Danh mục

Ba sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp niêm yết

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.70 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết thúc năm 2012, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã phải đau xót thừa nhận những sai lầm chiến lược của mình trong những năm qua mà chỉ khi nền kinh tế suy thoái mới bộc lộ hết những hậu quả khôn lường. Ba sai lầm dưới đây có thể coi là lớn nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp niêm yết Ba sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp niêm yết Kết thúc năm 2012, nhiều doanh nghiệp niêm yết đã phải đau xót thừa nhận những sai lầm chiến lược của mình trong những năm qua mà chỉ khi nền kinh tế suy thoái mới bộc lộ hết những hậu quả khôn lường. Ba sai lầm dưới đây có thể coi là lớn nhất. Ào ạt 'nhảy' vào lĩnh vực đầu tư tài chính Đầu tư tài chính là một hình thức đầu tư chủ yếu thông qua hình thức góp vốn (mua cổ phần) thành lập doanh nghiệp lần đầu, mua, bán cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá, mua lại cổ phần, sáp nhập doanh nghiệp. Trên thế giới, các tổ chức đầu tư tài chính là các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, các cá nhân, tổ chức kinh doanh chứng khoán. Tại Việt Nam, những năm qua, gần như tất cả các công ty niêm yết đều thực hiện đầu tư tài chính, đầu tư lớn nhất là các ngân hàng thương mại hoạt động như một ngân hàng đầu tư và các công ty tài chính, công ty chứng khoán hoạt động ngầm giống như một ngân hàng đầu tư. Các công ty niêm yết thường đầu tư tài chính bằng cách: thành lập một phòng, ban chuyên trách phụ trách về việc đầu tư tài chính, liên kết với một công ty khác để đầu tư tài chính và cách phổ biến nhất hiện nay là thành lập một công ty con chuyên về đầu tư tài chính. Do đầu tư tài chính mang lại lợi nhuận rất nhanh và rất lớn trong thời gian ngắn nên nhiều công ty còn đi vay ngân hàng với lãi suất cao để đầu tư tài chính trong khi vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành nghề kinh doanh cốt lõi của mình đang thiếu trầm trọng. Điển hình nhất là “đầu tàu” trong ngành bất động sản: Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – Công ty Cổ phần (mã KBC-HOSE). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2012, công bố ngày 14/11/2012 (hiện chưa có ước tính kết quả kinh doanh năm 2012), quý 3/2012 với doanh thu giảm 66%, đạt 13,8 tỷ đồng, trong đó, đặc biệt là doanh thu tài chính s ụt mạnh, giảm tới 87%, chỉ còn 8,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm hơn 138 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước chỉ lỗ 15,77 tỷ đồng), lũy kế 9 tháng đầu năm lỗ lên đến 233 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lã 21,59 tỷ đồng. Trong quý 3, KBC đã thoái sạch 26,5 triệu và 30 triệu cổ phần tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (WEB) và Công ty Cổ phần phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Nam Việt. Đặc biệt, tính đến 30/9/2012, tồn kho vọt lên tới 1.200 tỷ đồng, tăng 255 tỷ đồng so với đầu năm. Theo một số chuyên gia phân tích tài chính, nguyên nhân chính làm cho KBC sa sút nghiêm trọng là các khoản đầu tư tài chính dài hạn rất “khủng” bằng vốn vay ngân hàng và phát hành trái phiếu. Tại ngày 30/9/2012, KBC đầu tư vào 6 công ty liên kết 505 tỷ đồng và đầu