Danh mục

Bác sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với cụ Diệm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.05 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bác sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với cụ DiệmTôi không biết tiếng Mỹ nhiều, tuy đã có học sơ sơ. Câu nào không hiểu thì tôi viết lên giấy để nói chuyện với các bà phước. Tôi nhớ một mẫu chuyện buồn cười trong mấy ngày tôi trọ trong trường các bà phước. Trong phòng rửa mặt, có một tấm gương soi mặt. Tôi đinh ninh tấm gương gắn chết vào tường, chẳng để ý gì cả. Sáng dậy đánh răng rửa mặt xong tôi để bàn chải, thuốc đánh răng trên lavabo rồi đi dùng bữa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bác sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với cụ Diệm Bác sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với cụ DiệmTôi không biết tiếng Mỹ nhiều, tuy đã có học sơ sơ. Câu nào không hiểu thì tôiviết lên giấy để nói chuyện với các bà phước. Tôi nhớ một mẫu chuyện buồn cườitrong mấy ngày tôi trọ trong trường các bà phước. Trong phòng rửa mặt, có mộttấm gương soi mặt. Tôi đinh ninh tấm gương gắn chết vào tường, chẳng để ý gì cả.Sáng dậy đánh răng rửa mặt xong tôi để bàn chải, thuốc đánh răng trên lavabo rồiđi dùng bữa ăn sáng. Lúc trở lại, tôi không thấy đâu nữa, lại xuống phố mua thuêm.Sang ngày thứ hai, những thức đánh răng của tôi lại biến mất.Tôi lấy làm kỳ lạ mới hỏi các bà phước. Bà phước dọn phòng tôi mỗi buổi sángcười chỉ cho tôi một nút bấm sát tấm gương. Bà ấn nhẹ ngón tay vào tấm gươngthì tấm gương bật ra, và bên trong là cái tủ nhỏ nhiều ngăn, để hai bộ đồ đánh răngcủa tôi.Tôi ở New Jersey vài ngày làm quen với một cha người Việt Nam là cha Kiệm,làm cha phó một họ đạo gần nơi tôi trú ngụ. Cha Kiệm dẫn tôi đi thăm thành phốNữu Ước khi thì bằng xe hơi, khi thì bằng xuồng trên sông Hudson. Nhìn nhữngtòa nhà chọc trời, những công trình kiến trúc đồ sộ, tôi có cảm tưởng con ngườinhư bị kỹ thuật máy móc đè nặng lên.Trong mấy ngày này tôi gặp Bùi Công Văn và một số sinh viên Việt Nam du họcgần vùng này, hay tin tôi đến Mỹ đến thăm hỏi tôi.Sau mấy hôm tôi lên Hoa Thịnh Đốn, và tìm ngay đến nhà Đỗ Vạn Lý, ở đây tôigặp Đỗ Trọng Chu, Trần Long. Thành phố Hoa Thịnh Đốn có lối kiến trúc hơigiống Ba-Lê, vì ngày xưa một kiến trúc sư người Pháp đã vẽ họa đồ cho thành phốnày lúc mới thành lập. Đỗ Vạn Lý và Trần Long dẫn tôi đi thăm các di tích lịch sửcũng như các thắng cảnh ở Hoa Thịnh Đốn. Trong câu chuyện, họ hỏi tôi về tìnhhình Việt Nam, về ông Diệm.Tôi nói với họ những ý nghĩ thành thật của mình, và họ cũng cho rằng lúc này ôngDiệm về nước thật là thuận tiện. Họ cũng cho tôi biết rằng dư luận Mỹ hiện naykhông hoàn toàn ủng hộ Bảo Đại, mặc dầu là nước chính thức nhìn nhận Bảo Đại.báo chí thường chỉ trích chính phủ về việc giúp Pháp duy trì một chế độ bảo hộ tráhình dưới chiêu bài Bảo Đại. Trong những ngày ở Mỹ trước đây, ông Diệm gâyđược nhiều thiện cảm trong giới trí thức và chính trị Mỹ, cho nên theo nhận xétcủa Đỗ Vạn Lý và Trần Long thì việc ông Diệm về chấp chánh sẽ gặp phản ứngthuận lợi từ phía nước Mỹ.Đỗ Vạn Lý, Trần Long cũng có vẻ sốt ruột mong ông Diệm về nước chấp chánh.Tôi kể cho họ nghe những cuộc tiếp xúc của tôi ở Ba-Lê. Trong thời gian ở HoaThịnh Đốn, tôi chỉ đóng vai một du khách, không nghĩ đến việc tiếp xúc với ai vềvấn đề chính trị. Tôi chỉ lắng nghe Đỗ Vạn Lý và Trần Long, hay Đỗ Trọng Chucho biết về dư luận Mỹ đối với ông Diệm.Lúc bấy giờ quốc hội Mỹ, nhất là Thượng viện Mỹ đã chỉ trích việc Mỹ giúp Phápkhoảng 2 tỷ Mỹ kim trong vòng mấy năm từ 1950 trở đi. Thời bấy giờ Tổng thốngEisenhower và phó Tổng thống Nixon vừa lên tiếng trước quốc hội nói rằng nếuđể cho Đông Dương rơi vào tay Cộng sản, thì sẽ nguy hại cho nền an ninh ĐôngNam Á.Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles bắt đầu giải thích cái gọi là thuyết đô mi nô. Cácông Đỗ Vạn Lý, Trần Long, Đỗ Trọng Chu cho tôi biết những điều đó, có ý nóirằng sự ủng hộ của Mỹ rất quan trọng, nay ông Diệm đã được Mỹ dành cho nhiềuthiện cảm, và lá bài Bảo Đại đã được Mỹ coi như lỗi thời, vậy nếu ông Diệm vềnước lúc này thì tốt nhất.Tôi cũng nghĩ đến việc ông Diệm có thể dùng ảnh hưởng Mỹ để loại bỏ bớt, hay ítra quân bình sự chi phối của Pháp.Những sinh viên Việt Nam ở Mỹ lúc bấy giờ không đông đảo lắm, nhưng theo chỗnhận xét của tôi thì đều phục ông Diệm, và do đó nếu ông Diệm về nước ông sẽ cósẵn một số chuyên viên trẻ tận tâm.Ở Hoa Thịnh Đốn 5 ngày, tôi hay tin sắp có đại hội sinh viên Việt Nam du học ởMỹ được tổ chức ở Chicago, tôi từ giã các anh em đi Chicago. Trước khi tôi điChicago thì Phan Quang Đán, từ Seatle, lái xe đến Hoa Thịnh Đốn gặp tôi và cùngbàn với tôi rằng ông Diệm nên tìm cách về nước chấp chánh lúc này. Ông Đán tỏ ýmuốn hợp tác với ông Diệm nếu được mời.Ông Đán lúc bấy giờ cũng là một chính khách thuộc loại đang lên. Có lần ôngđược thăm dò để mời ra hợp tác với Bảo Đại nhưng từ chối. Trong câu chuyện,ông Đán ngụ ý muốn tôi nên khuyên ông Diệm về nước lúc này, và trong câuchuyện với ông Diệm về sau, nên nhắc đến ông. Tôi cũng mừng là phần lớn nhữngtrí thức Việt Nam ở nước ngoài đều ủng hộ ông Diệm. Người ở ngoài bao giờcũng sáng suốt hơn. Như vậy tôi phải công nhận rằng ông Diệm đang được lòngdân, ít ra là trong thành phần trí thức, tức là thành phần có ảnh hưởng lớn nhấttrong một xã hội.Tôi đến Chicago gặp cha Houssa và các anh em sinh viên Việt Nam. Hồi đó hầuhết các sinh viên đều nghèo, nhiều người vừa học vừa làm việc. Các sinh viên đãđược cha Houssa lo cho chỗ ăn học, nhưng tiền tiêu phần đông đều thiếu thốn, dođó trong các kỳ nghỉ hè, anh em sinh viên thường về thành phố Chicago kiếm việclàm. Họ chịu khó và nhận làm bất cứ việc gì, như bồi bàn, rửa chén, lau xe. Tôiđược cha Houssa đem đến tạm trú tại nhà xứ một họ đạo lớn, do cha chính là chaFerring cai quản, với bốn cha phó.Trong số các cha phó có hai cha từng học ở La Mã, và nói tiếng Pháp khá thạo.Nhờ đó những ngày ở lại Chicago, tôi có dịp tiếp xúc trực tiếp với người Mỹ. Haicha phó biết tiếng Pháp hướng dẫn tôi đi thăm vài gia đình người Mỹ công giáo,tiếp xúc với một số người Mỹ biết tiếng Pháp. Tôi tự học thêm tiếng Anh, và nhờcác cha biết tiếng Pháp giúp đỡ. Tôi ở Chicago gần 50 hôm. Những ngày thườngtôi học tiếng Anh, đọc báo, nói chuyện với vài người Mỹ biết tiếng Pháp do haicha phó xứ giới thiệu.Cuối tuần cha Houssa và các sinh viên Việt Nam đến hướng dẫn tôi đi thăm cácvùng quanh thành phố và các đại học lân cận. Số sinh viên du học trong khu vựcnày lên khoảng 40 người. Lúc bấy giờ anh em sinh viên đã thành lập hội sinh viêncông giáo du học ở Mỹ, do Âu Ngọc Hồ làm chủ tịch, và ông Diệm làm cố vấndanh dự. H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: