang web ở PageRank (một hệ thống bầu chọn trang web phức tạp) và các web bot. Nội dung được thu thập từ các trang web hỗ trợ tìm kiếm theo kiểu spidering được lưu trữ vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ (được gọi là “danh mục”) trên một mạng lưới hùng hậu các máy tính nối mạng. Google đánh giá tất cả các thành tố trên để chấm điểm tổng, và nếu bạn đã tối ưu hóa tốt trên mọi lĩnh vực và đã rà soát các đối thủ cạnh tranh cùng chiến thuật của họ (tôi sẽ nói đến cách thực hiện điều này trong một bài báo tới đây), bạn có thể và sẽ xếp hạng cao đối với các cụm từ khóa cạnh tranh khá cao. Mặc dù vậy bạn cần phải nhận ra rằng cụm từ của bạn càng cạnh tranh, bạn càng phải tốn nhiều thời gian— nhưng vẫn có thể đạt đến thành công. Làm thế nào để đứng hàng đầu kết quả tìm kiếm Sau đây là bản kế hoạch 10 bước nhằm cải thiện tần số xuất hiện của trang web và tăng tính thân thiện đối với công cụ tìm kiếm. Năm bước đầu tiên đề cập đến các bộ phận của mã HTML trang web của bạn, còn năm bước sau có tính trừu tượng hơn. Tổng hợp lại, chúng bổ sung thêm cho sanh sách “những việc phải làm” để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. 1. Tag tiêu đề • Đây là yếu tố quan trọng hơn cả. Nếu bạn thiết lập được tag tiêu đề phù hợp, và đó là một cụm từ đủ độc đáo, chỉ vậy thôi bạn cũng có thể được xếp ở trang kết quả tìm kiếm đầu tiên rồi. • Viết các từ khóa của bạn ngay ở đầu tiêu đề, và đặt tên công ty sau cùng— trừ phi bạn là Coca-Cola, hoặc có một thương hiệu hùng mạnh nào khác. 2. Các tag Meta • Mô tả--. Hãy đặt mô tả nội dung trang web của bạn giữa hai dấu ngoặc kép bỏ trống với một lời kêu gọi hành động như: 'Đăng ký tại đây,' hoặc 'Hãy gọi cho chúng tôi số 800 XXX-XXXX.' • Các từ khóa--. Đặt các từ khóa của bạn giữa hai dấu ngoặc kép sau “nội dung”, tách biệt nhau bằng dấu phẩy. Google không quan tâm đến điều này nhưng các công cụ tìm kiếm khác vẫn xét đến nó. 3. Các tag Header • H1--Tag HTML này nên chứa những từ khóa chính yếu của bạn, mỗi cái một trang. • H2--Tag HTML này nên chứa những biến thể của các từ khóa. 4. Phần thân • Nội dung—Sử dụng nội dung phù hợp với những từ khóa trên trang web của bạn. Bạn nên có từ 400 đến 800 từ trên mỗi trang là lý tưởng. • In đậm—Chèn các từ khóa in đậm phù hợp với chủ đề của trang. • Tạo một blog--Wordpress là một blog rất hay mà lại miễn phí và có thể tối ưu hóa dễ dàng qua các tích hợp. Sau đó, hãy viết bài hai lần mỗi tuần. 5. Liên kết • Sử dụng các đường link và văn bản neo để tạo sự phổ biến và danh tiếng cho các từ khóa (ví dụ: đừng chỉ tạo đường link “Nhấp chuột vào đây” mà hãy tạo đường link hay hơn, ví dụ như “Tải tài liệu về máy ảnh kỹ thuật số tại đây”). • Các link nội bộ (liên kết đến các trang khác trên web của bạn) • Các link ngoài (bạn liên kết tới một trang web khác cũng về chủ đề của bạn) • Các link tương hỗ (tham gia việc trao đổi liên kết và đối tác liên hệ để trao đổi các đường link) • Các link một chiều (khi các trang web khác liên kết đến blog, các thông cáo báo chí hay bài báo của bạn) thường hữu hiệu hơn các link ngoài hay tương hỗ. • Đối với một số link nội bộ, hãy sử dụng 'rel=nofollow' trong mã để tránh để mất xếp hạng trang vào những trang kém quan trọng hơn như “Giới thiệu”, “Liên hệ” và “Chính sách bảo mật”. 6. Tên miền • Nếu bạn mở một trang web mới, hãy cố gắng lấy được một địa chỉ URL đã lập sẵn (thậm chí mua nó nếu cần). • Sử dụng các từ khóa trong một tên miền dễ nhớ. Google ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
10 bước nhằm tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm 10 bước nhằm tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Chỉ dẫn về cách đứng đầu các kết quả tìm kiếm trên mạng. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ có trang web ngày nay không có kiến thức chuyên môn để tối ưu hóa nội dung và tần số xuất hiện trên mạng của họ. Cá nhân tôi có giải quyết những vấn đề marketing trên internet—SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), PPC (quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột), marketing qua thư điện tử, sáng tạo ý tưởng—hàng ngày, và tôi luôn bị ngạc nhiên khi thấy nhiều doanh nghiệp chẳng hiểu đến cả ý nghĩa của SEO, chưa nói đến biết cách tiếp cận nó. Trong một đại dương những trang web—từ các trang thương mại điện tử, truyền thông đại chúng và thông tin đến các trang blog và phổ biến kiến thức—hầu hết các chủ trang web đều sử dụng phương pháp tiếp cận cơ bản đối với việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Họ đăng ký trang web vào hơn 200 công cụ tìm kiếm và nhồi nhét thật nhiều từ khóa và tên miền có thể liên quan đến trang web. Một số người lại vào các blog và diễn đàn—dù có liên quan hoặc không—và bắt đầu “câu” các đường dẫn (tạo những bài trả lời trên forum một cách ngẫu nhiên, không lấy gì làm trí tuệ và đưa ra các đường dẫn quay lại trang web của họ). Thậm chí tệ hơn, họ trả tiền cho các công ty để thực hiện hoạt động vô bổ này. Tiếp theo, nếu việc này không hiệu quả, họ sẽ mua một cuốn sách về marketing, áp dụng tất cả các thủ thuật và ngồi đợi, hy vọng điều gì đó sẽ xảy ra. Thường thì điều này sẽ do một chuyên gia công nghệ thông tin đảm nhiệm – người được giao trách nhiệm tối ưu hóa trang web của công ty, một việc không nằm trong lịch trình hàng ngày cũng như khoảng kiến thức của họ. Thay vì những việc làm cẩu thả đó, bạn cần có lòng quyết tâm mạnh mẽ và lâu dài đối với SEO và phải luôn luôn trụ vững ở vị trí đầu các công cụ tìm kiếm. Google, công cụ tìm kiếm hàng đầu—và là công cụ bạn phải tối ưu hóa vì nó— xử lý hơn 50% lượt tìm kiếm và sử dụng hơn 100 thuật toán để tìm và quản lý nội dung the HTML ('những nhân tố trên trang web'), các hồ sơ bên ngoài ('những nhân tố ngoài trang web'), cấu trúc các đường link, mức độ phổ biến và danh tiếng, cũng như tính toán xếp hạng trang web ở PageRank (một hệ thống bầu chọn trang web phức tạp) và các web bot. Nội dung được thu thập từ các trang web hỗ trợ tìm kiếm theo kiểu spidering được lưu trữ vào các cơ sở dữ liệu khổng lồ (được gọi là “danh mục”) trên một mạng lưới hùng hậu các máy tính nối mạng. Google đánh giá tất cả các thành tố trên để chấm điểm tổng, và nếu bạn đã tối ưu hóa tốt trên mọi lĩnh vực và đã rà soát các đối thủ cạnh tranh cùng chiến thuật của họ (tôi sẽ nói đến cách thực hiện điều này trong một bài báo tới đây), bạn có thể và sẽ xếp hạng cao đối với các cụm từ khóa cạnh tranh khá cao. Mặc dù vậy bạn cần phải nhận ra rằng cụm từ của bạn càng cạnh tranh, bạn càng phải tốn nhiều thời gian— nhưng vẫn có thể đạt đến thành công. Làm thế nào để đứng hàng đầu kết quả tìm kiếm Sau đây là bản kế hoạch 10 bước nhằm cải thiện tần số xuất hiện của trang web và tăng tính thân thiện đối với công cụ tìm kiếm. Năm bước đầu tiên đề cập đến các bộ phận của mã HTML trang web của bạn, còn năm bước sau có tính trừu tượng hơn. Tổng hợp lại, chúng bổ sung thêm cho sanh sách “những việc phải làm” để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. 1. Tag tiêu đề • Đây là yếu tố quan trọng hơn cả. Nếu bạn thiết lập được tag tiêu đề phù hợp, và đó là một cụm từ đủ độc đáo, chỉ vậy thôi bạn cũng có thể được xếp ở trang kết quả tìm kiếm đầu tiên rồi. • Viết các từ khóa của bạn ngay ở đầu tiêu đề, và đặt tên công ty sau cùng— trừ phi bạn là Coca-Cola, hoặc có một thương hiệu hùng mạnh nào khác. 2. Các tag Meta • Mô tả--. Hãy đặt mô tả nội dung trang web của bạn giữa hai dấu ngoặc kép bỏ trống với một lời kêu gọi hành động như: 'Đăng ký tại đây,' hoặc 'Hãy gọi cho chúng tôi số 800 XXX-XXXX.' • Các từ khóa--. Đặt các từ khóa của bạn giữa hai dấu ngoặc kép sau “nội dung”, tách biệt nhau bằng dấu phẩy. Google không quan tâm đến điều này nhưng các công cụ tìm kiếm khác vẫn xét đến nó. 3. Các tag Header • H1--Tag HTML này nên chứa những từ khóa chính yếu của bạn, mỗi cái một trang. • H2--Tag HTML này nên chứa những biến thể của các từ khóa. 4. Phần thân • Nội dung—Sử dụng nội dung phù hợp với những từ khóa trên trang web của bạn. Bạn nên có từ 400 đến 800 từ trên mỗi trang là lý tưởng. • In đậm—Chèn các từ khóa in đậm phù hợp với chủ đề của trang. • Tạo một blog--Wordpress là một blog rất hay mà lại miễn phí và có thể tối ưu hóa dễ dàng qua các tích hợp. Sau đó, hãy viết bài hai lần mỗi tuần. 5. Liên kết • Sử dụng các đường link và văn bản neo để tạo sự phổ biến và danh tiếng cho các từ khóa (ví dụ: đừng chỉ tạo đường link “Nhấp chuột vào đây” mà hãy tạo đường link hay hơn, ví dụ như “Tải tài liệu về máy ảnh kỹ thuật số tại đây”). • Các link nội bộ (liên kết đến các trang khác trên web của bạn) • Các link ngoài (bạn liên kết tới một trang web khác cũng về chủ đề của bạn) • Các link tương hỗ (tham gia việc trao đổi liên kết và đối tác liên hệ để trao đổi các đường link) • Các link một chiều (khi các trang web khác liên kết đến blog, các thông cáo báo chí hay bài báo của bạn) thường hữu hiệu hơn các link ngoài hay tương hỗ. • Đối với một số link nội bộ, hãy sử dụng 'rel=nofollow' trong mã để tránh để mất xếp hạng trang vào những trang kém quan trọng hơn như “Giới thiệu”, “Liên hệ” và “Chính sách bảo mật”. 6. Tên miền • Nếu bạn mở một trang web mới, hãy cố gắng lấy được một địa chỉ URL đã lập sẵn (thậm chí mua nó nếu cần). • Sử dụng các từ khóa trong một tên miền dễ nhớ. Google ...
Gợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 825 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 557 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 529 9 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 500 9 0 -
6 trang 473 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 410 7 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 364 4 0 -
5 trang 359 1 0
-
7 trang 355 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 319 6 0