tư vào 17 công ty (từ công ty cổ phần đầu tư tài chính, đại học, năng lượng, khoáng sản, khu công nghiệp... và cả 2 ngân hàng) với số tiền lên tới 1.065 tỷ đồng (chưa kể góp vốn vào công ty con). Để có số tiền rất lớn đầu tư tài chính, tính đến 30/9, KBC vẫn còn nợ dài hạn 3.841 tỷ đồng, trong đó nợ vay 3 ngân hàng 837 tỷ và nợ 3.000 tỷ đồng trái phiếu do KBC phát hành cho 4 ngân hàng: Vietinbank 700 tỷ, BIDV 500 tỷ, WesternBank và NVB 1.800 tỷ đồng trái phiếu. Phát triển quá 'nóng' Trong khối doanh nghiệp nhà nước, những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lập kỷ lục về đẻ công ty con, công ty cháu kinh doanh c ùng ngành giống nhau và kinh doanh trái ngành từ “vốn mồi” của Nhà nước (công ty mẹ) với giá lúc thành lập chỉ có 1.0, rồi sau đó ào ạt lên sàn, đẩy giá lên tới 5 chấm đến 9 chấm, bán ra từ từ, nghi vấn để trục lợi cá nhân mà chỉ những người “có tóc” mới làm được. Điển hình là Tập đoàn Dầu khí và Tập đoàn Sông Đà. Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, việc phát triển quá nóng, đẻ công ty con và dự án như gà để trứng chủ yếu sử dụng vốn vay ngân hàng. Hai trường hợp điển hình: Trong những ngày cuối cùng của năm 2012, giới kinh doanh chứng kiến Mai Linh, một đại gia vận tải hành khách, bị vỡ nợ. Mai Linh dự tính bán hơn 1.000 xe trong số 12.000 xe đang hoạt động để thu hồi về 200-300 tỷ đồng dùng để trả nợ cho các nhà đầu tư. Ông chủ tịch của Mai Linh, Hồ Huy, thẳng thắn thừa nhận, doanh nghiệp thua lỗ là do sai lầm, dùng tiền vay ngắn hạn với lãi suất cao ngất ngưởng để đầu tư dài hạn 5-10 năm, đầu tư tràn lan không tính đến hiệu quả và khả năng thu hồi vốn. Sự mở rộng không ngừng của Mai Linh trong vài năm gần đây với số đầu xe liên tục tăng, đứng đầu cả nước, “đẻ” ra gần 60 công ty con, mua hàng loạt các bất động sản làm trụ sở, trạm dừng chân, đầu tư vào vận tải đường dài... trong khi lãi từ công ty con trả về cho công ty mẹ không đủ bù lãi trả cho người góp vốn đã khiến doanh nghiệp lao đao vì nợ nần, đến hạn không trả được. Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (mã THV-HOSE) là một ví dụ điển hình về phát triển nóng, vay tiền ngân hàng với lãi suất “cắt cổ” để lập công ty con, đầu tư vào các dự án, bất chấp hiệu quả đồng vốn dẫn đến chìm trong nợ nần, đến mức, ông chủ của doanh nghiệp này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Văn An phải chấp nhận thế chấp cả nơi mình đang ở để vay tiền. Suốt những tháng đầu năm 2012, Thái Hòa đã liên tục phải đàm phán với các chủ nợ là các ngân hàng nhằm chuyển các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn trong bối cảnh doanh nghiệp này ngấp nghé bờ vực phá sản, mất thanh khoản, không có khả năng thanh toán. Hàng loạt các dự án trồng cà phê dàn trải trên nhiều tỉnh thành và sang tận Lào đã đẩy doanh nghiệp này vào khó khăn do vay quá nhiều mà không có nguồn thu đủ lớn và kịp thời để trang trải các khoản nợ đến hạn. Hiện THV có tới 10 công ty con (hai công ty tại Lào), tổng vốn điều lệ của 10 công ty này lên tới 575 tỷ đồng (trong đó, Thái Hòa góp khoảng 360 tỷ đồng), vượt qua cả vốn điều lệ của công ty mẹ 557,5 tỷ đồng. Giá cổ phiếu THV từ mức 16.000- 17.000 đồng lúc mới lên sàn (tháng 12/2010) rớt xuống mức thấp kỷ lục là 800 đồng vào ngày 12/11/2012 và tăng lên ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: